Dịch Covid-19, chọn ngành du lịch ra trường có việc làm?
Vào 17 giờ 30 ngày mai (9.3), Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến ‘ Chọn ngành học cho tương lai’ khối ngành dịch vụ, du lịch.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2020 – NGỌC DƯƠNG
Chương trình đồng thời sẽ diễn ra ở các địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên.
Dịch Covid-19 bùng phát từ những tháng đầu năm 2020 cho đến nay khiến mọi thứ đều đảo lộn và kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng. Trong các ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, không thể không kể đến khối ngành dịch vụ, du lịch.
Theo Tổng cục Du lịch, năm 2019, ngành Du lịch đóng góp trên 9,2% vào GDP cả nước; tạo ra 2,9 triệu việc làm, trong đó có 927.000 việc làm trực tiếp. Năm 2020, do việc đóng cửa biên giới để ngăn chặn Covid-19, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu du lịch đạt 312.000 tỉ đồng, giảm 58,7% – mức giảm tương đương 19 tỉ USD.
Khoảng 40-60% lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công, khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Nhiều khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt từ 10-15%. Tổng thu du lịch toàn cầu mất đi 1,1 nghìn tỉ USD; khoảng 100-120 triệu lao động trong ngành bị mất việc.
Buổi tư vấn với chủ đề khối ngành dịch vụ, du lịch sẽ thật sự cần thiết cho thí sinh và phụ huynh trong giai đoạn này để củng cố, nuôi dưỡng niềm tin, vun đắp những hoài bão trong lựa chọn ngành nghề.
Đại diện các trường ĐH và CĐ có đào tạo khối ngành du lịch, dịch vụ sẽ cung cấp thông tin mới nhất về tuyển sinh khối ngành này năm nay. Bên cạnh đó, các chuyên gia có nhiều chia sẻ giúp thí sinh trong định hướng chọn ngành học tương lai.
Chương trình sẽ chia thành 2 phần, với 2 khung giờ phát sóng.
* Phần 1 (17 giờ 30-18 giờ 30) gồm:
-Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân;
- Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên , Giám đốc Trung tâm tuyển sinh-truyền thông Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM;
- Thạc sĩ Lê Âu Ngân Anh, Giảng viên ngành Quản trị sự kiện khoa Du lịch Trường ĐH Hoa Sen;
- Thạc sĩ Nguyễn Văn Định , Trưởng khoa khoa Khách sạn-nhà hàng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn.
* Phần 2 (18 giờ 40-19 giờ 40) gồm:
- Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung , Phó trưởng phòng Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM;
- Thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh-truyền thông Trường ĐH Văn Hiến;
- Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hoàng , Phó viện trưởng Viện đào tạo quốc tế Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
Bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi tương tác trực tiếp với các chuyên gia của chương trình.
Nhu cầu tuyển dụng ngành kinh tế, ngân hàng, luật ra sao trong dịch Covid-19?
Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật? Sinh viên học các ngành này ra trường còn nhiều cơ hội hay không? Sự thay đổi của công nghệ tác động ra sao trong đào tạo khối ngành này?...
Đại diện các trường trao đổi nhiều thông tin về cơ hội việc làm khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật tại chương trình tư vấn của Báo Thanh Niên ngày 4.3 - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Các chuyên gia đã giải đáp cặn kẽ những vấn đề liên quan khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật tại chương trình Tư vấn tuyển sinh trực tuyến "Chọn ngành học cho tương lai" do Báo Thanh Niên tổ chức vào ngày 4.3, diễn ra đồng thời trên các kênh của Báo Thanh Niên : thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube, TikTok Báo Thanh Niên .
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Nhu cầu cao
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết đây là khối ngành có lượng thí sinh đăng ký xét tuyển hằng năm khá đông. Hầu hết các trường đều có xét tuyển khối ngành này. Hiện nay, tổng số sinh viên (SV) cả nước khoảng 1,7 triệu; trong đó khối ngành kinh tế, luật, ngân hàng chiếm 18,35%.
"Vì dịch Covid-19, liệu thí sinh chọn học khối ngành này có bị ảnh hưởng công việc trong tương lai không? Theo xu thế chung của thế giới từ trước tới nay, sau khủng hoảng thì kinh tế phát triển rất mạnh. Sau đợt dịch này, theo chu kỳ như vậy thì các em học ngành này sẽ có cơ hội cao, khi 3 - 4 năm nữa nền kinh tế phục hồi và phát triển", tiến sĩ Hải nhận định.
Có phải ngành này chỉ dành cho người có điểm thi cao ?
Trong chương trình trực tuyến, rất nhiều học sinh băn khoăn về mức điểm có thể đậu vào các ngành thuộc khối kinh tế - ngân hàng - luật, học lực trung bình khá liệu có khả năng trúng tuyển?
Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết trong những năm qua, điểm trúng tuyển khối ngành này tại trường là từ 18 - 22 tùy mỗi ngành.
Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc, Phó hiệu trưởng kiêm Viện trưởng Viện Quốc tế Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, thông tin mức điểm để có thể trúng tuyển vào khối ngành kinh tế trường mình năm 2020 rơi vào khoảng 18 - 22, riêng ngành marketing và logistics là 23 - 24 điểm. Có thể nói đây là một mức điểm phù hợp với phần lớn thí sinh.
Theo thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Văn Hiến, nhu cầu việc làm của các ngành kinh tế, ngân hàng và luật rất nhiều tương ứng với số lượng các doanh nghiệp (DN) được thành lập tại Việt Nam.
Riêng về lĩnh vực ngân hàng, theo thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cả nước có hơn 10.000 chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng, thu hút khoảng 300.000 lao động. Ngoài ra, còn có các công ty tài chính, bảo hiểm nhân thọ, thị trường chứng khoán và hàng triệu DN cần nhân lực khối ngành kinh tế, ngân hàng nên nhu cầu việc làm của các đơn vị này luôn phát triển.
Theo tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, trong lịch sử phát triển của loài người, kinh tế là hoạt động nền tảng cho sự phát triển, hoạt động quản lý kinh tế là xương sống để thúc đẩy sự phát triển của xã hội... Việc lựa chọn ngành học cần cân nhắc, không chỉ cho hiện tại mà nên tính việc làm trong 4 - 5 năm sau. Không vì dịch bệnh, các cơ sở, DN đóng cửa, công nhân mất việc làm... mà không chọn học ngành này.
Nắm lấy cơ hội
Nhưng để nắm bắt được cơ hội, theo thạc sĩ Thái, các đơn vị sử dụng nhân lực luôn khát nhân sự nhưng phải là nhân sự chất lượng cao. Tức là nhân sự có được kiến thức tốt, có được kỹ năng linh hoạt và đặc biệt là có thái độ sẵn sàng phụng sự. Do đó, SV cần phải trau dồi thêm kỹ năng, rèn luyện thái độ để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.
Thạc sĩ Bùi Văn Thời, Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng ở tất cả ngành khối kinh tế tại trường thì tỷ lệ SV có việc làm trong 6 tháng là trên 95%, một số ngành cao hơn như quản trị kinh doanh 98%, quản trị nhân lực 100%. "Để giúp SV có việc làm, trường chú trọng khâu hỗ trợ SV trong quá trình học. Ngay từ năm nhất, các em đã được tiếp cận với DN, năm 2 thực hành nghề nghiệp, năm 3 thực tập tốt nghiệp...", thạc sĩ Thời chia sẻ.
Tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, thạc sĩ Hoàng Thị Thoa cho hay tỷ lệ SV có việc làm là 98%. "Ngoài kiến thức chuyên ngành, trường còn được tăng cường hoạt động trải nghiệm DN cho SV. Trường đầu tư hệ thống thực hành cho khối ngành kinh tế, đặc biệt trung tâm mô phỏng các sàn giao dịch, hệ thống phần mềm về kế toán kiểm toán, được cập nhật thường xuyên và mời chuyên gia, doanh nhân tham gia đồng hành đào tạo hướng dẫn SV ngay tại trung tâm", thạc sĩ Thoa thông tin thêm.
Theo tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính thống kê có 30% SV có việc làm ngay từ năm 3. Tiến sĩ Lộc lý giải: "Chúng tôi hỗ trợ các bạn rèn giũa các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, thấu hiểu..., khuyến khích các bạn ra ngoài tích lũy kinh nghiệm sống. Vì chương trình đào tạo của trường là song ngữ hoặc đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh nên tốt nghiệp các em có thể làm việc tại các công ty trong lẫn ngoài nước".
Thay đổi đào tạo để thích ứng
Tiến sĩ Hà Thúc Viên cũng cho biết, trong nền kinh tế mới, cách làm việc trực tuyến vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Vì vậy, người học cần trang bị khả năng về công nghệ. Bên cạnh đó, ngoại ngữ vẫn luôn là điều cần thiết trong nền kinh tế hiện tại và tương lai. Vì vậy, dịch Covid-19 cũng đang làm cho các trường thay đổi cách đào tạo của khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật.
Tiến sĩ Ngô Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định, cho rằng dịch Covid-19 bùng phát đã đặt nền kinh tế vào tình thế mà những năm trước đây chưa từng có. Nó đặt cho các trường một câu hỏi lớn là đào tạo trong tương lai sẽ như thế nào, vì khi công nghệ thay đổi thì tư duy về nền kinh tế và cách vận hành cũng thay đổi.
"Những ngành nghề mới vì thế xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây như Game Streamer, Vlogger... Một số ngành cũ cũng mất đi. Vì vậy, hiện nay tất cả các trường đào tạo phải gắn liền với DN, nhất là với khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật", tiến sĩ Hải nhận định.
Theo thầy Võ Ngọc Nhơn, Phó ban Tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, các trường ĐH đào tạo có mục đích chính là đáp ứng thị trường lao động nên luôn phải thay đổi liên tục.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết: "SV được tham gia thực hành tại các DN, ra trường hoàn toàn có khả năng đáp ứng yêu cầu của DN để có việc làm ngay".
Tiến sĩ Trần Nam Quốc, Khoa Kinh tế - Quản trị Trường ĐH Hoa Sen, cho hay nhu cầu lao động của khối ngành kinh tế đang tăng trưởng rất nhanh. Các trường ĐH luôn chú ý cập nhật chương trình phù hợp yêu cầu của thị trường lao động, giúp người học đạt được chất lượng tốt nhất.
Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, khẳng định kinh tế luôn là ngành tốp đầu trong tuyển sinh của trường, là một trong những khối ngành luôn được thí sinh lựa chọn nhiều nhất. Năm nay, một trong những ngành mới là thương mại điện tử nhằm đáp ứng xu thế.
Tuyển sinh khối ngành sức khỏe, thí sinh cần lưu ý gì? Vào 14 giờ 30 ngày 2.3, buổi thứ hai trong chương trình tư vấn trực tuyến Chọn ngành học cho tương lai với khối ngành y tế-sức khỏe diễn ra đồng thời ở các địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên . Chọn ngành học phù hợp với năng lực, sở trường bản thân, điều kiện kinh tế gia...