ĐH Kinh tế Quốc dân trả bằng, cử nhân quốc tế yêu cầu xin lỗi, có gì khuất tất?
Nhiều cử nhân quốc tế yêu cầu nhà trường phải có văn bản xin lỗi công khai về việc giữ bằng tốt nghiệp, đồng thời phải có bồi thường cho họ.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cử nhân quốc tế khóa 14 – Lưu Thị Phương Mai cho biết, ngay sau bài viết Cử nhân quốc tế bức xúc “tố” trường ĐH Kinh tế Quốc dân giữ bằng tốt nghiệp được đăng tải vào ngày 30/9, về phía nhà trường đã gọi điện ngay cho các cử nhân. Tuy nhiên, Mai đã yêu cầu nhà trường gửi mail thông báo cụ thể.
“Nhà trường mời 3 người đứng đơn phản ánh vụ việc đến nhận bằng tốt nghiệp ngay trong ngày 30/9. Nơi nhận bằng là Văn phòng Viện Đào tạo Quốc tế, Phòng 1409, Nhà A1. Đối với các bạn khác đến nhận bằng vào ngày 3/10″, Phương Mai cho hay.
Cử nhân Lưu Thị Phương Mai chia sẻ, sau khi nhận được thông tin trên, em và các bạn không đồng ý với đề nghị của nhà trường mà yêu cầu nhà trường phải có văn bản xin lỗi công khai và bồi thường.
“Trong hai tháng qua, việc bị giữ bằng tốt nghiệp đã ảnh hưởng đến công việc, danh dự và cuộc sống của chúng tôi. Bên cạnh đó, để giải quyết vụ việc, chúng tôi phải nhờ luật sư để đòi lại sự công bằng và quyền lợi chính đáng”, Mai chia sẻ.
Thông tin nội dung mail mời các cử nhân quốc tế đến lấy bằng tốt nghiệp. (Ảnh: NVCC)
Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, vụ việc trên đang được Vụ Giáo dục Đại học xử lý.
Thông tin với phóng viên, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho hay, vụ việc trên đã được Bộ họp với trường để đưa ra giải pháp, hiện đang đợi trường báo cáo.
Trước phản ánh về việc nhà trường không thông tin cho báo chí về vụ việc, Vụ trưởng cho hay: “Nhà trường đang giải quyết vụ việc, đồng thời cũng chưa báo cáo cho Bộ Giáo dục. Vụ việc chưa thể chia sẻ được, khi nào xử lý xong sẽ thông tin cho báo chí”.
Trước đó như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thông tin, theo nội dung đơn phản ánh, những sinh viên trên đã hoàn thành chương trình Cử nhân Quốc tế và được trường Đại học West of England, Vương quốc Anh công nhận tốt nghiệp. Tuy nhiên, 5 ngày trước lễ tốt nghiệp, Viện đào tạo Quốc tế cử người đại diện gọi điện, thông báo từ chối trả bằng cho sinh viên với lí do “sinh viên không có chứng chỉ tiếng Anh đầu vào theo Nghị định 86/2018 của Chính phủ”.
Theo đó, nhà trường yêu các sinh viên khóa 14 phải có chứng chỉ Bậc 4 (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) hoặc có IELTS 5.5/TOEFL 500, mới được nhận bằng tốt nghiệp.
Điều này khiến các sinh viên bức xúc vì kể từ khi nhập học đến thời điểm biết thông tin trên, sinh viên không hề nhận được bất cứ thông báo nào về việc trên.
“Trước đó vào tháng 5 và tháng 8/2022, nhà trường tổ chức thi chứng tiếng Anh IELTS 5.5/TOEFL 500 cũng không nhắc đến yêu cầu “chứng chỉ tiếng Anh đầu vào theo Nghị định 86/2018 của Chính phủ”", đơn của sinh viên nêu.
Sinh viên cho biết, khi vào học, họ được biết, theo chính sách của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khi trúng tuyển vào chương trình cử nhân quốc tế (IBD@NEU), nếu sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế IELTS 7.0 sẽ được miễn giai đoạn học tiếng Anh theo chương trình của Trường Quốc tế TEG của Singapore, và chỉ phải học các môn cơ sở cùng chuyên ngành.
Video đang HOT
Như vậy, nếu sinh viên chưa có chứng chỉ IELTS 7.0 sẽ phải học và thi đạt chứng chỉ tiếng Anh TEG cấp độ 4 mới đủ điều kiện theo học chuyên ngành.
“Chứng chỉ TEG cấp độ 4 được hiểu là tương đương với chứng chỉ IELTS 7.0, bởi nhiều sinh viên chỉ có chứng chỉ tiếng Anh IELTS 6.5 vẫn buộc phải học TEG”, trích nội dung đơn.
Theo đó, việc nhà trường yêu cầu sinh viên thi lấy chứng chỉ tiếng Anh bậc 4 hoặc IELTS 5.5/TOELF 500, trong khi sinh viên đã có chứng chỉ TEG Cấp độ 4 là hết sức mâu thuẫn với chính sách của nhà trường.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại điểm d khoản 3 Điều 16, Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nêu rõ: ” d, Trình độ ngoại ngữ: Đối tượng tuyển sinh trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam ít nhất phải có trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương; trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài và trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương, đối với đối tượng tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo nhóm ngành ngôn ngữ nước ngoài thì yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài;
đ) Căn cứ nhu cầu của người học, các cơ sở giáo dục liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp học viên đạt trình độ quy định tại điểm d khoản này trước khi tổ chức giảng dạy chính khóa”.
Cử nhân có công việc lương 8 con số nhờ thực tập nghiêm túc
Dù chỉ là sinh viên thực tập, nhiều bạn nghiêm túc trong công việc, tích cực học hỏi, cống hiến và có công việc ngay sau khi kết thúc kỳ thực tập.
Đặng Dũng (23 tuổi) là cựu sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân. Tháng 7/2021, Dũng nhận bằng tốt nghiệp. Nhưng trước đó 4 tháng, anh đã có công việc với mức thu nhập 8 con số.
"Sau 4 tháng thực tập nghiêm túc, mình may mắn nhận đề nghị vào làm việc chính thức mà không cần tham gia thi tuyển hay thực hiện phỏng vấn thêm. Mức lương khởi điểm cũng được đánh giá cao hơn so với mặt bằng chung của sinh viên mới ra trường", Đặng Dũng chia sẻ.
Với nhiều sinh viên, thực tập là bước đà quan trọng để họ nhận lương cao sau khi ra trường. Ảnh minh họa: Maxx Potential.
Tận dụng cơ hội
Năm thứ 4 đại học, Đặng Dũng làm thực tập sinh tại chi nhánh ở Việt Nam của một công ty kiểm toán có quy mô và uy tín trên thế giới. Dũng chia sẻ được làm việc tại công ty này rất khó. Chính vì vậy, anh tận dụng cơ hội thực tập để thể hiện năng lực bản thân, hy vọng vào làm chính thức sau khi kỳ thực tập kết thúc.
Đặng Dũng tự đánh giá mình là người thích nghi nhanh, tiếp thu tốt, tinh thần cầu thị cao. Trong công việc, chàng trai 23 tuổi tự tin giao tiếp, trao đổi và làm việc cùng các anh chị đi trước. Trong giai đoạn đó, Dũng chủ yếu hỗ trợ nhân viên chính thức trong các phân đoạn chính của cuộc kiểm toán. Ngoài ra, anh được sếp giao phụ trách thêm một số công việc đơn giản.
Dũng thừa nhận công việc bận rộn và khó hơn anh tưởng tượng. Dù vậy, anh xác định đây là khoảng thời gian giúp bản thân trưởng thành hơn rất nhiều. Mặc dù có vốn ngoại ngữ, kỹ năng tin học văn phòng, thời gian đầu, Dũng vẫn phải ôn lại, tìm hiểu thêm rất nhiều khi trực tiếp làm công việc thực tế.
Kết thúc 4 tháng thực tập, Dũng dễ dàng có được cơ hội làm việc chính thức mà không cần tham gia thi tuyển hay thực hiện phỏng vấn thêm. Ảnh: NVCC.
Dũng cho biết thời gian anh tham gia thực tập trùng với thời điểm kiểm toán viên bận nhất do có rất nhiều hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm. Như vậy đồng nghĩa với việc mặc dù là thực tập sinh, Dũng cũng phải đối mặt với khối lượng công việc lớn. Nhiều hôm, anh làm thêm cả buổi tối mới đảm bảo tiến độ công việc. Nếu không cân bằng và quản lý thời gian tốt, Dũng không thể hoàn thành công việc được giao.
Bên cạnh đó, anh cũng gặp khó khăn khi làm việc với khách hàng. Song nhờ từng tham gia nhiều hoạt động cộng đồng, Dũng gạt bỏ cảm giác lo sợ, thiếu tự tin để vận dụng kiến thức chuyên ngành, kỹ năng của mình vào công việc đàm phán. Từ đó, cậu sinh viên lúc ấy trở nên tự tin hơn.
Kết thúc 4 tháng thực tập, Dũng được cấp trên đánh giá là người có khả năng làm việc tốt, kiến thức, kỹ năng đảm bảo, thái độ làm việc rất nghiêm túc, chịu khó học hỏi, cẩn thận trong công việc. Cậu dễ dàng có được cơ hội làm việc chính thức mà không cần tham gia thi tuyển hay thực hiện phỏng vấn thêm.
Thái độ hơn trình độ
Trần Nam (24 tuổi), cựu sinh viên Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng tạo đà tốt từ bước thực tập. Khi còn học đại học, Nam ấp ủ sẽ làm công việc viết lách về thể thao và làm freelancer mảng thiết kế sau khi ra trường. Điều đó có nghĩa khác với Dũng, Nam không xác định làm việc đúng ngành hay sẽ ở lại công ty anh thực tập.
Tuy nhiên, sau một tháng thực tập tại công ty luật trên địa bàn Hà Nội, được công ty trao cho cơ hội, Nam dần định hình lại công việc và lĩnh vực mình theo đuổi sau này.
Nam bắt đầu kỳ thực tập một tháng do trường tổ chức vào cuối năm 3 đại học. Anh cho biết khi mới đến thực tập, công ty đưa ra quan điểm rất rõ ràng về việc công việc của thực tập sinh.
Theo đó, công ty mong muốn thực tập sinh phải có được thứ gì đó để "mang về" sau một tháng thực tập. Đây cũng là điều khiến Nam ấn tượng và coi trọng kỳ thực tập này. Được tạo điều kiện làm việc thoải mái tại văn phòng, anh chị đi trước nhiệt tình hướng dẫn, Nam nghiêm túc trong công việc với tinh thần học hỏi, cầu thị.
Khi được giao việc, dù chỉ là những công việc nhẹ nhàng như làm danh mục tài liệu, xếp hồ sơ, chuẩn bị giấy giới thiệu, viết bài tư vấn, Nam vẫn cố gắng làm việc tích cực, tỉ mỉ, tạo dựng lòng tin với mọi người xung quanh.
Kết thúc kỳ thực tập một tháng, Nam được nhận ở lại tiếp tục thực tập tại đây. Do cơ chế, chính sách của công ty, 2 tháng đầu, Nam chưa nhận trợ cấp thực tập từ công ty bởi anh mới chỉ dừng ở mức học việc. Dẫu vậy, Nam không cảm thấy quá áp lực hay bất công bởi anh quan niệm được tiếp xúc vụ việc thực tiễn đã là may mắn đối với người trẻ.
"Bản thân mình chẳng nề hà gì, có việc là lăn xả vào làm. Tất nhiên, yếu tố cốt lõi giữ được mình ở lại là môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, tạo cơ hội của công ty", Nam chia sẻ với Zing.
Đến tháng thứ ba, Nam bắt đầu có trợ cấp xăng xe và cơm trưa. Số tiền không lớn nhưng là sự khích lệ lớn đối với Nam khi nỗ lực, đóng góp của anh được ghi nhận.
Nam sinh lúc đó bắt đầu được tiếp cận hồ sơ, vụ việc cụ thể, đi cùng luật sư gặp gỡ khách hàng... Anh không nề hà bất cứ công việc gì từ việc hành chính nhỏ nhất như chuẩn bị phòng họp, sắp xếp tài liệu, làm danh mục tài liệu, dán bìa hồ sơ đến công việc phức tạp hơn như soạn thảo phân tích pháp lý, thư tư vấn, luận cứ, kế hoạch hỏi...
Sau một năm thực tập, tại thời điểm Nam nhận bằng tốt nghiệp, anh được công ty đề xuất ký hợp đồng lao động đầu tiên mà không phải trải qua phỏng vấn hay các bài kiểm tra chuyên môn. Nam nhận định cơ hội này đến từ nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là năng lực và thái độ.
"Với bất kỳ công ty nào, thái độ của nhân viên luôn được đề cao lên hàng đầu, kiến thức, kỹ năng có thể bổ túc và thu nhận được nhưng thái độ rất khó sửa", Nam khẳng định.
Trần Nam cho biết không ít lần anh nhìn thấy hay nghe được quan niệm đi thực tập chỉ cần đến cho có, cuối kỳ xin được dấu là xong. Ảnh: NVCC.
Đi thực tập chỉ để xin dấu xác nhận?
Trần Nam cho biết không ít lần anh nhìn thấy hay nghe được quan niệm đi thực tập chỉ cần đến cho có, cuối kỳ xin được dấu xác nhận là xong.
Nam cho hay một số sinh viên chia sẻ với anh việc không định theo nghề luật nên đi cho đủ tín chỉ để ra trường hay cơ sở thực tập không rộng rãi, chỉ cho sinh viên đến vài buổi, còn lại, họ thực tập online vì căn bản đến cũng không làm được gì, chỉ vướng víu thêm.
Nam cho rằng những quan điểm trên đều xuất phát từ ý chí chủ quan của mỗi người. Theo anh, thực tập là quãng thời gian không dài, sinh viên nên tận dụng thật tốt để có thêm trải nghiệm, kinh nghiệm. Các bạn có định hướng nghề nghiệp rõ ràng càng cần cố gắng vì đây là phép thử giúp họ hình dung công việc mình sẽ làm trong tương lại.
Bên cạnh đó, sinh viên đi thực tập còn phần nào thể hiện bộ mặt của ngôi trường họ theo học. Các bạn thể hiện thái độ thiếu tích cực, làm cho có phần nào sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của trường, ảnh hưởng đến khóa sau.
Ngoài ra, đơn vị thực tập tạo điều kiện tiếp nhận sinh viên, cho họ đến làm quen môi trường, mất thời gian chỉ dạy, hướng dẫn, sinh viên cũng nên thể hiện tinh thần cầu thị, cố gắng hết mình.
Cùng chung quan điểm với Trần Nam, Đặng Dũng cho rằng việc lấy dấu thực tập rất cần thiết bởi đây là thủ tục cần thiết để tốt nghiệp. Tuy nhiên, sinh viên khi đi thực tập không nên mang tư tưởng "chỉ để lấy dấu".
"Bản thân mình coi trọng việc mình cần làm gì và những kết quả mình đạt được sau quá trình thực tập hơn", Dũng chia sẻ.
Theo Dũng, trước khi thực tập, anh trải qua giai đoạn rất dài ngồi trên ghế nhà trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế. Do đó, thời gian thực tập như bước đệm giúp bản thân trải nghiệm và áp dụng các kiến thức, lý thuyết được học vào thực tế. Từ đó, anh nhìn ra được điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục của bản thân.
Cả Dũng và Nam đều nhận thấy sinh viên nên tham gia thực tập khi thấy sẵn sàng và muốn trải nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp chỉ nhận sinh viên từ năm ba trở lên và cũng nhiều sinh viên lựa chọn đi thực tập vào năm ba, năm tư. Đây là thời điểm phù hợp vì lúc này, người học đã tích lũy kha khá kiến thức chuyên ngành cùng với kỹ năng, kinh nghiệm sống.
"Trước đó, trong năm nhất và năm hai, sinh viên có thể đăng ký tham gia các hoạt động hội nhóm, câu lạc bộ ngoại khóa hay các cuộc thi có tính chuyên môn. Qua đó, họ hiểu bản thân cần gì, muốn gì, nên làm gì để có định hướng, mục tiêu phù hợp sớm nhất có thể", Đặng Dũng đưa ra lời khuyên.
Cử nhân quốc tế bức xúc "tố" Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giữ bằng tốt nghiệp GDVN- Cử nhân Quốc tế khóa 14 tố nhà trường không trao bằng tốt nghiệp do không có chứng chỉ tiếng Anh đầu vào, trong khi theo sinh viên, họ đã hoàn thành yêu cầu này. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của một số sinh viên khóa 14 (nhập học tháng 10/2018, tốt nghiệp vào tháng...