Đi dự “Tự hào Nông dân Việt Nam 2021″, một nông dân nuôi cá hồi ở Sa Pa bắt được mối làm ăn lớn
Anh Nguyễn Thế Hải – nông dân chuyển đổi số xuất sắc đến từ thị trấn Can Hồ Mông, Sa Pa, Lào Cai hồ hởi gọi điện khoe với phóng viên sau khi kết thúc đêm Tôn vinh và trao danh hiệu Việt Nam xuất sắc 2021.
Anh kể: “Được vinh dự cùng các nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 tham gia hoạt động của chương trình Tự hào nông dân Việt Nam, tôi thấy, đúng là mình cần phải cố gắng nhiều thật nhiều hơn nữa. Biết đâu, năm sau hay năm sau nữa tôi cũng sẽ được như các nông dân xuất sắc khác, được vinh dự lên nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc do lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng”.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp hình lưu niệm cùng các nông dân Việt Nam xuất sắc và nông dân chuyển đổi số tại Lễ tôn vinh và trao Danh hiệu nông dân Việt Nam xuất sắc 2021. Ảnh: Phạm Hưng
Anh Nguyễn Thế Hải là một trong những nông dân chuyển đổi số được vinh dự tham gia chuỗi các hoạt động của chương trình Tự hào nông dân Việt Nam năm nay.
Chuyện là, trong đêm Tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc tối 2/12, nông dân Nguyễn Thế Hải được BTC sắp chỗ ngồi cạnh anh Phạm Văn Lộc – Giám đốc Dự án hệ sinh thái nông nghiệp bền vững UCA. Ngoài là nông dân đạt được những thành tích cao trong lĩnh vực chuyển đổi số, anh Lộc cũng là giám đốc chuỗi cung ứng và phân phối thực phẩm nông nghiệp an toàn UCA mart trên địa bàn thành phố Hà Nội.
“Ngồi cạnh anh Lộc, chúng tôi giao lưu và kể chuyện cho nhau nghe công việc, về cách phát triển mô hình của mình. Có lẽ, cùng là những nông dân chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nên khi may mắn ngồi cạnh nhau lại có lắm chuyện để…”chém gió”"- anh Hải kể.
Anh Hải (trái) hướng dẫn công nhân kiểm tra sức khỏe và trị bệnh cho các con cá hồi tại trang trại. Ảnh: Trần Quang
Sau một hồi nói chuyện, được biết anh Hải đang có mô hình nuôi cá tầm, cá hồi ứng dụng công nghệ cao. Mỗi năm anh Hải sản xuất được trên 150 vạn cá hồi giống, trên 50 vạn cá hồi giống đáp ứng nhu cầu sản xuất cá thương phẩm của gia đình và cung ứng cá giống cho các cơ sở nuôi trong và ngoài tỉnh Lào Cai. Ngoài ra, vài năm trở lại đây, ngoài bán cá giống và cá thương phẩm, anh Hải tập trung vào việc chế biến các loại cá đặc sản này thành các sản phẩm nông nghiệp đặc sản ở Lào Cai như: cá hồi hun khói, xúc xích cá hồi, chả cá hồi, giò cá hồi,…
Video đang HOT
Các sản phẩm sạch được chế biến từ cá hồi VietjGAP của anh Nguyễn Thế Hải.
Các sản phẩm của anh Hải tuy mới được bán ra thị trường từ năm 2020 nhưng đã được thị trường trong và ngoài tỉnh biết đến. Đã có không ít thương lái tìm đến anh để thu mua và bao tiêu các sản phẩm. Thế rồi, đứng trước cơn bão Covid-19, doanh nghiệp của anh cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Hàng không thể xuất được đi nhiều do bị đứt gãy liên kết.
Được biết, các sản phẩm của anh Hải hiện đang được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Lào Cai.
“Gặp nhau, chúng tôi như “bắt được sóng” của nhau và cứ thế câu chuyện hỏi thăm nhau rồi chia sẻ về kinh nghiệm, mô hình của nhau đã đi đến việc… anh Lộc hứa sẽ hỗ trợ đưa các sản phẩm chế biến từ cá hồi, cá tầm của anh Hải vào hệ thống siêu thị của mình cũng như một số hệ thống cung cấp nông sản an toàn trên địa bàn Hà Nội mà đơn vị của anh Lộc đang làm.
Ông Phạm Tiến Nam – Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và ông Lưu Quang Định – TBT Báo Nông thôn Ngày nay trao giấy chứng nhận cho các nông dân Việt Nam có thành tích nổi bật trong lĩnh vực chuyển đổi số. Ảnh: Phạm Hưng
Cụ thể là ngay sau chuyến tham dự chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam này, anh Hải trở về Sa Pa và sẽ đem sản phẩm của mình xuống Hà Nội và phân phối vào hệ thống siêu thị, cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
“Nói thật, tôi cảm thấy vui lắm, được về Thủ đô, được tham dự Diễn đàn Nông dân Chuyển đổi số lại còn được giao lưu, học tập kinh nghiệm với nhiều nông dân trên cả nước. Đã thế còn may mắn, được đưa sản phẩm của mình tới người tiêu dùng Thủ đô. Đúng là một cái duyên. Hi vọng thời gian tới, các sản phẩm của tôi sẽ được người tiêu dùng Thủ đô tin tưởng đón nhận và đánh giá cao” – anh Hải không giấu nổi cảm xúc của mình khoe.
Liên hệ với anh Phạm Văn Lộc, chúng tôi cũng nhận được cảm xúc tương tự với anh Nguyễn Thế Hải.
Anh Phạm Văn Lộc bày tỏ những thắc mắc tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia năm 2021.
“Tôi biết đến mô hình nuôi cá tầm, cá hồi ứng dụng công nghệ cao của anh Hải đã từ rất lâu. Đây đúng là mô hình nuôi cá thông minh, tiết kiệm được nguồn nhiên liệu đầu vào, cá được nuôi trong môi trường nước sạch hoàn toàn. Sang tuần tới, chúng tôi đã hẹn nhau sẽ gặp nhau ở Lào Cai. Tôi tin các sản phẩm từ cá tầm, cá hồi của anh Hải cũng đều sẽ ngon và rất đảm bảo. Việc đưa các sản phẩm sạch chứng nhận OCOP vào hệ thống cũng giúp cho hệ thống siêu thị của chúng tôi có đa dạng các sản phẩm, thu hút người tiêu dùng.” – anh Lộc tâm sự.
“Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2021 là một chương trình thực sự ý nghĩa, cũng nhờ chương trình mà tôi cũng đã nhận được những giải đáp từ lãnh đạo các Bộ, ban, ngành từ những thắc mắc của mình tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 6. Thực sự cám ơn báo Nông thôn Ngày nay, Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức những chương trình hay và rất ý nghĩa với nông dân chúng tôi” – Anh Lộc nhấn mạnh.
Bán hàng tấn ổi vèo vèo qua mạng, Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 của Bạc Liêu lại đau đầu vì giá phân bón
Chia sẻ niềm vui khi được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021, ông Sơn By, dân tộc Khmer ở ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu mong muốn Nhà nước, các ngành chức năng có chính sách bình ổn giá phân bón, vật tư nông nghiệp để bà con yên tâm sản xuất.
Chia sẻ với Dân Việt về việc mình là 1 trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021, ông Sơn By, Chi Hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cho biết, ông rất vinh dự và tự hào khi được bình chọn danh hiệu này.
"Địa phương tôi sinh sống chủ yếu là người Khmer, những năm qua, bà con trong xóm ấp luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất, tôi cũng đã vận động bà con thành lập câu lạc bộ nông dân "3 tích cực" cùng nhau giữ gìn an ninh trật tự, bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước" - ông Sơn By cho biết.
Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 - ông Sơn By, dân tộc Khmer ở ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu có 5 công trồng ổi, đu đủ. Ông kiến nghị ngành chức năng có giải pháp bình ổn giá phân bón, giá vật tư nông nghiệp, giúp nông dân ổn định đời sống. Ảnh: H.S
Nói về những tác động của dịch Covid-19 đối với tình hình sản xuất, đời sống của người dân trong ấp, xã thời gian qua, ông Sơn By cho biết, may mắn là trong khu dân cư của ông không phát hiện ca nhiễm Covid-19, chỉ có một số bà con công nhân đi làm ăn xa ở Bình Dương, Đồng Nai,... khi phát hiện mắc Covid-19 đã được cách ly tập trung.
"Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm rau màu, trái cây, lúa của nông dân thì gặp nhiều khó khăn do hoạt động của chợ không được rộng rãi như trước, bà con vẫn duy trì tốt sản xuất nhưng trong dịch bệnh việc tiêu thụ nông sản của bà con rất bị động" - ông Sơn By nêu một thực tế.
Từ câu chuyện thực tế của gia đình, ông Sơn By cho rằng, nếu nông dân nhanh nhạy, tìm các cách thức khác trong tiêu thụ nông sản thì sẽ giảm thiểu đáng kể những tác động của dịch Covid-19.
"Nhà tôi trồng 5 công ổi ruột hồng, ổi Đài Loan, đu đủ. Tuy dịch Covid-19 tác động nhưng tôi vẫn bán đều, bà con gọi điện thoại đặt hàng tôi chở đến giao tận nhà nên không lo ế" - ông Sơn By chia sẻ.
"Quan trọng là sản phẩm của mình phải đảm bảo chất lượng, uy tín thì dù trong điều kiện nào cũng được khách hàng nhớ đến" - ông Sơn By khẳng định.
Dù dịch Covid-19 tác động nhưng ông Sơn By, dân tộc Khmer ở ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu - Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 vẫn bán hàng tấn ổi nhờ đặt hàng, giao dịch qua mạng xã hội. Ảnh: H.S
Tuy vậy, ông cũng như nhiều nông dân ở xã Hưng Hội đang băn khoăn, lo lắng vì hiện nay giá phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật đang lên quá cao.
"Một bao phân đã tăng giá gấp 2 - 3 lần so với trước, vì vậy, tham gia chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2021 lần này, tôi muốn kiến nghị Chính phủ, ngành chức năng có giải pháp bình ổn giá vật tư nông nghiệp, nhất là giá phân bón vì hiện tại chi phí đầu tư cho vụ đông xuân đang cao quá, bà con lo không có lời" - ông Sơn By nói.
Theo ông Sơn By, bà con quê ông đặt kỳ vọng rất nhiều vào vụ lúa đông xuân nhưng giá lúa không lên được trong khi giá phân bón, giá giống, thuốc bảo vệ thực vật cứ rủ nhau tăng nên tâm trạng của bà con rất lo lắng.
"Bà con không ai bỏ ruộng được nhưng nếu giá vật tư tăng cao quá như thế này thì khó có lời", ông Sơn By nhấn mạnh.
Được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021, ông Sơn By có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Ông là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Cái Giá kiêm Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ "3 tích cực trong đồng bào dân tộc Khmer" xã Hưng Hội.
Trong năm 2020, ông cùng với Câu lạc bộ phối hợp với Mặt trận tổ quốc, các ngành, đoàn thể xã vận động nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia phát động phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
Tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tham gia tích cực bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và văn hóa cộng đồng.
Ông Sơn By cũng phối hợp với UBND xã vận động tu sửa 03 cây cầu bê tông tại ấp Bưng Xúc và Phú Tòng; xây dựng mới 9 tuyến lộ giao thông nông thôn với tổng kinh phí 1,6 tỉ đồng; vận động mạnh thường quân tặng 1.500kg gạo, 2.000 quyển tập tặng cho các hộ gia đình và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021": Kịp thời động viên nông dân vượt khó trong đại dịch Covid-19 Sáng nay 24/11, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam tổ chức họp báo công bố Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021" và chuỗi sự kiện thuộc Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2021. Ông Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Hội...