Đề nghị truy tố người mẫu Ngọc Trinh về tội gây rối trật tự công cộng
Ngày 6/1, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã ban hành kết luận điều tra vụ án, đề nghị truy tố bị can Trần Thị Ngọc Trinh (người mẫu Ngọc Trinh) và bị can Trần Xuân Đông cùng về tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Riêng bị can Đông còn bị đề nghị truy tố về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức”.
Trước đó, ngày 19/10/2023, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Thị Ngọc Trinh và Trần Xuân Đông về các tội danh kể trên.
Trần Thị Ngọc Trinh bị đề nghị truy tố về tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Quá trình điều tra, Cơ quan Công an đã thu giữ 3 xe mô tô không rõ nguồn gốc, 1 flycam là phương tiện phục vụ hành vi gây rối trật tự công cộng của bị can, nhiều giấy tờ xe giả và nhiều thiết bị điện tử là tang vật liên quan vụ án.
Video đang HOT
Trần Thị Ngọc Trinh tại cơ quan điều tra.
Quá trình làm việc với Cơ quan Công an, Trần Thị Ngọc Trinh, Trần Xuân Đông đã nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của bản thân, bày tỏ mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật
Chủ tịch Vạn Thịnh Phát được ghi nhận tích cực hoạt động từ thiện
Bị can Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, được cơ quan tố tụng ghi nhận tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự vì tích cực tham gia hoạt động từ thiện, phòng chống dịch, đóng góp cho cộng đồng
Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan.
Bị can Trương Mỹ Lan thời điểm chưa bị khởi tố. Ảnh: Vạn Thịnh Phát
Theo cáo trạng, trừ bà Trương Mỹ Lan và 5 bị can bị truy tố vắng mặt, 80 bị can còn lại trong vụ án đều ăn năn hối cải, thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ đã điều tra, thu thập trong hồ sơ vụ án.
Trong đó, một số bị can đã phối hợp, tích cực hợp tác, giúp cơ quan tố tụng điều tra, làm rõ bản chất của vụ án. Một số bị can khác đã tự nguyện hoặc tác động gia đình nộp tiền, tài sản để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bản thân gây ra.
Theo đó, Trương Khánh Hoàng, cựu quyền Tổng Giám đốc SCB, nộp 9,85 triệu cổ phần; Trần Thị Mỹ Dung, cựu Phó Tổng Giám đốc SCB, nộp 300.000 cổ phần. Trương Huệ Vân (cháu gái của bà Trương Mỹ Lan), Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor, đã khắc phục hơn 1.063 tỉ đồng và 3.000 USD. Ông Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư quảng trường thời đại Times Square đã khắc phục 1 tỉ đồng. Ông Cao Việt Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Tường Việt, nộp 36,5 triệu cổ phần SCB.
Ông Dương Tấn Trước, Tổng Giám đốc Công ty Tường Việt, sau khi khởi tố vụ án đã trả cho SCB hơn 813 tỉ đồng, xin được nộp lại hơn hơn 2,204 tỉ đồng đã nhận của bà Trương Mỹ Lan. Bị can cũng đã nộp khắc phục hơn 52 tỉ đồng. Ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella, được xác định đã nộp khắc phục hơn 657 tỉ đồng và hơn 3,3 triệu USD.
Bị can Đỗ Thị Nhàn, cựu cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã nộp khắc phục 4,8 triệu USD và 10 sổ tiết kiệm ngân hàng có tổng số tiền hơn 10 tỉ đồng. Ông Nguyễn Văn Hưng, cựu phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước, nộp 390.000 USD. Nhiều bị can trong đoàn thanh tra đã nộp lại tiền đã nhận từ SCB.
Cáo trạng cho rằng một số bị can còn có tình tiết giảm nhẹ vì có thành tích xuất sắc trong công tác. Trong đó, bị can Nguyễn Văn Hưng từng được nhận Huân chương lao động hạng Nhì; Nguyễn Văn Du (cựu quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước) được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Nguyễn Cao Trí nhận Huân chương Lao động hạng Ba...
Trong vụ án, bị can Trương Mỹ Lan được ghi nhận tích cực tham gia hoạt động từ thiện, phòng chống dịch, đóng góp cho cộng đồng, cùng với Dương Tấn Trước và Nguyễn Cao Trí.
Cơ quan tố tụng cáo buộc bị can Trương Mỹ Lan tuy không giữ chức vụ tại Ngân hàng SCB nhưng với việc nắm phần lớn cổ phần tại đây, bị can đã chi phối, lũng đoạn và chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của SCB.
Bị can Lan đã chỉ đạo cấp dưới là lãnh đạo ngân hàng phối hợp cùng đơn vị thẩm định giá tạo lập khách hàng vay vốn khống, nhờ người đứng tên tài sản, tạo hồ sơ khống. Cơ quan điều tra cáo buộc từ tháng 2-2018 đến tháng 10-2022, bị can Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỉ đồng và chiếm đoạt 304.000 tỉ đồng để phục vụ chi tiêu cá nhân. Ngoài ra, bà Lan còn bị cáo buộc gây thiệt hại tiền lãi phát sinh gần 130.000 tỉ đồng.
Bộ Công an đề xuất 6 trường hợp nổ súng không cần cảnh báo Bộ Công an đề xuất quy định về 6 trường hợp người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng mà không cần cảnh báo. Bộ Công an vừa hoàn tất dự thảo luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) để lấy ý kiến đóng góp của các cơ...