Điểm chuẩn vào các ngành của ĐH Ngoại thương năm 2021
Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố điểm trúng tuyển vào các ngành/ chuyên ngành đào tạo của trường theo phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, ngành Kinh tế đối ngoại cơ sở Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất với 28,8 điểm.
Ảnh minh họa
Năm nay, điểm chuẩn vào các ngành/ chuyên ngành đào tạo của Trường ĐH Ngoại thương dao động từ 24 – 28,8 đối với 3 cơ sở đào tạo.
Điểm trúng tuyển được xác định theo từng tổ hợp môn xét tuyển, bao gồm điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng, giải quốc gia, quốc tế (nếu có) của sinh viên.
Trường xét tuyển theo nguyên tắc: Sinh viên trúng tuyển vào mã xét tuyển nào được đăng ký vào ngành, chuyên ngành tương ứng với mã xét tuyển đó.
Sinh viên được đăng ký tất cả các ngành, chuyên ngành thuộc mã xét tuyển đã trúng tuyển.
Video đang HOT
Sinh viên trúng tuyển nguyện vọng cao hơn sẽ không được xét trúng tuyển ở các nguyện vọng khác thấp hơn.
Sinh viên không được thay đổi nguyện vọng đã đăng ký sau thời hạn đăng ký.
Sinh viên không đăng ký ngành, chuyên ngành sẽ được nhà trường xếp vào học các gành, chuyên ngành thuộc mã xét tuyển đã trúng tuyển còn chỉ tiêu.
Điểm chuẩn cụ thể của các ngành vào Trường ĐH Ngoại thương như sau:
Năm 2021, Trường ĐH Ngoại thương tuyển 3.990 chỉ tiêu tại cả 3 cơ sở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Quảng Ninh. Trong đó, 1.200 chỉ tiêu tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT; 2.790 chỉ tiêu tuyển theo các phương thức khác.
Trường tuyển sinh theo 6 phương thức và tuyển mới 2 chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh là Luật Kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp và Tiếng Anh thương mại.
Điểm sàn đánh giá năng lực của ĐH Ngoại Thương lên đến 850
Năm 2021 là năm đầu tiên Trường ĐH Ngoại thương xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Theo công bố mới nhất của của Trường Đại học Ngoại thương về phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2021, năm 2021 trường vẫn duy trì chỉ tiêu tuyển sinh như năm trước là 3.990 chỉ tiêu tại cả ba cơ sở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh.
Đây cũng là năm nhà trường bắt đầu tuyển sinh hai chương trình đào tạo chất lượng cao mới, gồm: chương trình chất lượng cao Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp và Chương trình chất lượng cao tiếng Anh thương mại.
Nhà trường sẽ tuyển sinh theo sáu phương thức. Trong đó, đây là năm đầu tiên Trường ĐH Ngoại thương xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và của ĐH Quốc gia Hà Nội với chỉ tiêu chỉ dự kiến là 7%.
Với phương thức này, trường sẽ cho thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến theo hai đợt trên Hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường. Đợt một từ 21-5 đến 28-5, đợt hai vào giữa tháng 7.
Điều kiện tham gia xét tuyển là thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và học kỳ một năm lớp 12 từ 7.0 trở lên, có kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM đạt từ 850/1.200 điểm và của ĐH Quốc gia Hà Nội đạt từ 105/150 điểm.
Nhà trường lưu ý, thí sinh xét tuyển theo phương thức này chỉ được chọn đăng ký xét tuyển tại một trong hai cơ sở của trường: trụ sở chính Hà Nội hoặc cơ sở hai tại TP.HCM.
Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2021 về Trường ĐH Ngoại thương. Ảnh: FBNT
Ngoài ra, năm nay trường tiếp tục tuyển sinh theo năm phương thức khác, gồm:
Thứ nhất là xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường), đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên. Chỉ tiêu của phương thức này dự kiến là 25%. Trong đó, từng đối tượng có chỉ tiêu riêng.
Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến dự kiến từ 21-5 đến 28-5 trên hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường.
Phương thức hai là xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Chỉ tiêu của phương thức này dự kiến là 28%, trong đó, từng đối tượng có chỉ tiêu riêng.
Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến dự kiến từ 21-5 đến 28-5 trên hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường.
Phương thức thứ ba là xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Chỉ tiêu của phương thức này dự kiến là 7%. Thí sinh đăng ký đăng ký xét tuyển dự kiến vào tháng 7-2021, ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Phương thức thứ tư là xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn. Chỉ tiêu phương thức này dự kiến 30% chỉ tiêu. Thời gian xét tuyển được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Phương thức thứ 5 là xét tuyển thẳng (dự kiến 3% chỉ tiêu) được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và nhà trường.
Ba học sinh cùng lớp là thủ khoa đầu vào của ĐH Ngoại thương Quang Hưng, Thiên Kim, Minh Thư là thủ khoa ở 3 phương thức tuyển sinh của ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM). Cả 3 bạn đều học lớp 12A2, trường THPT Nguyễn Khuyến (Bình Dương). Nhận được thông báo trúng tuyển, Phạm Quang Hưng, Nguyễn Ngọc Thiên Kim và Hồ Huỳnh Minh Thư bất ngờ khi biết đều là thủ khoa đầu vào...