Để phụ huynh tin tưởng trường nghề
Ngay sau khi Sở GD-ĐT công bố điểm trúng tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022, phụ huynh của hơn 10 ngàn thí sinh không trúng tuyển trong tỉnh lập tức tìm đến ngay các cơ sở giáo dục tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên để nộp hồ sơ xin học cho con.
Rất ít phụ huynh trong số này chấp nhận việc để cho con vừa học văn hóa, vừa học nghề vì một suy nghĩ đã ăn khá sâu trong tiềm thức: con phải tiếp tục học THPT để thi đại học.
Ảnh minh họa
Thực ra, không phải đến bây giờ phụ huynh mới có tâm lý muốn con học THPT để “bằng bạn, bằng bè” mà đã rất lâu rồi, với nhiều người, học sinh chỉ đi học nghề khi không còn sự lựa chọn nào khác và học lực phải tệ lắm mới phải chọn con đường này. Thậm chí, có phụ huynh dù điều kiện gia đình còn khó khăn nhưng khi con bày tỏ nguyện vọng sau khi học xong THCS sẽ vào trường nghề để vừa học văn hóa, vừa học nghề liền gạt phắt đi vì không muốn tương lai con mình chỉ là “thợ”. Không ít phụ huynh suy nghĩ rất đơn giản rằng học nghề sẽ khó có cơ hội trở thành “thầy” trong tương lai…
Theo lãnh đạo ngành GD-ĐT, thời gian qua, công tác tư vấn, hướng nghiệp nhằm phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS được ngành đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kết quả đạt được chưa cao, tỷ lệ học sinh sau THCS tham gia học nghề còn khiêm tốn. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này chính là việc phụ huynh vẫn chưa tin vào lợi ích của việc vừa học văn hóa, vừa học nghề. Không ít phụ huynh thẳng thắn bày tỏ lo ngại tương lai của con sẽ bị ảnh hưởng nếu không đi con đường thẳng là học xong THCS, học tiếp lên THPT và học cao đẳng, đại học. Việc “đi tắt” con đường học từ 5-6 năm xuống còn 2-3 năm dường như rất khó chấp nhận. Do đó, trong nhiều cuộc họp hội cha mẹ học sinh, khi giáo viên tư vấn hướng nghiệp cho học sinh có đề cập đến chuyện học nghề, không ít phụ huynh tỏ thái độ không quan tâm.
Làm thế nào để giúp phụ huynh thay đổi suy nghĩ, có cái nhìn thiện cảm, lựa chọn con đường học nghề sau khi tốt nghiệp THCS cho con? Đây là vấn đề cần những giải pháp đồng bộ, trong đó việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền rất quan trọng. Tất nhiên, công tác tuyên truyền không đơn giản chỉ là cung cấp những thông tin một chiều về nhu cầu trường nghề mà phải làm sao phân tích cho phụ huynh hiểu rõ những lợi ích khi con vừa học nghề, vừa học văn hóa. Đặc biệt, các trường nghề cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để quảng bá chương trình đào tạo của mình, trong đó nhấn mạnh đến việc học sinh sau khi tốt nghiệp trường nghề vừa có bằng văn hóa, vừa có nghề trong tay để đi làm kiếm tiền hoặc học tiếp lên các bậc học cao hơn nếu có nhu cầu.
Chỉ khi phụ huynh và học sinh thấy rõ lợi ích của việc vừa học văn hóa, vừa học nghề mới có thể tin tưởng và yên tâm để lựa chọn…
Huế: Bố trí ăn, ở miễn phí cho thí sinh ngoại tỉnh
Hơn 80 thí sinh và phụ huynh ngoại tỉnh khi đến Huế tham gia kỳ thi vào lớp 10, được Sở GD&ĐT bố trí điểm thi riêng tại trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh và được bố trí ăn, ở miễn phí.
Video đang HOT
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Thừa Thiên Huế diễn ra từ ngày 5 đến 7/6.
Ngày 6/6, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh có khoảng 6.000 học sinh dự thi tuyển vào THPT năm 2021-2022, trong đó 70% học sinh vào học tại các trường THPT, 30% các em sẽ học tại các trường nghề.
Lần đầu tiên Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế bố trí điểm thi riêng biệt cho thí sinh đến từ ngoại tỉnh.
Theo ông Tân, để có một kỳ thi chất lượng, ngành giáo dục tỉnh đã có những kịch bản, phương án với mục tiêu cao nhất là đảm bảo sức khỏe cho học sinh và lực lượng tham gia tổ chức kỳ thi, tạo sự yên tâm đối với phụ huynh và học sinh.
Tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên, lực lượng an ninh và thí sinh đều thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 như khai báo y tế, khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt, sát khuân tay... trước khi vào điểm thi....
Phụ huynh đưa con em đến thi từ sớm.
"Việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong kỳ thi được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Cùng với học sinh nội tỉnh, năm nay có hơn 80 học sinh ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Gia Lai, TP.Hồ Chí Minh... đến Huế tham gia kỳ thi vào lớp 10.
Để tạo điều kiện thuận lợi cũng như đảm bảo phòng, chống dịch, Sở GD&ĐT đã bố trí cho các thí sinh và phụ huynh ăn, ở và thi riêng biệt tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh. Đối với những học sinh không ở tập trung thì phải khai báo y tế và có xác nhận của chính quyền địa phương", ông Tân nói.
Các phòng thi được bố trí và giữ khoảng cách an toàn. Mỗi em được chuẩn bị riêng một chai nước uống.
Thí sinh Hoàng Nữ Ngọc Linh đến từ huyện Hải Lăng, Quảng Trị chia sẻ, đây là lần đầu tiên em được ăn, ở tại ký túc xá. Em cảm thấy rất vui khi được trải nghiệm cuộc sống như vậy.
Các thí sinh được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào thi.
"Ở đây, chúng em được các cô phục vụ rất chu đáo và nhiệt tình. Các cô mua đồ dùng cho chúng em, quan tâm từ chỗ ăn cho đến chỗ ngủ. Ở ký túc xá cũng rất thuận tiện và thoải mái, do khoảng cách của nơi ở gần với điểm thi nên em có thêm nhiều thời gian để chuẩn bị các môn thi cũng như ôn bài. Em cảm thấy rất tự tin. Kỳ thi lần này chắc chắn em sẽ đạt được kết quả như mong muốn, sớm trở thành học sinh của Trường THPT chuyên Quốc Học Huế", em Linh nói.
Những suất cơm miễn phí được các cán bộ và nhân viên nhà trường chuẩn bị cho các em sau giờ thi.
Chị Lê Thị Xuân, phụ huynh của một thí sinh đến từ Hải Lăng, Quảng Trị cho biết, đây là lần thứ 2 chị đưa con vào Huế dự thi. Tuy nhiên, lần thi này chị cảm thấy rất đặc biệt khi được ăn, ở miễn phí tại ký túc xá của nhà trường.
Chị Xuân gửi lời cám ơn đến Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp hai mẹ con chị cũng như nhiều người ở đây có chỗ ăn, ở. "Cơm ở đây rất ngon, có đầy đủ rau, cá, thịt, không gian thoáng mát, các cô ở đây phục vụ rất nhiệt tình. Tôi rất vui và yên tâm khi được ở đây cùng con vượt qua kỳ thi này", chị Xuân thông tin.
Khu vực phòng ăn dành cho thí sinh và người nhà.
Ông Đỗ Thúc Công, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh cho biết, nhà trường đã bố trí 5 phòng thi chính thức, 1 phòng thi dự phòng, mỗi phòng thi không quá 20 thí sinh, riêng phòng số 5 có 7 em.
Theo ông Công, điểm thi thực hiện đúng quy định 5K theo khuyến cáo của Bộ y tế. Trước đó, nhà trường đã phối hợp với lực lượng chức năng phun thuốc sát khuẩn ở tất cả các khu vực của điểm thi cũng như các phòng ở lưu trú cho thí sinh và người nhà.
"Chúng tôi phục vụ miễn phí từ ngày 5 đến 7/6, mỗi ngày 3 bữa, mỗi bữa hơn 190 suất ăn cho thí sinh và người nhà. Mỗi suất cơm tại đây đều được nhân viên và cán bộ nhà trường tự tay nấu và phục vụ cho các em.
Mỗi suất ăn sáng là 20.000 đồng, suất cơm trưa, chiều là 30.000 đồng. Tất cả nguồn tiền phục vụ cơm, nước cho các thí sinh được hệ thống nhà thuốc Thuận Thảo và Công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế hỗ trợ", ông Công cho biết.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Thừa Thiên Huế diễn ra trong 3 ngày (mồng 5, 6 và 7/6) với hình thức thi trực tiếp.
Dạy văn hóa trong trường nghề như thế nào? Luật giáo dục 2019 khẳng định các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được dạy các môn văn hóa. Tuy nhiên, nếu không đổi mới, hoạt động này lại rơi vào vết xe đổ và việc phân luồng học sinh sau THCS sẽ gặp thách thức. Học sinh hệ 9 Trường trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương TP.HCM trong giờ...