Dị ứng nước là bệnh kỳ lạ hiếm gặp nhưng có thật: Đây là điều nên làm khi gặp phải
Thử nghĩ xem, bạn bị dị ứng nước nghĩa là dị ứng với thứ mà mình không thể sống thiếu hàng ngày sẽ tồi tệ như thế nào?
Dị ứng nước, cô gái trẻ luôn cảm thấy như bị bỏng khi tiếp xúc nước nhiều giờ
Hãy tưởng tượng bạn bị dị ứng với thứ gì đó hoàn toàn không thể tránh khỏi việc cần đến chúng mỗi ngày, thậm chí cơ thể bạn được làm từ chính nó. Đó là trường hợp của Niah Selway, 21 tuổi, người bị dị ứng với nước.
Selway, người có gần 130.000 người đăng ký trên YouTube, không thể đổ mồ hôi, khóc hay tắm mà không trải qua cơn đau suy nhược. Tình trạng này được gọi là dị ứng nước và nó khiến cơ thể cô cảm thấy như bị bỏng khi tiếp xúc nước trong nhiều giờ. Rất may, các cơ quan của Selway không bị ảnh hưởng, có nghĩa là cô ấy vẫn có thể uống nước.
Selway, người có gần 130.000 người đăng ký trên YouTube, không thể đổ mồ hôi, khóc hay tắm mà không trải qua cơn đau suy nhược.
Selway sống ở Vương quốc Anh và đăng video về tình trạng của cô trên kênh YouTube của mình. Cô giải thích rằng mình có những phản ứng không thường xuyên khi còn nhỏ, nhưng các bác sĩ không thể tìm ra cô bị dị ứng với cái gì. Khi cô lớn lên, các phản ứng trở nên thường xuyên hơn, và cuối cùng cô ấy được chẩn đoán bị dị ứng nước.
Theo Trung tâm thông tin về bệnh di truyền và bệnh hiếm gặp, dị ứng nước không có nguyên nhân, mặc dù nó có thể là yếu tố di truyền. Nó có thể là triệu chứng của một tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như ung thư máu, mặc dù không rõ liệu đây có phải là trường hợp của Selway hay không.
Cô giải thích trên kênh của mình rằng cô đã thử một số phương pháp điều trị và không có phương pháp nào hiệu quả. Các bác sĩ nói rằng không có cách chữa trị, nhưng Selway hy vọng rằng cô sẽ thoát khỏi tình trạng này.
Dị ứng nước không có nguyên nhân, mặc dù nó có thể là yếu tố di truyền.
Video đang HOT
“Tôi bị phản ứng dị ứng ở khắp phía sau đùi và mông. Nó di chuyển khắp lưng tôi gần như mỗi lần tôi đi vệ sinh, ít nhất 4 lần trong ngày”, Selway nói.
Selway cũng phải tránh mưa, điều này khiến cô khó rời khỏi nhà vào một ngày mưa. “Dù tôi có mang ô hay không, dù tôi có mặc một bộ đồ lặn không thấm nước…, hoàn toàn không có cách nào để tôi bước ra khỏi nhà khi trời đổ mưa mà không có lấy một giọt nước nào trên da”.
Selway cho biết, phản ứng dị ứng nước trên cơ thể mình có thể kéo dài đến 3 giờ. Cô ấy thậm chí còn làm một video mình đang tắm để cho những người theo dõi thấy phản ứng dị ứng nước.
Dị ứng nước – Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị
Theo Wikipedia, dị ứng nước là một hiện tượng hiếm gặp với chưa đến 100 trường hợp được ghi nhận trên toàn thế giới. Đây là tình trạng da xuất hiện những nốt mẩn đỏ, phát ban, mề đay và quan trọng là ngứa rát, khó chịu khi tiếp xúc với nước. Ngoại trừ do bản thân nguồn nước có vấn đề (bị ô nhiễm, có chứa nhiều chất tẩy rửa, …) thì việc dị ứng với nước còn có thể là do bẩm sinh.
Dị ứng nước là một hiện tượng hiếm gặp với chưa đến 100 trường hợp được ghi nhận trên toàn thế giới.
Nguồn nước có thể gây dị ứng bao gồm: Mưa, tuyết, mồ hôi, nước mắt,… Vậy nên đối với những người dị ứng với nước, điều quan trọng nhất là bảo vệ bản thân khỏi nước trong mọi tình huống.
Dị ứng nước thường có các triệu chứng, dấu hiệu như đỏ da, nóng rát da, tổn thương bề mặt da, xuất hiện viêm nhiễm trên da. Nặng hơn, người bị dị ứng nước sẽ xuất hiện phát ban quanh miệng, khó nuốt, thở khò khè, khó thở.
Hiện nay chưa có cách điều trị dị ứng nước mà chỉ có dùng thuốc để giảm bớt triệu chứng. Thuốc kháng histamin là loại thuốc phổ biến sử dụng trong điều trị dị ứng. Nếu bị nặng hơn như nổi mề đay cấp tính nghiêm trọng cần nhập viện gấp.
Theo Helino
Những loại hoa có độc cần lưu ý khi bày dịp Tết
Hoa cúc, lan chuông, cẩm tú cầu, đỗ quyên là 4 loài hoa có chứa thành phần độc tố, nên lưu ý khi chưng trong nhà.
Hoa cúc
Hoa cúc là loài hoa quen thuộc với nhiều người dân trên thế giới, cũng là loài hoa phổ biến trong văn hóa người Việt. Ngày nay, loài hoa này được lai tạo nên có rất nhiều màu sắc, kiểu dáng. Cúc vàng đại đóa ngoài màu vàng rực rỡ còn có các màu trắng, tím, hồng... Đặc biệt, nhóm cúc chi (có nhiều cành nhỏ hoặc cúc chùm) được mọi người yêu thích bởi sự mềm mại và màu sắc rất phong phú.
Dính nhựa của hoa cúc có thể gây dị ứng da.
Trong phong thủy, hoa cúc có ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ, trợ giúp ổn định khí trường từ trường và tăng thêm phần phúc thọ trong gia đình. Tuy nhiên, dính nhựa loài cây này khiến bạn bị ngứa ngáy và dị ứng.
Hoa Lan chuông
Hoa Lan chuông hay còn gọi là hoa Linh lan, là loài hoa có hình chuông, màu trắng (ít khi hồng), có mùi thơm ngọt. Đây là một loại cây cảnh trồng phổ biến trong vườn. Tuy nhiên, loài hoa này thực chất chứa độc tố trên toàn bộ thân cây.
Vô tình nuốt phải một ít hoa lan chuông sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy, nặng thì co giật.
Theo các chuyên gia, nuốt phải một ít hoa này có thể sẽ thấy buồn nôn, đau miệng, đau bụng, tiêu chảy và co giật, nhịp tim có thể bị chậm lại hoặc rối loạn. Trong trường hợp đó cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để rửa ruột hoặc uống than hoạt tính để giải độc. Trường hợp nặng, cần dùng thuốc để điều hòa nhịp tim.
Hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu còn gọi là dương tú cầu, hay tử dương, mọc nhiều ở Đông Á. Loài hoa này có lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Tại Việt Nam, cẩm tú cầu được trồng nhiều ở Đà Lạt. Tuy nhiên, cả lá và hoa của cây này đều có độc tố.
Hạt phấn nhỏ trên do hoa cẩm tú cầu phát tán sẽ làm da nhạy cảm bị dị ứng.
Trong lịch sử, nữ hoàng Cleopatra đã từng ép người hầu tự tử bằng cách ăn cẩm tú cầu.
Nếu sơ ý ăn phải độc tố này có thể lập tức bị ngứa ngáy, nôn ói, đổ mồ hôi và đau bụng dữ dội. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
Ngoài ra, những hạt phấn nhỏ do hoa cẩm tú cầu phát tán ra sẽ làm cho da nhạy cảm của nhiều người bị dị ứng. Chính vì thế, cần lưu ý khi mua loài hoa này về nhà cắm, đặc biệt nếu nhà có trẻ nhỏ.
Hoa đỗ quyên
Hoa đỗ quyên được nhiều người chọn để chưng trong nhà khi dịp Tết đến vì vẻ đẹp của nó. Tuy nhiên, lá và mật hoa của loài cây này rất độc. Nếu nuốt phải, miệng sẽ bị bỏng rát, sùi bọt mép, nôn, tiêu chảy và ngứa râm ran trên da. Sau đó bạn có thể là đau đầu, mỏi cơ và giảm thị lực. Tệ hơn nữa là rối loạn nhịp tim, hôn mê và co giật.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Con gái 11 tuổi đang làm móng, mẹ nghe tiếng hét đau đớn chạy vào thì thấy con bị bỏng và vội vàng đưa đi cấp cứu Vết thương nghiêm trọng trên chân của Millie do các hóa chất trong loại keo dán móng giả mà cô bé dùng. Millie Jones đang lúi húi làm móng trong phòng mình. Bỗng mẹ bé, Beth Jone, nghe thấy tiếng hét đau đớn của con gái. Cô vội chạy vào và phát hiện vết bỏng nặng trên chân Millie. Sự cố xảy ra...