Điều gì xảy ra cho cơ thể khi dừng hoàn toàn việc ăn đường?
Sự ngọt ngào của đường chiều chuộng cảm xúc hứng khởi khi ăn, nhưng ẩn chứa bên trong nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nghiêm trọng.
Ăn đường đem lại cảm giác dễ chịu, và đây cũng là nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể lúc đói. Và bộ não có xu hướng nhớ rất lâu cảm giác ngon ngọt này và khiến chúng ta thường thích ăn đường.
Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, thích ăn những của ngọt vào buổi tối, vốn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Có nghĩa rằng, càng tiêu thụ nhiều đường càng dễ thức giấc trong đêm và không thể ngủ ngon. Dừng ăn đường, bạn sẽ nhanh chóng tận hưởng giấc ngủ ngoan và sáng mai có tâm trạng cực kỳ tốt để làm việc.
Đường chứa nhiều calo và dễ dàng đẩy bạn tăng cân không mong muốn. Chưa hết, chất béo phát sinh từ ăn đường có khuynh hướng tập trung vào vòng bụng. Không ăn đường đồng nghĩa là cắt giảm calo, giảm béo bụng.
Khi bạn ăn quá nhiều đường hàng ngày, lượng đường trong máu sẽ liên tục tăng và giảm, làm tăng huyết áp và nhịp tim, gây căng thẳng quá mức cho cơ tim.
Lượng đường trong máu cao còn khiến gan phải giải phóng các tế bào mỡ vào máu, dễ dẫn đến tắc nghẽn mạch nguy hiểm. Vậy có lý do nào bạn không nhanh chóng cắt thứ ngọt ngào ra khỏi bữa ăn.
Ăn đường dẫn đến sự tăng vọt insulin, mà dẫn đến tăng sản xuất dầu da có thể làm tắc nghẽn nang lông và gây ra mụn trứng cá. Dừng đưa đường vào máu sẽ giúp làn da của bạn sạch hơn.
Lượng đường được nạp nhiều vào cơ thể khiến bạn không được trẻ. Khi lượng đường trong máu tăng đột biến và mức insulin tăng nhanh, các enzyme sản sinh ra chứng viêm sẽ được giải phóng.
Video đang HOT
Những chất này gắn vào collagen trong cơ thể bạn thông qua một quá trình oxy hóa được gọi là glycation. Collagen và elastin giữ cho làn da của bạn trông mềm mại, mịn màng và trẻ trung, nhưng glycation phá vỡ chúng, dẫn đến chảy xệ và nếp nhăn.
Lượng đường trong máu cao thường xuyên có nghĩa là sản xuất nhiều insulin hơn, dẫn đến kháng insulin. Khi insulin mà cơ thể bạn tạo ra trở nên ít có khả năng xử lý lượng glucose trong máu. Điều đó gây áp lực lên gan và tuyến tụy của bạn, và nếu không được kiểm soát, dẫn đến bệnh tiểu đường hoàn toàn.
Bỏ đường ngay bây giờ để cơ thể bạn có cơ hội đưa quá trình sản xuất insulin trở lại đúng quy trình và tránh bệnh tiểu đường.
Đường gây sâu răng, đều này là rõ ràng. Do vi khuẩn sống dọc theo đường nướu ăn đường và tạo ra axit như một sản phẩm phụ. Axit này được tạo ra trong khoảng 20 giây và lưu lại trong miệng đến nửa giờ. Trong thời gian đó, axit ăn mòn dần lớp men răng của bạn, gây ra sâu răng. Vì lý do này, kẹo chua có chứa cả axit và đường đặc biệt nguy hiểm.
Các nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn nhiều đường bổ sung hay ngũ cốc tinh chế dễ bị lo lắng, cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng.
Vì sao mẹ bầu hay bị tiểu đường thai kỳ?
Nhiều bà mẹ được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. Đây là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp khi phụ nữ mang thai (Ảnh minh họa)
Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, có thể do mắc bệnh trong thai kỳ hoặc trước thai kỳ nhưng đến khi mang thai bệnh mới diễn tiến nặng và được phát hiện.
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi, trong đó cũng ảnh hưởng đến cơ chế sử dụng insulin - một loại hormone do tuyến tụy tiết ra có chức năng chuyển hóa đường glucose trong máu thành năng lượng. Cơ thể phụ nữ mang thai thường tự động đề kháng với insulin mức độ nhẹ để giữ nồng độ glucose trong máu cao hơn bình thường để truyền cho thai nhi.
Ở một số trường hợp, quá trình tiết insulin biến đổi quá mức, tiết ra quá ít insulin khiến lượng đường trong máu cao, gây tiểu đường thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng và điều trị tiểu đường thai kỳ gặp nhiều khó khăn bởi phải lựa chọn sử dụng thuốc an toàn với mẹ và thai nhi. Hơn nữa dinh dưỡng mẹ hấp thu cần lớn hơn bình thường để nuôi con, khó mà thực hiện chế độ kiêng khem, nhất là hạn chế đường và tinh bột.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ
Ảnh minh họa
Sự thay đổi hormone trong cơ thể
Thông thường, insulin được tụy tạng sản xuất ra để điều hòa glucose máu. Khi mang thai, các hormone của nhau thai sẽ làm rối loạn việc sản xuất này. Do đó tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khả năng gấp lên đến 2 lần.
Khi nhu cầu tăng cao mà tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết thì glucose máu sẽ tăng cao. Đây chính là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.
Thừa cân, lớn tuổi, di truyền
Phụ nữ bị thừa cân, béo phì, mang thai trên 35 tuổi, hoặc gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường khi mang thai.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ bầu
Ảnh minh họa
Khi mang thai, chế độ ăn uống cho bà bầu rất quan trọng. Mẹ bầu cần nạp đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho thai nhi. Do vậy, nhiều mẹ ăn uống tẩm bổ quá mức dẫn tới tăng cân nhanh. Cùng với đó là thói quen lười vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Cụ thể, các thức ăn nhiều đường và tinh bột hay chứa nhiều carbohydrates như bánh mì, bánh ngọt, kẹo, đường, nước ngọt,... sẽ đẩy mẹ bầu tới gần với tình trạng tiểu đường thai kỳ hơn.
Mắc bệnh cao huyết áp khi mang thai
Có thể nói rằng, bệnh tiểu đường chính là một biến chứng của tình trạng cao huyết áp. Theo các thống kê cho rằng, những bà mẹ bầu mắc chứng bệnh này thường sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ tăng gấp 3 lần so với người bình thường.
Có thể lý giải tình trạng này là do huyết áp cao sẽ gây ra những tác động xấu làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể khiến cho hoạt động của insulin trở nên khó khăn hơn. Những trường hợp bà mẹ mắc phải tình trạng tăng huyết áp cũng sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng tiểu đường trong lần mang thai tiếp theo.
Tác dụng ít biết của mỡ trong cơ thể Cơ thể chứa 5 loại mỡ khác nhau và không thể loại bỏ tất cả thông qua dinh dưỡng hay tập luyện. Việc đổ mồ hôi trong phòng gym cùng nỗ lực ăn uống lành mạnh với mục tiêu giảm mỡ của đa số người tập đang vô tình khiến chúng ta nhìn nhận về mỡ khá tiêu cực. Tuy nhiên, theo huấn...