Dồn sức luyện thi giai đoạn nước rút
Bất chấp cái nóng rang người, sĩ tử từ các vùng quê nghèo lên phố luyện thi ven Trường ĐH Tây Nguyên và các vùng phụ cận trên địa bàn TP Buôn Ma thuột (Đắk Lắk) miệt mài luyện thi trong các khu trọ “ổ chuột” chờ ngày dự thi ĐH.
Những ngày này, hàng trăm sĩ tử thuê phòng trọ luyện thi ven Trường ĐH Tây Nguyên vẫn bất chấp cái nóng oi bức “nhốt” mình trong các khu nhà trọ “ổ chuột” để “nhồi” kiến thức. Ngoài sĩ tử ở các huyện xa tỉnh Đắk Lắk như: Lắk, Cư Kuin, Krông Buk…, có nhiều sĩ tử quê tận Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai hay Kon Tum cũng tìm về cơ sở luyện thi Trường ĐH Tây Nguyên thuê phòng trọ luyện thi. Nhiều sĩ tử chung quan điểm phải cố gắng chắt chiu từng giờ, từng ngày ôn luyện để có kết quả tốt nhất, nếu không đỗ Đại học thì tối thiểu phải ngang “sàn” để xét tuyển Cao đẳng.
Sĩ tử Hoàng Thị Thủy (HS trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Cư Jut, Đắk Nông), chia sẻ: “Để có thể đỗ vào ngành Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Tài chính – Marketing TPHCM sẽ phải nỗ lực không ngừng, ngoài kiến thức ôn luyện tại cơ sở luyện thi, tối đến phải “cày” gần nửa đêm mới nghỉ. Nhiều bạn học đến 2, 3 giờ sáng là chuyện thường…”. Sĩ tử Hoàng Thị Nếp bạn cùng trường, nói thêm: “Phải cố gắng thôi chứ biết làm sao, trong khi ngày thi đã gần kề…”.
Không thua các nam sĩ tử,em Hoàng Thị Nếp (áo đỏ, HS trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Cư Jut, Đắk Nông) miệt mài ôn luyện cùng bạn.
Video đang HOT
Men sâu trong một con hẻm khu vực Trường ĐH Tây Nguyên, chúng tôi bắt gặp hình ảnh sĩ tử Thạch Văn Can (Học sinh Trường THPT Quang Trung, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng), mồ hôi nhễ nhại phải cởi phăng áo ngồi học. Can tâm sự: “Kỳ thi Đại học năm nay trúng phải mùa Euro sĩ tử bị chi phối nhiều lắm, đang học bài mà nghe bên ngoài cỗ vũ, hô hoán “zô, zô… zô” xao động cực kỳ. Nhiều khi chỉ muốn gấp sách, gấp vở chạy đi xem một hồi nhưng bài tập thì chưa làm xong phải nán lại”.
Nóng nực, sĩ tử Thạch Văn Can phải cởi phăng áo ngồi ôn luyện.
Can cho biết ngoài cung thời gian 6 buổi ở lò luyện thi, thời gian trống nửa ngày hầu như không đủ để làm bài tập, các dạng bài tập khó trắng đêm mới hoàn thành là chuyện thường trong tháng cao điểm. Cậu nói: “Học vậy ăn thua gì! Ngày xưa mấy anh chị của em học ác chiến lắm mà còn chưa đỗ ĐH, thi năm 2, năm 3 mới vừa đủ điểm vào trường. Năm nay em quyết tâm thi đỗ năm một vào trường Đại học TDTT TPHCM, 3 anh chị của em đã đỗ vào Trường ĐH Tây Nguyên và Trường Sỹ quan lục quân 2 ở Đồng Nai…”.
Thuận lợi hơn các sĩ tử khác, sĩ tử Lục Văn Ngọc (HS Trường THPT Lắk, huyện Lắk, Đắk Lắk) có anh trai là SV năm 3 ngành Tài chính Ngân hàng – Trường ĐH Tây Nguyên) kèm cặp. Trong căn phòng trọ oi bức, hai anh em vẫn miệt mài ôn luyện, giải đề thi. Ngọc cho biết: “Không phải cứ đến lò luyện học cấp tốc là hay, tùy sức học và cách học mỗi người mà chọn phương pháp ôn luyện phù hợp nhất. Đã học 9 tháng ở trường rồi nên khoảng thời gian này em chỉ tập trung ôn luyện lại các dạng bài tập chứ không học mới. Cái gì không hiểu thì nhờ anh trai chỉ cho….”.
Sĩ tử Lục Văn Ngọc (áo đỏ) cùng anh trai là Lục Đức Thọ (SV năm 3 ngành Tài chính Ngân hàng – Trường ĐH Tây Nguyên) ôn luyện giai đoạn “nước rút”.
Anh trai của Ngọc nói thêm: “Giờ tụi em cũng đang thi cuối kỳ, mình đi trước cũng cố gắng bớt chút thời gian ôn luyện cho em út, đã đi trước thì cố gắng bày những cái gì mình biết…”.
Viết Hảo
Theo dân trí
Luyện thi đại học 'chui' giá 30-50 triệu đồng
Tại Trung tâm Minh Phát, học phí mỗi môn luyện thi cấp tốc lên đến 700.000 đồng/khóa. Nhiều trung tâm hét giá 1 triệu đồng/môn, có gói luyện thi lên đến 30-50 triệu đồng.
Nhiều lò luyện thi ĐH ở TP Đà Nẵng hoạt động không phép, một số trung tâm hét giá cao.
Trung tâm DANIEN và DA.NI.EN (đường Trần Cao Vân) có từng gói luyện thi đặc biệt với mức phí 30-50 triệu đồng/khóa. Theo các nhân viên trung tâm: để đăng ký gói luyện thi này, học viên phải tham gia kiểm tra đầu vào, đơn vị này chỉ thu số tiền trên với những học viên đậu ĐH.
Với học sinh lớp 8, 9 luyện thi vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, THPT Phan Chu Trinh, trung tâm này đưa ra gói đặc biệt với mức giá 40-70 triệu đồng/khóa, trong khi tại các trung tâm khác, số tiền luyện thi chỉ trên dưới 100.000 đồng/môn/tháng.
Theo Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng, nhiều trung tâm chưa có giấy phép hoạt động. Chỉ có sáu trung tâm và ba cơ sở luyện thi ĐH, CĐ được Sở cấp phép hoạt động, còn lại là các lò luyện thi "chui". Con số này ước tính gấp nhiều lần so với số trung tâm hoạt động đúng quy định.
Theo tiền phong
Tràn lan lò luyện thi đại học 'chui' Nhiều điểm luyện thi đại học (LTĐH) ở TP.HCM tự quảng bá có đội ngũ giảng viên toàn người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Có lớp luyện thi học viên phải đóng 7,5 triệu đồng cho nhiều khoản chi phí. Một điểm LTĐH không phép tại Hóc Môn từng bị Sở GD&ĐT đình chỉ hoạt động nhưng nay vẫn hoạt động....