Đi bắt cua, người đàn ông không ngờ mắc phải loại khuẩn gây “rụng” cả tay lẫn chân
Một loại khuẩn hết sức khủng khiếp, có mặt trong một số loài vật có vỏ như cua, hàu.
Mới đây, truyền thông Mỹ đã đưa tin về một sự kiện cực kỳ đáng ngại. Ông Angel Perez (60 tuổi) đi bắt cua tại con sông Maurice quen thuộc. Nhưng một ngày sau đó, ông thấy chân mình sưng tấy, đau đớn vô cùng.
Ông sau đó đã phải tìm đến trung tâm khám bệnh, và được cấp thuốc kháng sinh. Nhưng dường như các triệu chứng ngày càng trở nên tồi tệ, các vết loét ở chân xuất hiện, và rồi ông bắt đầu rơi vào tình trạng hôn mê.
Ông Angel Perez
Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán Perez dương tính với vi khuẩn thường gặp ở các vùng nước ven biển, mang tên Vibrio vulnificus. Theo CDC ước tính, những vi khuẩn này gây ra khoảng 205 ca nhiễm trùng mỗi năm trên toàn nước Mỹ. Một số trường hợp buộc phải cắt bỏ tay chân, và thậm chí 15% – 30% trường hợp là tử vong.
Theo thông tin ghi nhận, chân của Perez biến thành màu nâu, rồi hóa đen, và dần lan sang cả tứ chi. Dilana – con gái của Perez buồn bã chia sẻ có thể cha mình sẽ phải cắt bỏ toàn bộ tay chân nếu muốn giữ lại mạng sống.
“Bệnh nhân này đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn Vibrio gây ra. Chúng có thể xâm nhập qua vết thương và gây ra các biến chứng khác như hoại tử.” – Megan Sheppard – một nhân viên y tế thuộc Sở Y tế Quận Cumberland chia sẻ.
Video đang HOT
Cũng theo Sheppard thì cua biển, hàu sống hay các loại động vật có vỏ khác hầu hết đều có chứa khuẩn V. vulnificus vào những tháng mùa hè. Trong một báo cáo được công bố năm 2017, 95% các ca nhiễm trùng nghiêm trọng đều liên quan tới việc ăn cua, hàu sống, nhưng đôi khi chỉ là tiếp xúc với khu vực nước có chứa khuẩn khi trên người có vết thương hở.
Vậy nên, CDC khuyến cáo rằng bất kỳ ai đang bị thương đều nên tránh xa nước. Ngoài ra, những người đang có hệ miễn dịch kém hiệu quả cần tránh ăn các loài hải sản có vỏ còn sống.
“Điều quan trọng là bạn phải biết mức độ nghiêm trọng của vết thương,và nhận thức về nguồn nước tiếp xúc, đặc biệt là trong những tháng mùa hè.” – tiến sĩ Karen Landers, trợ lý cho Sở Y tế Công cộng Alabama cho biết.
Theo thông tin từ CDC, dòng khuẩn Vibro đã gây ra khoảng 80.000 trường hợp nhiễm bệnh và 100 ca tử vong mỗi năm trên toàn nước Mỹ.
Các triệu chứng khi nhiễm khuẩn bao gồm tiêu chảy và ói mửa, thường bắt đầu trong vòng 24 giờ và kéo dài khoảng ba ngày. Các trường hợp nghiêm trọng như ông Perez là rất hiếm, nhưng chúng có nhiều khả năng xảy ra ở những người có hệ miễn dịch kém.
Tham khảo: CNN
Theo Helino
Mắc phải thủy đậu mãi không hết , bé gái đi bác sĩ kiểm tra và phải chuyển viện ngay lập tức vì bị nhiễm trùng nguy hiểm
Dù những vết loét trên cơ thể bé đã đóng mày nhưng cô bé vẫn sốt cao, bơ phờ, không muốn ăn uống, ôm chặt gối than đau và bác sĩ đã phát hiện cô bé mắc phải nhiễm trùng nguy hiểm tính mạng.
Chị Morwenna Tudor 38 tuổi, đến từ Newent, gần Gloucester, nước Anh mới đây đã chia sẻ lại chuyện kinh khủng mà con gái chị - bé Penelope (5 tuổi) - đã mắc phải khi cô bé mới 22 tháng tuổi. Chị kể: "Penelope luôn là một đứa trẻ khỏe mạnh nên khi con bị thủy đậu, tôi và chồng đã rất lo lắng. Chúng tôi cho con uống Calpol và hy vọng bệnh sẽ dần thuyên giảm nhưng khi tình trạng diễn biến xấu đi, dù cho vết thương đã đóng mài, chúng tôi bắt đầu lo lắng. Con bị sốt cao, bơ phờ, không muốn ăn hay uống, cứ ôm chặt gối và rên rỉ "đau"".
Chị Morwenna đã gọi điện đến đường dây y tế khẩn cấp để được tư vấn và được trấn an rằng những triệu chứng con gái mình đang mắc phải là bình thường đối với bệnh thủy đậu. Họ cũng dặn chị phải để mắt trông chừng con. Thế nhưng khi tình trạng của Penelope tiếp tục xấu đi, anh Peter - bố của Penelope - quyết định phải đưa con đến bác sĩ kiểm tra và đó chính là quyết định cứu tính mạng cô bé.
Bé Penelope và bố mẹ. (Ảnh: mirror)
Chị chia sẻ: "Khi bác sĩ kiểm tra Penelope và hỏi lần cuối cùng con làm ướt tã là khi nào, tôi nhận ra tã đã khô trong nhiều giờ. Bây giờ tôi biết rằng không tiểu được có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng huyết nhưng vì bác sĩ khi đó rất bình tĩnh nên chúng tôi cũng không quá lo lắng". Bé Penelope lập tức được chuyển đến bệnh viện Hoàng gia Gloucester và ở đây, vợ chồng chị Morwenna mới hiểu được rõ hơn tình trạng của con bởi sự khẩn trương của đội ngũ nhân viên y tế khi họ biết Penelope không đơn thuần là mắc bệnh thủy đậu.
"Nhiễm trùng huyết đã được nhắc đến đầu tiên nhưng tôi không biết đó là gì nữa", chị Morwenna nói. Một bác sĩ có kinh nghiệm giải thích với chị rằng nhiễm trùng huyết hay nhiễm độc máu là phản ứng với nhiễm trùng trong đó cơ thể tấn công chính các mô và cơ quan nội tạng của mình. "Tôi rất sợ", chị Morwenna nói. "Penelope lập tức được truyền dịch qua tĩnh mạch, thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Tôi ngồi bên giường con suốt đêm".
Ngày hôm sau, bác sĩ giải thích rằng Penelope cần được chuyển đến bệnh viện nhi Hoàng gia Bristol vì họ thấy cần có chuyên gia nhi khoa chăm sóc chỉnh hình. Họ lo ngại về chân phải của Penelope đang bị đau. Morwenna nhớ lại: "Khi chúng tôi rời đi, tôi nhớ mình đã hỏi nhân viên: "Con bé có ổn không?". Anh ta nhìn tôi với vẻ không được thoải mái lắm và cũng không trả lời "vâng". Lúc đó in sâu trong tâm trí tôi, tôi nhận ra nhiễm trùng huyết nguy hiểm như thế nào".
Penelope giờ đây đã 5 tuổi. (Ảnh: mirror)
Đến bệnh viện, Penelope phải trải qua hàng loạt cuộc xét nghiệm, kiểm tra, bao gồm gây mê toàn thân để chụp cộng hưởng từ (MRI). Trong lúc Penelope được gây mê, các bác sĩ phẫu thuật đã rửa sạch những ổ nhiễm trùng mà họ đã phát hiện ở hông phải, vai trái của Penelope. Chị Morwenna nhớ lại tình trạng của con sau khi phẫu thuật: "Con đã rất đau đớn do phẫu thuật và những vết khâu, người con phù lên vì thận không hoạt động hiệu quả, nhưng chúng tôi vẫn nghĩ con đang trong quá trình chữa lành".
Trong 3 tuần tiếp theo đó, Penelope phải trải qua 3 cuộc phẫu thuật khác, truyền nhiều máu và hậu quả là trên người cô bé có 7 vết sẹo riêng biệt. Cô bé đã phải ở lại bệnh viện suốt 6 tuần. Lần chụp MRI cuối cùng cho thấy khớp nối hông phải của Penelope đã bị đẩy khỏi hốc và cần phải có một miếng bột đúc để bọc toàn bộ chân phải, hông và một phần chân trái. "Con được phép về nhà sau khi đã ngừng tiêm kháng sinh qua tĩnh mạch, một chuyên gia trị liệu đã cung cấp chiếc ghế được điều chỉnh đặc biệt", chị Morwenna chia sẻ. "Cuối cùng, con cũng trở lại là con, những thứ đó không ngăn được con. Nhìn con bò với 2 chân cố định trông khá buồn cười và cũng đầy sự khích lệ".
Penelope trên giường bệnh. (Ảnh: mirror)
Tấm bột đúc đó đã được lấy ra vào 4 tuần sau đó, Penelope cảm thấy khó chịu vì chân cô bé đã ở một vị trí từ khá lâu. Nhưng đến Giáng sinh 2014, 6 tháng sau khi Penelope mắc phải nhiễm trùng huyết, cô bé đã đi lại bình thường.
Giờ đây, Penelope vẫn phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe và có thể cần phải thay khớp hông khi lớn lên. Dù vậy, Penelope vẫn là một cô bé 5 tuổi khỏe mạnh, năng động.
(Nguồn: mirror)
Theo Helino
Cô gái 29 tuổi bị xung huyết niêm mạc dạ dày chỉ vì giảm cân theo cách mà rất nhiều người đang làm Chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc, Lý Viên Viên chia sẻ với mọi người về một trường hợp do giảm cân sai lầm dẫn đến xuất huyết dạ dày, tổn hại sức khỏe. Đó là trường hợp của một cô gái 29 tuổi tên là Tiểu Chu, do công việc thường ngày của cô rất bận, rất là khó để ăn đủ 3...