Điểm mặt thói quen xấu làm tăng mỡ máu
Máu nhiễm mỡ là căn bệnh phổ biến do nhiều nguyên nhân, trong đó có chế độ ăn uống thiếu khoa học, lối sống không lành mạnh và lười vận động thể lực. Tỷ lệ người mắc bệnh rất cao, nhất là người cao tuổi.
Ảnh minh họa.
Căn bệnh nguy hiểm
Bệnh máu nhiễm mỡ có tên khoa học là bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu. Bệnh lý này xuất hiện khi 1 trong 4 thông số lipid (gồm cholesterol, triglycerid, HDL-C – cholesterol tỷ trọng phân tử cao, LDL-C – cholesterol tỷ trọng phân tử thấp) bị rối loạn. Nguy hiểm là rối loạn lipid máu thường được phát hiện cùng lúc với một số bệnh lý tim mạch, nội tiết và chuyển hóa.
Mỡ máu cao là một loại bệnh không gây tử vong ngay trong thời gian ngắn, tuy nhiên, những biến chứng của nó rất nguy hiểm.
Theo bác sĩ Đỗ Doãn Lợi, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai), lượng mỡ trong máu quá cao sẽ rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến hẹp động mạch, máu đi qua khó khăn hơn, làm giảm lượng máu tới các bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả tim. Nếu không điều trị, về lâu dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng như bị mỡ đóng vào trong mạch máu tạo thành một mảng xơ vữa… gây tắc mạch máu và đây chính là nguyên nhân của bệnh đột quỵ.
Đặc biệt, người có mỡ máu cao thì tình trạng mạch máu bị bít, hẹp mạch máu nhiều hơn. Nếu xảy ra ở não thì gây ra tai biến mạch máu não.
Đặc biệt, mỡ máu nhiễm mỡ không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường khó nhận biết. Nhiều trường hợp người bệnh chỉ phát hiện ra mình bị máu nhiễm mỡ khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Đặc biệt, bệnh mỡ máu cao ở người trẻ tuổi thường diễn biến thầm kín và khó nhận biết hơn bệnh mỡ máu cao ở người già.
Những nguyên nhân gây tăng mỡ máu
Chế độ ăn thiếu lành mạnh: Con đường tổng hợp ra các chất béo trong máu 1/4 có nguồn gốc là từ chế độ ăn. Do đó, đây là yếu tố hàng đầu dẫn đến bệnh lý tăng mỡ máu. Trong đó, ăn nhiều chất béo bão hòa như mỡ, nội tạng động vật và chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong một số bánh quy, bánh nướng có thể làm tăng đáng kể mức cholesterol trong máu. Những thực phẩm giàu cholesterol, chẳng hạn như thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có chất béo cũng sẽ làm tăng cholesterol toàn phần.
Tổng trạng thừa cân – béo phì: Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên khiến sức khỏe tiềm ẩn nguy cơ bị rối loạn lipid máu. Không chỉ như thế, nếu người có chu vi vòng eo lớn, nguy cơ rối loạn lipid máu cũng sẽ tăng lên, ở đàn ông có chu vi vòng eo là từ 102 cm hoặc phụ nữ là từ 89 cm.
Như vậy, song song với xây dựng chế độ ăn, cần phải chú ý duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Hình thành thói quen đo cân nặng mỗi ngày để tìm cách giảm cân khi phát hiện dư cân.
Video đang HOT
Lối sống thụ động: Rất dễ quan sát thấy những người tích cực, năng động thường không chỉ có thân hình thon gọn mà cũng giảm thiểu các bệnh lý tim mạch so với những người lười vận động, hiếm khi tập thể dục. Thật vậy, vận động thường xuyên giúp tăng cường HDL- cholesterol. Do đó, nếu ít vận động, nguy cơ bị rối loạn lipid máu sẽ tăng lên.
Để hạn chế mỡ trong máu một cách hiệu quả, ngoài việc kiêng ăn, việc tập luyện thể lực cũng đóng vai trò quan trọng. Nhu cầu vận động sẽ giúp tiêu thụ năng lượng, đốt cháy các sản phẩm chuyển hóa lipid dư thừa, tránh lắng đọng trong máu.
Hút thuốc lá: Khói thuốc lá là tập hợp của hơn 100 loại chất hóa học là độc tố của cơ thể, làm xáo động các quá trình chuyển hóa, sinh ra nhiều độc chất thay vì các sản phẩm có lợi, làm giảm mức HDL-cholesterol trong máu. Không những thế, khi hút thuốc lá, hệ tim mạch là cơ quan chịu tổn thương nhiều nhất. Khói thuốc lá là làm hỏng các thành mạch máu, làm cho LDL-cholesterol dư thừa tích tụ, càng gây xơ vữa mạch máu.
Hơn thế nữa, mối nguy hại đến từ thuốc lá không chỉ tác động trên cá nhân người hút thuốc mà cả những người xung quanh hít phải khói thuốc, đặc biệt là người già và trẻ em. Vì thế, cần kiên quyết từ bỏ, nhằm giữ sức khỏe bản thân cũng như bảo vệ sức khỏe cả cộng đồng.
Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, các hoạt động sống của cơ thể giảm dần, nhu cầu năng lượng ít hơn trước. Do đó, chuyển hóa lipid cũng có sự thay đổi đáng kể. Cơ thể sẽ chú trọng vào việc tăng quá trình dự trữ hơn quá trình thoái giáng tạo năng lượng, từ đó, lipid sẽ ứ đọng lại trong máu, mô cơ quan.
Theo infonet
Những thủ phạm gây bệnh tử vong chỉ sau AIDS, nhiều người Việt 'chứa trọn bộ'
Máu nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Nguyên nhân hàng đầu là do chế độ ăn uống không hợp lý, thừa chất, ít vận động, nghiện bia rượu. Bệnh đang có tỉ lệ tử vong rất cao chỉ đứng sau bệnh AIDS.
Ảnh minh họa: Internet
Mỡ máu cao hay còn gọi là rối loạn lipid, bệnh đang có tỉ lệ tử vong rất cao chỉ đứng sau bệnh AIDS. Trước bệnh chỉ xảy ra ở độ tuổi trung niên nhưng gần đây gia tăng nhanh ở độ tuổi từ 35 đến 44 tuổi với tỷ lệ là 41,7%.
Tuy không trực tiếp gây tử vong nhưng mỡ máu lại là nguyên nhân chính dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, tiểu đường type 2...Những con số này ngày càng trở nên nguy hiểm hơn khi trung bình 3 phút, trên thế giới lại có một người tử vong do đột quỵ.
Tại nước ta có khoảng 200.000 người mắc bệnh mỗi năm, hơn 50% trong số đó là tử vong vì phát hiện bệnh quá muộn. Tại một số nước phát triển, những người bị nhồi máu cơ tim cũng rất đáng lo ngại, tại Anh có khoảng 146.000 người mắc bệnh, tại Mỹ có khoảng 1,5 triệu người. Ở Việt Nam tỷ lệ trên có xu hướng tăng vọt trong những năm gần đây trung bình năm sau hơn năm trước từ 15 - 20%.
Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ
Mỡ máu cao thường xảy ra ở đối tượng trung tuổi. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của lối sống thiếu lành mạnh rất, độ tuổi bệnh nhân mắc máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh máu nhiễm mỡ có thể xảy ra do những nguyên nhân chính sau:
Béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở bụng thay vì ở hông hay đùi. Béo phì khiến nồng độ HDL - cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL - cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ. Ảnh minh họa: Internet
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn hằng ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh máu nhiễm mỡ. Trong đó, thịt bò, thịt bê, thịt lợn, trứng, sữa...chứa nhiều chất béo bão hòa. Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao cũng có hàm lượng chất béo cao. Nếu thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm này bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
Béo phì
Béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở bụng thay vì ở hông hay đùi. Béo phì khiến nồng độ HDL - cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL - cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
Ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính
Nữ giới từ 15 - 45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu ở nữ giới sẽ tăng cao và làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạnh. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone Estrogen sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và tác động trực tiếp đến các mạch máu.
Người bệnh mỡ máu cao nên bỏ rượu, bia, thuốc lá những chất kích thích có hại cho cơ thể. Những chất béo bão hòa như mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ...làm tăng cholesterol. Thực đơn hàng ngày bạn nên sử dụng các món chiên rán, thay vào đó là các món hấp, luộc. Ảnh minh họa: Internet
Lười vận động
Khi cơ thể lười vận động sẽ làm tăng nồng độ lipoprotein xấu và làm giảm nồng độ cholesterol tốt. Chính vì thế, ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ nguy cơ bị máu nhiễm mỡ là rất cao.
Thường xuyên căng thẳng, stress
Stress, áp lực cũng là một trong những thủ phạm chính gây máu nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do, khi cơ thể bị mệt mỏi, áp lực sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và ít vận động, lười tập thể dục hơn. Ngoài ra, một số người còn có thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.
Thường xuyên hút thuốc lá
Hút thuốc lá khiến nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể giảm mạnh, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Khi cơ thể lười vận động sẽ làm tăng nồng độ lipoprotein xấu và làm giảm nồng độ cholesterol tốt. Chính vì thế, ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ nguy cơ bị máu nhiễm mỡ là rất cao. Ảnh minh họa: Internet
Yếu tố di truyền
Mỡ máu cao cũng có thể gây ra do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị mỡ máu cao bạn cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao hơn bình thường.
Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác
Một số bệnh lý như tiểu đường, giảm hoạt động của tuyến giáp cũng khiến lượng mỡ trong máu tăng cao hơn.
QUẢNG AN
Theo Tiền phong
Những loại rau củ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2 Ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong thời gian kéo dài là những yếu tố chính gây ra bệnh tiểu đường type 2. Những năm trước đây tiểu đường type 2 thường gặp ở tuổi trưởng thành (thường là trên 40 tuổi), nhưng ngày nay bắt gặp nhiều ở độ tuổi trẻ hơn. Ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học...