ĐH Mở TPHCM: Chính sách khen thưởng cho sinh viên NCKH như giảng viên
Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học được hưởng chính sách hỗ trợ, khuyến khích khen thưởng các sản phẩm công bố, chuyển giao công nghệ tương tự như giảng viên.
Sinh viên có thành tích NCKH tốt được vinh danh và khen thưởng
Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học được hưởng chính sách hỗ trợ, khuyến khích khen thưởng các sản phẩm công bố, chuyển giao công nghệ hoàn toàn tương tự như các thầy cô giáo của mình.
Đó là điểm mới được Trường ĐH Mở TPHCM áp dụng trong năm học 2020-2021. Thông tin này được trường công bố tại Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học vừa diễn ra.
Video đang HOT
Báo cáo, tổng kết tại Hội nghị, Trường ĐH Mở TPHCM cho biết trong năm học vừa qua, mặc dù tình hình dịch bệnh, hoạt động NCKH của sinh viên vẫn tiếp tục phát triển.
Gần 400 đề tài đã được đăng ký, các đề tài đều được nhận xét góp ý về chuyên môn và việc chọn lựa các đề tài thực hiện đã mang tính cạnh tranh rất cao. Kết quả là có gần 300 đề tài được phê duyệt thực hiện.
Tình hình dịch bệnh bùng phát bất ngờ vào đầu năm 2021 và các đợt giãn cách đã khiến sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện. Tuy vậy đã có hơn 200 đề tài hoàn tất. Các đề tài này được các hội đồng chuyên môn đánh giá kỹ lưỡng và nghiêm ngặt và đã chọn ra 93 giải (31 giải nhất, 34 giải nhì và 28 giải ba).
Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học của Trường ĐH Mở THCM diễn ra dưới hình thức trực tuyến
Không chỉ giới hạn ở cuộc thi cấp Trường, trong năm học qua cũng đã có 11 đề tài tham gia cuộc thi Sinh viên NCKH toàn quốc với kết quả 2 giải ba và 2 giải khuyến khích; 49 đề tài tham gia cuộc thi Eureka, một cuộc thi mang tính cạnh tranh cao với hơn 1.000 đề tài tham gia trên cả nước, với kết quả 5 đề tài được chọn vào chung kết xếp hạng và đạt 1 giải ba.
Ngoài ra, sinh viên trường cũng đã tích cực tham gia các cuộc thi học thuật khác như Olympic Cơ học, Olympic Tin học, các cuộc thi sáng tạo, khởi nghiệp và đã đạt những kết quả đáng khích lệ.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Hà- Hiệu trưởng Nhà trường, để khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, thời gian qua Nhà trường luôn có những chính sách linh hoạt, phù hợp như cấp học bổng NCKH, có chính sách hỗ trợ các đề tài, hỗ trợ sinh viên tham gia các cuộc thi đến các chính sách khuyến khích giảng viên trong hoạt động hướng dẫn nghiên cứu khoa học và thu hút sinh viên cùng tham gia nghiên cứu với giảng viên.
Đặc biệt, sinh viên được hưởng chính sách hỗ trợ, khuyến khích khen thưởng các sản phẩm công bố, chuyển giao công nghệ hoàn toàn tương tự như các thầy cô giáo của mình.
Học trực tuyến: Cả giảng viên và sinh viên đều áp lực
Sinh viên ngủ hoặc không chịu tương tác, mạng rớt hay bài học buồn tẻ... đều là những áp lực mà giảng viên và sinh viên đang phải "gánh" trong lớp học trực tuyến.
Trần Thị Cẩm Tiên, sinh viên (SV) Trường CĐ Kinh tế đối ngoại, cho biết điều căng thẳng nhất khi học trực tuyến là khi đường truyền không ổn định, mạng rớt liên tục khiến việc học bị đứt quãng, làm giảm đi khả năng tiếp thu kiến thức. "Việc tiếp thu bài giảng còn bị hạn chế bởi cảm xúc của thầy cô lẫn SV đều bị giảm khi dạy và học qua màn hình. Sự tương tác yếu dẫn đến việc giảng viên (GV) mất đi cảm hứng và người học thì dễ... buồn ngủ", Cẩm Tiên nhìn nhận.
Cả thầy và trò đều gặp áp lực khi học trực tuyến - LƯƠNG NHUNG
Theo Cẩm Tiên, nếu SV áp lực một, thì GV có lẽ áp lực gấp đôi: "Trong lớp trực tuyến, SV cũng ít tương tác hơn làm cho cảm hứng giảng dạy của GV cũng không còn. Chưa kể đôi khi lớp học còn bị người lạ đột nhập vào "phá bĩnh", ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng". Hiện Cẩm Tiên bắt đầu học các môn chuyên ngành nên nếu học trực tuyến kéo dài, nữ SV này lo lắng mình sẽ không nắm vững hết các kiến thức mà thầy cô truyền đạt.
Nguyễn Bảo Huy, SV năm 4 ngành cơ điện tử, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng cho rằng khó tiếp thu bài giảng vì mạng chập chờn, chưa kể có những môn chuyên ngành rất khó, học qua màn hình bằng một vài video thì không thể nắm bắt đầy đủ kiến thức. "Vì thế, tụi em rất áp lực khi không hiểu bài mà vẫn phải làm bài kiểm tra và thi. Đa số phải hỏi thêm thầy hoặc tự mày mò, tìm thêm tài liệu để nghiên cứu", Huy nói.
PGS-TS Đỗ Phú Trần Tình, GV Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, thừa nhận khi học trực tuyến, áp lực nhất là lớp học không có sự tương tác, SV không chú tâm học. "Nhiều khi, GV như đang nói chuyện với... cái màn hình. Chỉ một số SV tích cực trao đổi còn đa số là không, thậm chí nhiều em mở máy rồi đi ngủ hoặc làm việc riêng, nhưng thầy cô cũng không có cách kiểm soát cũng như khuyến khích phát biểu như khi dạy trực tiếp. Việc ít tương tác của SV với GV trong lớp học trực tuyến sẽ làm giảm đi cảm xúc và nhiệt huyết rất nhiều, ảnh hưởng lớn tới chất lượng bài giảng", PGS-TS Đỗ Phú Trần Tình chia sẻ.
Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, Trưởng bộ môn Truyền thông, Khoa Báo chí Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, tâm tư: "Tôi thấy thương lắm. Học trực tuyến SV không được đến trường, không được học hành trong một thứ "khí quyển xã hội" giàu ngữ nghĩa của những ánh mắt láu lỉnh, của những nụ cười sảng khoái, của thanh xuân rực rỡ náo nhiệt giờ ra chơi...".
TPHCM: 3 trường ký hợp tác liên thư viện và chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin Ngày 10/11, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng tổ chức Lễ ký kết hợp tác liên thư viện và chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin với Trường CĐ Công Thương TP.HCM và Trường Trung cấp Nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương. Đại diện Lãnh đạo Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng và Trường CĐ Công Thương TP.HCM, Trường Trung cấp Nghề...