Dẻo thơm bánh giầy làng Gàu
Là người dân đất Việt, khi nhắc đến bánh giầy chắc hẳn ai cũng nhớ đến sự tích ‘Bánh trưng bánh giầy’ thời Lang Liêu, đời vua Hùng Vương.
Đây là loại bánh thơm ngon, dẻo dai, trắng mịn mang đầy ý nghĩa. Cho đến ngày nay, bánh giầy vẫn được người dân làm rất ngon để tỏ lòng tưởng nhớ đến đức vua Hùng – người có công dựng nước của dân tộc ta. Văn Giang – Hưng Yên là một vùng quê mang đậm nét đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi đây có một thứ đặc sản nổi tiếng, đó là bánh giầy làng Gàu, xã Cửu Cao.
Đây là loại bánh thơm ngon, dẻo dai, trắng mịn mang đầy ý nghĩa. Cho đến ngày nay, bánh giầy vẫn được người dân làm rất ngon để tỏ lòng tưởng nhớ đến đức vua Hùng – người có công dựng nước của dân tộc ta. Văn Giang – Hưng Yên là một vùng quê mang đậm nét đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi đây có một thứ đặc sản nổi tiếng, đó là bánh giầy làng Gàu, xã Cửu Cao.
Những chiếc bánh giầy truyền thống làng Gàu được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp cái hoa vàng. Gạo được ngâm với nước sạch sau đó giã đều tay rồi nặn thành những chiếc bánh giầy trắng tinh, tròn trịa. Công đoạn làm nhân bánh khá cầu kỳ, cần sự khéo léo của người làm, nhân bánh làm từ đỗ xanh, đỗ được ngâm và đãi sạch vỏ, tiếp đến đồ chín rồi giã nhuyễn và cuối cùng là nắm thành những nắm nhỏ xinh. Khi bột và nhân đã làm xong người làm sẽ tra nhân vào giữa rồi nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, thơm ngon. Nếu muốn có bánh nhân mặn thì người làm cho thêm thịt nạc băm hoặc xay nhỏ rồi xào với đỗ xanh để làm nhân. Nếu người dùng thích bánh ngọt thì thêm đường vào nhân đỗ xanh là được. Sau khi đồ xong, bánh sẽ có màu trắng tinh, tròn trịa, dẻo dai và mùi thơm ngon đến khó cưỡng. Để tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn, người làm bánh sẽ đặt bánh vào những chiếc lá chuối màu xanh đã được cắt theo hình tròn vừa với chiếc bánh.
Bánh Giầy làng Gàu trắng trẻo, thơm ngon có hương vị đặc trưng đã trở thành một đặc sản của quê hương . Người dân địa phương cho rằng bánh giầy có ý nghĩa hòa hợp và hạnh phúc, bởi vậy mà có câu:
Cách làm bánh giầy đậu xanh dẻo mịn không nát
Cách làm bánh giầy là công thức làm bánh dân giã, phổ biến nhiều nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và thường được thực hiện trong các dịp lễ Tết.
Để có được những đĩa bánh giầy dẻo ngon, mịn bánh thì bạn thực hiện theo công thức của kênh cẩm nang Ameovat.com như sau.
Nguyên liệu làm bánh giầy gồm có:
Bột nếp: 200 gram
Bột gạo: 20 gram
Đậu xanh: 200 gram
Video đang HOT
Đường cát trắng: 100 gram
Giò lụa: 200 gram
Lá chuối tươi: 2 - 3 tàu
Muối ăn tinh: thìa café
Dầu ăn: 2 thìa cafe
Nguyên liệu chính làm bánh giầy - cách làm bánh giầy giò
Cách làm bánh giầy ngon như sau:
Bước 1: Nhào bột
Trộn chung bột nếp và bột gạo cho thật đều rồi đem rây quay rây mắt nhỏ để bột thật mịn. Rây bột xong, trộn tiếp phần bột đã có này với khoảng 30 gram đường.
Sau khi đã có được bột khô, bạn từ từ cho nước lọc vào nhào bột cho đến khi bột trở thành khối dẻo mịn, không vón cục. Lúc này, bạn cho vào bột 1 thìa café dầu ăn và tiếp tục nhồi kỹ cho đến khi bột không còn dính tay.
Nhồi bột xong, cho bột vào âu sạch rồi bọc lại bằng màng bọc thực phẩm. Để bột nghỉ từ 20 - 30 phút. Trong lúc này, bạn tiến hành thực hiện các công đoạn tiếp theo trong quy trình làm bánh giầy.
Nhào bột làm bánh giầy - bánh giầy giò
Bước 2: Chuẩn bị đậu xanh
Để đậu xanh ngon nhất, bạn nên ngâm đậu xanh từ 4 - 6 tiếng hoặc qua đêm để cho đậu mềm. Nếu không có thời gian, có thể ngâm đậu với nước ấm khoảng 2 tiếng trước khi thực hiện.
Ngâm đậu xong, đem vo và đãi đậu kỹ. Tiếp đến, cho đậu xanh vào đồ chín sau đó đem giã nhuyễn. Sau khi thu được phần đậu này, bạn chia làm hai phần bằng nhau. Một phần bạn để riêng ra bát, một phần bạn cho lên chảo và sên quyện với đường dầu ăn.
Với phần đậu xanh vừa sên xong, bạn chờ cho đậu nguội rồi dùng tay viên đậu lại thành những viên tròn nhỏ. Xếp riêng phần đậu đã viên để làm nhân bánh.
Giã mịn đậu xanh - cach lam banh giay
Bước 3: Nặn và hấp chín bánh giầy
Lấy phần bột gạo đã ủ ra ngoài rồi nhồi thêm từ 3 - 5 phút nữa cho bột mịn hẳn. Tiếp theo, chia bột thành những phần nhỏ, vê tròn rồi ấn dẹt. Sau khi đã có được vỏ bánh, cho nhân đậu xanh vào giữa sau đó bọc kín bánh lại. Nhẹ tay ấn bánh cho hơi dẹt.
Rửa sạch và lau khô lá chuối. Có được lá chuối rồi, bạn cắt thành các miếng lá vuôn tương đương với kích thước của chiếc bánh giầy. Đặt bánh giầy lên miếng lá chuối và cho vào xửng hấp chín trong vòng 25 - 30 phút.
Hấp chín bánh giầy - cách làm bánh giầy giò
Bước 4: Hoàn thiện món bánh giầy
Sau khi bánh giầy đã chín, bạn chờ cho bánh nguội bớt rồi nhấc ra ngoài. Trải đều lớp đỗ xanh đã giã nhuyễn trước đó vào mâm phẳng sau đó cho các miếng bánh giầy lăn qua. Lăn bánh cho tới khi vỏ bánh bám đều đỗ là được.
Khi lớp vỏ bánh giầy đã bám đều đậu xanh, bạn xếp từng chiếc bánh vào các miếng lá chuối nhỏ. Xếp đều từng miếng bánh vào khay hoặc đĩa.
Bánh giầy đậu xanh - banh giay
Thưởng thức bánh giầy kẹp giò
Bánh giầy đậu xanh sau khi hoàn thành là bạn có thể thưởng thức. Tuy nhiên để tăng mùi vị cũng như tính hấp dẫn của món bánh, dân gian thường kẹp bánh với giò lụa.
Thái giò lụa thành khoanh mỏng vừa với đường kính tương đương hoặc nhỏ hơn một chút so với đường kính của chiếc bánh giầy. Đặt miếng giò lên trên 1 miếng bánh sau đó dung một miếng bánh khác kẹp lên trên. Nhẹ nhàng ấn cho hai miếng bánh chặt lại và thưởng thức.
Bánh giầy giò - cách làm bánh giầy
Cách làm bánh giầy đậu xanh là món bánh không thể thiếu trong mỗi dịp Lễ hội, Tết cổ truyền và nhất là trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương. Món bánh này không những ngon mà còn rất lành, do vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm để làm cho mọi thành viên trong gia đình thưởng thức nhé.
Cách làm bánh giầy nhân đậu xanh kiểu truyền thống Công thức chế biến món bánh giầy. Hương vị truyền thống thơm ngon của bánh giầy nhân đậu xanh nâng niu vị giác người ăn. Thành phần: - 2 lạng bột nếp - 1 lạng đậu xanh - 2 thìa canh đường (thêm giảm đường tuỳ theo khẩu vị) - 1 ống Vani Cách làm: Bước 1: Phần vỏ bánh Bột nếp trộn...