Dạy thêm, học thêm: Khi không nhìn từ góc độ lương giáo viên
Việc Bộ GDĐT đang phối hợp với sở GDĐT các địa phương kiểm tra, xử lý việc dạy thêm, học thêm có thể tạm thời lắng xuống một thời gian tuy nhiên, để hoạt động này có thể hoàn toàn chấm dứt như mong muốn của những người làm công tác quản lý, thì việc nhận dạng chính xác nguyên nhân là một yêu cầu cấp thiết.
Bởi vì, theo nhiều nhà khoa học giáo dục, không chỉ vì lương giáo viên thấp mới khiến cho tệ nạn này hoành hành.
Cảnh học thêm thường thấy trong các lò luyện mỗi khi mùa thi đến. Ảnh: TRẦN LÂM
Thi cử, chương trình, sách giáo khoa…
Nếu xét về nguyên nhân là SGK, chúng ta có thể tham khảo ý kiến của GS Nguyễn Lân Dũng. GS đã dẫn chứng về một chuyên ngành mà ông am hiểu, đấy là chương trình và SGK sinh học ở bậc phổ thông. Theo GS Nguyễn Lân Dũng, bộ SGK sinh học là cố gắng rất lớn của nhiều tác giả, nhưng rất tiếc là chương trình lại không hợp lý: “Rõ ràng là rất nhiều vấn đề, nhưng các vấn đề đưa ra ở đây rất “nông”.
Tôi đã mua trên 70 cuốn SGK sinh học ở bậc phổ thông ở các nước và thấy chương trình ở ta chẳng giống nước nào cả (!). Vừa nặng lại vừa thấp. Hầu như tất cả các môn học ở khoa sinh trường ĐH sư phạm đều có trong chương trình phổ thông. Tôi đã thử hỏi nhiều em đang học cấp III và thấy các em hiểu biết rất mù mờ và hầu như chả mấy em thích thú. Em nào định thi vào sinh, vào y, vào dược thì đi tìm sách đại học để đọc thêm, vì phải cạnh tranh rất cao, trong khi sách phổ thông quá sơ lược…”.
Không thiếu những trường hợp như sinh viên đại học toát mồ hôi với toán lớp 6, học sinh lớp 12 không giải được toán lớp 3… Trên các trang mạng xã hội không hiếm trường hợp cha mẹ lập topic cầu cứu cách giải bài toán cho con ở tiểu học… GS-TS Hoàng Xuân Sính – Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam – nhận xét “Tôi chưa tìm thấy gia đình nào ở Hà Nội không cho con học thêm”.
Theo GS Hoàng Xuân Sính, nếu ta chịu khó làm một nghiên cứu về việc học thêm của học sinh Hà Nội, ta sẽ thấy con số đó lớn từng nào. Tuy nhiên, GS Sính nhìn nhận sự việc ở góc độ khác hơn: “Đó là trình độ của người dạy và người ra đề thi cần được chú ý. Về vấn đề này, GS Phạm Minh Hạc còn đề cập tới tâm lý phụ huynh. Theo GS Hạc, phụ huynh thường muốn con mình biết nhiều, biết sớm, không thua kém bạn bè. Vì vậy, cho con học sớm, học nhiều cũng là một cách để phụ huynh đạt được mong muốn này.
Video đang HOT
Phải chữa nguyên nhân gây bệnh
GS Hoàng Xuân Sính khẩn thiết đề nghị phải “làm cho các gia đình biết để dành tiền cho con học ở bậc đại học, không tiêu vô bổ vào việc học thêm ở bậc học dưới mà làm hỏng con”.
Để “chữa” SGK, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng cần tham khảo chương trình các nước. “Tôi chú ý đến chương trình của hai nước: Pháp và Nepal. Pháp là một nước khoa học phát triển, nhưng học sinh phổ thông không học sinh học mà chỉ học môn khoa học về sự sống và về trái đất. Đó là cách dạy tích hợp những kiến thức về sự sống và về trái đất nói chung.
Còn ở Nepal- một nước rất nghèo, họ lại coi kiến thức phổ thông hết lớp 10 là đủ rồi. Họ dành hai lớp 11 và 12 để phân ban sâu. Có 4 phân ban và chỉ có ban hóa – sinh mới học sinh học mà thôi. Chính vì vậy, tôi giật mình khi mua 2 cuốn sách giáo khoa sinh học lớp 11 và lớp 12, mỗi cuốn trên 700 trang. Thế thì cần gì phải dạy thêm, học thêm nữa?”.
“Đổi mới triệt để chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo ở tất cả các cấp học sao cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, phục vụ sát với yêu cầu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo kịp trình độ tiên tiến thế giới” để xóa bỏ tình trạng dạy thêm, học thêm là ý kiến của PGS-TS Đặng Danh Ánh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu, đào tạo và tư vấn KHCN.
Cụ thể hơn, ông cho rằng cần kiên quyết cắt bỏ trong chương trình học tập những kiến thức không cần thiết và kiến thức vượt quá sức lứa tuổi học sinh, giảm nhẹ nội dung chuyên môn, rèn luyện toàn diện, phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh học tập thoải mái… thì mới tiến tới xóa bỏ tình trạng dạy thêm, học thêm được.
Để chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm và hoạt động thu, chi trái quy định, Bộ GDĐT đề nghị các đồng chí chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền, các ngành liên quan phối hợp với các cơ quan quản lý giáo dục thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Chỉ đạo việc xác minh giải quyết cụ thể đối với từng đơn vị, trường học, tổ chức, cá nhân vi phạm được báo chí nêu rõ danh tính, địa điểm, trả lời báo chí và thông báo kết quả về Bộ GDĐT.
Theo laodong
Sĩ tử 5 năm rớt đại học và chuyện 20 đô la
Trong kì thi đại học vừa qua, có một câu chuyện về cậu bạn từ Quế Sơn, Quảng Nam đi thi thanh nhạc hệ đại học. Tuy nhiên, đằng sau đó là bài học cho các bạn trẻ trên con đường lựa chọn nghề nghiệp.
Hoàn cảnh của cậu rất khó khăn, đi thi chỉ với hành trang là kiến thức vỏn vẹn về 7 nốt nhạc 700.000 đồng lệ phí. Cậu chỉ có thể hát một vài bài đơn giản và vài bài dân ca với giọng yếu, sai nhạc. Và đây là lần thứ 5 cậu đi thi, cậu quyết tâm thi... đến già, khi nào đậu mới thôi.
Qua lời kể của cậu thì gia đình cậu không hề có ti vi, những bài hát học được đều là qua đài radio và những cụ lớn tuổi hát cho nghe các làn điệu dân ca. Cậu còn có vài bản chép nhạc nhặt được từ bốn lần thi trước của những thí sinh khác bỏ lại. Cuộc sống của cậu và cả xóm làng đều rất khó khăn, cả làng chỉ có hai chiếc điện thoại. Cậu nuôi ước mơ học nhạc để dạy lại cho trẻ em trong làng.
Nếu được gặp anh chàng này, bạn sẽ nói gì?
"Hãy dừng lại" hay "tiếp tục ước mơ"?
Nhiều người ủng hộ anh chàng thi rớt đại học 5 năm này và động viên anh chàng...năm sau thi tiếp. Mặc dù anh ấy vẫn không hề luyện thi, không hề học thêm về thanh nhạc, không hề chuẩn bị gì hơn cho mình ngoài 7 nốt nhạc. 99,99% là anh chàng năm sau vẫn sẽ rớt, vậy mà nhiều người vẫn rơi nước mắt xót xa, đồng cảm cho chàng trai nghèo giàu nghị lực, đam mê hoài bão lớn và ủng hộ hết mình rằng anh ấy nên tiếp tục theo đuổi ước mơ.
Giáo sư Max Bazerman ở đại học Harvard có một bài học rất hay dành cho các sinh viên, bài học ấy có tên: "20 đô la". Cả lớp sẽ cùng chơi một trò chơi với luật thế này: Có 20 đô la được mang ra đấu giá. Mọi người tự do tham gia theo 2 điều kiện: Mỗi lần đấu phải hơn nhau 1 đô la và người thắng sẽ được 20 đô la ấy, nhưng người về thứ hai, tức người ra giá thấp hơn người thắng 1 đô la sẽ phải trả tiền mà không nhận được thứ gì cả. Nói một cách khác, người về nhì "mua" tờ 20 đô la ấy cho người ra giá cao nhất.
Ban đầu, cuộc chơi khá gay cấn khi rất nhiều sinh viên tham gia. Nhưng khi mức giá đã dần dần tăng lên cao, số người tham gia rơi rụng đi. Sau cùng, mức giá đã lên đến 16 đô la, hầu hết mọi người đều bồn chồn không hiểu cuộc đấu giá này sẽ đi về đâu. Chỉ còn hai sinh viên tham gia, và người còn lại đã ra giá 17 đô la. Người kia rơi vào tình thế một là ra giá 18 đô la, hai là chấp nhận thua và mất 16 đô la.
Cuộc đấu giá vẫn tiếp tục, lên đến mức 20 đô la. Lẽ ra, lúc này chính xác là thời điểm mà một trong hai nên bỏ cuộc, thay vì tiếp tục dấn thân và mất thêm nhiều tiền nữa. Nhưng cuộc đấu giá chỉ chịu dừng lại khi đã ở mức 204 đô la. Có một cuốn sách bình luận như thế này về trò chơi: "Cái hố họ tự đào cho chính mình càng sâu thì họ càng cảm thấy thôi thúc để đào nó sâu hơn nữa". Chúng ta thường hay mù quáng theo đuổi một thứ gì đó khi bản thân đã bỏ ra quá nhiều công sức, thời gian, tiền bạc cho nó, để rồi chỉ đau đớn chịu dừng lại khi đã gần như mất thêm rất nhiều thứ khác nữa.
Vì thế, cho dù chàng trai ấy có là thi 5 năm Đại học rồi vẫn rớt, ta cũng không thể vì "đã vất vả 5 năm" ấy mà động viên anh ta đừng từ bỏ. Đây chính là lúc thích hợp nhất để tỉnh ngộ (dù có phần đã muộn màng) rằng một là ngừng lại, hai là anh ấy sẽ mất nhiều hơn như thế!
Tiếng vỗ tay hoan hô
Vấn đề trong câu chuyện chàng trai này, và cả trong câu chuyện 20 đô la, đó không chỉ là sự mù quáng của những người trong cuộc, mà còn là tiếng vỗ tay hoan hô, động viên, ủng hộ nhiệt liệt của những người xung quanh. Nhưng nếu như ở chuyện 20 đôla, thái độ của mọi người chỉ là sự vui vẻ tức thời do hoàn cảnh, thì ở chuyện chàng trai, đó còn là cách hành xử cho thấy nhiều người đang phí hoài nước mắt để khóc thương một cách sai lầm. Tại sao họ lại mù quáng trong việc tỏ ra đồng cảm, đến mức không còn nhìn rõ vấn đề được nữa?
Còn anh bạn kia, liệu nên nhìn nhận anh chàng này là kiên trì với ước mơ hay là cố chấp đến mức ích kỷ. 5 năm theo đuổi một công việc không chứng minh là ai đó sẽ xứng đáng có được thứ họ muốn. Đó có khi chỉ là một sai lầm kéo dài!
Còn chúng ta, khi nghe những câu chuyện tương tự, rất dễ bị các yếu tố thương tâm chi phối lý trí. Ví dụ như tất cả những chi tiết như nhà nghèo, cả làng chỉ hai chiếc điện thoại, mong muốn được học nhạc để về dạy nhạc cho trẻ em trong làng.... khiến ta bị xúc động đến mức không nhận ra bản chất vấn đề có khả thi hay không? Và thực tế là nếu hoàn cảnh như thế, anh ấy hoàn toàn không đủ khả năng thi vào thanh nhạc cũng như theo học thanh nhạc.
Nếu muốn giúp đỡ quê hương, vẫn có rất nhiều cách khác! Vì thế hãy tỉnh táo. Tỉnh táo ngay trong những quyết định của chính mình hay trước khi bạn định buông những lời khuyến khích, động viên. Đôi lúc dừng lại hay từ bỏ không phải là một thất bại, đó chỉ đơn giản cho thấy bạn đã đủ trưởng thành.
Theo Hoa Học Trò
Thủ khoa là phải vừa học vừa chơi Hầu hết trong hơn 100 thủ khoa của kỳ thi đại học năm 2012 đều không phải các học sinh dẫn đầu lớp hay các kỳ thi, các em là những học sinh có học lực khá nhưng biết cân bằng giữa học và chơi. Không học thêm, không luyện thi, biết cách chơi Thủ khoa ĐH Ngoại ngữ Nguyễn Nguyệt Minh (THPT...