Sĩ tử ồ ạt đổ về thành phố tìm “lò” luyện cấp tốc
Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, hàng trăm sĩ tử vẫn không nghỉ ngơi mà tiếp tục mang hành trang lên thành phố tìm đến các “lò” luyện thi cấp tốc cho kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới.
Sáng sớm nay 5/6, theo ghi nhận của PV Dân trí, không khí tại các bến xe, bến tàu ở TP Cần Thơ bỗng nhiên rất sôi nổi khi có sự xuất hiện của hàng trăm sĩ tử cùng phụ huynh ồ ạt đổ về tìm đến các “lò” luyện thi ôn tập cấp tốc. Tại các bến này, cánh xe ôm được một phen “làm việc” vả mồ hôi.
Sĩ tử từ khắp các tỉnh, thành khăn gói ồ ạt đổ về thành phố Cần Thơ để luyện thi cấp tốc. (Ảnh chụp sáng ngày 5/6 tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ)
Luyện hơn “nửa triệu” một môn
Trong khi đó, tại các trung tâm luyện thi CĐ, ĐH “nổi tiếng” ở TP Cần Thơ như MĐ, BĐT… cũng nhộn nhịp không kém. Qua quan sát của PV Dân trí, các sĩ tử được người thân chở bằng xe máy đến từ khắp các tỉnh ĐBSCL như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang… đến đây ghi danh ôn học.
Sôi nổi trước trung tâm luyện thi MĐ (hẻm 95, đường Mậu Thân, quận Ninh Kiều). (Ảnh: Huỳnh Hải)
Có mặt tại trung tâm luyện thi MĐ trong hẻm 95 đường Mậu Thân (quận Ninh Kiều) lúc 9h sáng 5/6, chúng tôi thấy con hẻm nhỏ này bỗng sôi nổi hẳn lên bởi liên tục có xe máy từ các tỉnh đổ về, xe đậu hàng dài dọc hai bên vỉa hè ngay trước trung tâm. Trong khi đó, bên trong trung tâm, các nhân viên ghi danh của trung tâm khá bận bịu bởi phải ghi thông tin liên tục. Một nhân viên trung tâm cho biết, thường các học sinh đến ghi theo đợt, nhóm bởi các em ở quê hay đi chung với nhau.
Tại trung tâm MĐ, theo tìm hiểu của PV Dân trí, khóa cấp tốc luyện thi CĐ, ĐH được khai giảng vào ngày 6/6 đến sát ngày thi 2/7. Tại đây, học phí ôn một môn là 450.000 đồng, đăng ký ôn theo khối A, B, C, D (mỗi khối 3 môn) là khoảng 1,3 triệu đồng.
Video đang HOT
Ghi danh luyện thi khóa cấp tốc tại một trung tâm luyện thi. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Em Bảo Ngọc (quê Bạc Liêu) cho biết, em đăng ký luyện khối D1. Sau khi thi xong tốt nghiệp, so sánh các đáp án em cộng lại thì thấy khả năng mình đậu rất cao nên em quyết định lên luyện cấp tốc để củng cố thêm kiến thức, đảm bảo cho kỳ thi thi tuyển sinh sắp tới được tốt hơn.
Theo em Ngọc, học chưa đến một tháng nhưng với mức học phí 450.000 đồng/môn là khá cao nhưng vì muốn cho thi “chắc ăn” nên có cao cũng chấp nhận. Theo lịch học khối D1 mà Ngọc đưa cho chúng tôi xem thì quả thật lịch học cũng khá dày. Các sĩ tử phải học liên tục hết tất cả các ngày trong tuần, có ngày học sáng, có ngày học chiều hoặc tối cho đến sát ngày diễn ra kỳ thi. “Thấy lịch học em cũng ngán nhưng với quyết tâm cao đậu trong kỳ thi ĐH này, em sẽ cố gắng hết sức” – Ngọc nói.
Trong khi đó, tại trung tâm luyện thi BĐT nằm trên đường 3/2 cũng tấp nập sĩ tử đến đăng ký ôn luyện khóa cấp tốc. Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại trung tâm này mức học phí cũng rất cao nên nhiều sĩ tử có vẻ lưỡng lự. Một sĩ tử quê ở Sóc Trăng cho biết, em thi khối C, được người quen giới thiệu lên trung tâm BĐT ôn thi nhưng với mức học phí đến 550.000 đồng/môn thì hơi ngán.
Tại bàn ghi danh và một số bảng thông báo của trung tâm BĐT có ghi cả dòng chữ “suy nghĩ kỹ trước khi đăng ký” cũng đã khiến không ít sĩ tử đắn đo. Em Thành (quê Vĩnh Long) cho hay, quả thật khi qua đây ghi danh em đã rất đắn đo không biết có nên ôn hay không. Với mức học phí hơn 1,6 triệu đồng/3 môn, rồi còn tiền nhà trọ, tiền ăn và một số chi phí sinh hoạt khác đối với em là rất khó khăn.
Sĩ tử “suy nghĩ kỹ trước khi đăng ký ghi danh”- lưu ý của một trung tâm luyện thi khiến không ít sĩ tử đắn đo. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Theo ghi nhận chung của PV Dân trí, tại các trung tâm luyện thi này đều có những chế độ chính sách ưu tiên để “kéo” sĩ tử đến ghi danh đăng ký học. Trung tâm MĐ có chế độ giảm học phí từ 10- 50% cho những sĩ tử vùng sâu, sĩ tử cũ, học sinh giỏi. Trong khi đó, trung tâm BĐT lại có chế độ “hậu hĩnh” hơn, ngoài giảm học phí còn có nhiều chế độ thưởng khác. Ngoài ra, các trung tâm còn cho biết sẽ hoàn lại học phí (phần chưa học) nếu chẳng may rớt tốt nghiệp.
Nhà trọ miễn phí trà đá để “kéo” sĩ tử đến ở
Không khí sôi nổi không chỉ diễn ra ở các trung tâm luyện thi CĐ, ĐH mà các nhà trọ ở khu vực gần các trung tâm và trong nội ô TP Cần Thơ cũng “ăn theo” luyện đợt cấp tốc này một cách rất nhộn nhịp.
Một sĩ tử đắn đo chọn trước “một rừng” nhà trọ để ở luyện thi. (Ảnh chụp sáng ngày 5/6 tại nhà chờ xe buýt trước cổng trường ĐH Cần Thơ).
Quanh khu vực gần các trung tâm luyện thi, những tờ quảng cáo đủ kiểu được dán ở các nhà chờ xe buýt, cột điện, thùng điện thoại, tường nhà của các nhà trọ cho thuê với ủ lời mời gọi sĩ tử đến ở.
Ngay tại trung tâm luyện thi MĐ, các tờ giấy giới thiệu cho thuê nhà trọ như tìm nữ ở chung, tìm nam ở chung, tìm người cùng quê ở chung… với lời quảng cáo như giá rẻ, tiện nghi, gần chỗ luyện thi. Không chỉ thế, các tờ giấy cho thuê trọ dán ở một số nhà chờ xe buýt, các nhà trọ còn giới thiệu thẳng thừng “cho thuê nhà trọ, phòng trọ chỉ để luyện trong đợt thi” giá phải chăng, hoặc có chỗ trọ còn nhận đặt cơm phần, cơm tháng và còn kèm theo… miễn phí trà đá để “kéo” sĩ tử về ở.
Nhà trọ cho thuê được dán ở khắp mọi nơi để “ăn theo” luyện thi CĐ, ĐH cấp tốc. (Ảnh chụp trước ĐH Cần Thơ)
Theo ghi nhận của PV, giá cả tại các nhà trọ, phòng trọ cho thuê này cũng khá cao, với mức dao động từ 450.000 đồng trở lên, có nơi đến trên 1 triệu đồng. Nhiều sĩ tử đã bày tỏ sự không ngờ trước giá cả có vẻ cao ở Cần Thơ với chúng tôi khi xem các bảng giới thiệu của các khu nhà trọ dán ở nhà chờ xe buýt.
Theo tính toán của các sĩ tử, tính trung bình tiền học phí luyện thi cộng với tiền trọ, ăn uống, sinh hoạt thì chưa đầy một tháng lên thành phố ôn luyện khóa cấp tốc sẽ tốn vài triệu đồng chứ không ít. “Tốn tiền đã đành rồi nhưng đến kỳ thi cũng không biết sẽ thế nào, chưa nói có ôn được gì hay không. Thôi thì học được gì thì học vậy”, một sĩ tử quê ở Cà Mau bộc bạch.
Huỳnh Hải
Theo Dân Trí
Gia sư luyện thi đại học đắt hàng
Với sự biến mất dần các "lò" luyện thi đại học một thời ở Hà Nội, hình thức gia sư luyện thi đang lên ngôi. Mức học phí của loại hình này khá tốn kém 80.000 đến 150.000 đồng/giờ tùy theo trình độ gia sư và mức thu cao nhất là gia sư thủ khoa với 9 triệu đồng/tháng.
Đắt hàng gia sư thủ khoa
Danh hiệu thủ khoa đại học có tính thuyết phục lớn đối với các bậc phụ huynh có con em dự thi tuyển sinh đại học. Chính vì vậy cái tên CLB gia sư thủ khoa được tìm kiếm khá nhiều trong thời điểm này. "Chúng em vừa tổ chức sơ tuyển vòng loại đợt 1 đầu tháng 4 với 80 thí sinh có nhu cầu luyện thi đại học sắp tới với câu lạc bộ gia sư thủ khoa. Dự kiến CLB sẽ nhận từ 25-30 thí sinh" - Đinh Quang Cường, Chủ nhiệm CLB này cho biết. Cũng theo Đinh Quang Cường, năm ngoái, "lò luyện" này đã cho kết quả khả quan với 20 thí sinh đỗ nguyện vọng 1 và 3 thí sinh đỗ nguyện vọng 2.
Được biết, rất nhiều thí sinh trong số đăng ký theo học tại CLB năm nay là thí sinh Hà Nội. Thí sinh sẽ ăn học hoàn toàn cách biệt với gia đình trong vòng 1 tháng. "Thời khóa biểu sinh hoạt sẽ được công khai rõ với thí sinh và phụ huynh. Việc ăn uống, sinh hoạt, tập luyện cũng có người chuyên trách theo dõi. Năm ngoái cũng đã có trường hợp thí sinh đang học thì bị đau dạ dày nên năm nay CLB chuẩn bị cả nhân viên chăm sóc sức khỏe cho thí sinh" - Đinh Quang Cường cho biết. Mức giá 9 triệu đồng trọn gói cho một khóa học năm 2011 dự kiến sẽ tăng cao hơn vào mùa luyện thi năm nay vì theo Cường, hoạt động của khóa học này sẽ được điều chỉnh với sự tham gia của các giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm luyện thi, kết hợp với sự kèm cặp 24/7 của các cựu thủ khoa hỗ trợ về kỹ năng học và làm bài thi.
Treo giải thưởng xe máy cho gia sư
Tìm đến cách thức thông thường hơn, nhiều gia đình lựa chọn cho con em mình gia sư đồng trang lứa, tức là sinh viên khá giỏi của các trường đại học để hỗ trợ ôn thi. Nguyễn Mai Phương, sinh viên ĐH Ngoại thương cho biết, cô đã có kinh nghiệm làm gia sư hơn 2 năm nay. Không tiết lộ cụ thể mức thu nhập nhưng Mai Phương là một trong những gia sư có mức thu thuộc loại cao từ 120.000-150.000 đồng/buổi. "Nhiều bạn ngoài khoản thu nhập từ các buổi dạy kèm còn được gia đình học sinh treo giải IPad, thậm chí là một chiếc xe máy nếu con họ tiến bộ thực sự" - Mai Phương cho biết. Tuy nhiên, để nhận được giải thưởng này không phải dễ vì thường những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả như vậy lại gặp khó khăn trong việc quản lí con cái học tập. "Có những học sinh em bó tay ngay từ đầu vì các em này chỉ học đối phó theo ý bố mẹ chứ thực ra không hề có ý muốn học, hoặc các em không tập trung trong lúc học dẫn đến hiệu quả học tập thấp, chỉ bằng 1/10 so với các học sinh khác dù khả năng tư duy ngang nhau" - Phương tâm sự.
Bảng điểm càng cao, sinh viên càng có cơ hội kiếm việc ngay khi đang học (ảnh minh họa)
Dù thu nhập khá tốt nhưng gia sư cũng có thể gặp rắc rối khi học sinh tìm đến gia sư không phải để học mà là để tâm sự chuyện tình cảm. Trần Mạnh Hùng, sinh viên ĐH Xây dựng kể về trường hợp phải rút lui không nhận kinh phí khi học sinh của mình đang ở độ tuổi mới lớn đã sớm bập vào chuyện yêu đương trong khi bố mẹ không quan tâm. Khi học gia sư, cô học sinh này coi đây là cơ hội để tâm sự vì muốn được chia sẻ mà không hề tập trung vào việc học. "Dù rất muốn giúp đỡ cô học trò của mình nhưng em buộc phải xin nghỉ vì thấy rằng khó có thể ép một người học tập khi mà còn quá nhiều vấn đề về tâm lý không được bố mẹ quan tâm giúp đỡ" - Hùng chia sẻ.
Chọn gia sư tốt không chỉ căn cứ bảng điểm
"Không phải ai cũng có kiến thức, kỹ năng sư phạm tốt kể cả thủ khoa" - Đinh Mạnh Cường thừa nhận. "Trong danh sách hơn 100 thủ khoa hay các giải nhất, giải nhì kỳ thi quốc tế, CLB chỉ lựa chọn được trên dưới 10 người có khả năng và tâm huyết với công việc gia sư" - Cường cho biết. Thực tế hiện nay, rất nhiều phụ huynh khi chọn gia sư cho con mình thường chỉ căn cứ vào giới thiệu của trung tâm gia sư với bằng chứng là bảng điểm và tên trường ĐH có tiếng của sinh viên làm gia sư. "Ngoài việc xem kết quả học tập của sinh viên thì phụ huynh nên cho con học thử xem có hợp với cách tư duy của con em mình hay không. Chứ tên trường, bảng điểm đôi khi không phản ánh được hết khả năng của gia sư đó. Có một số bạn thực sự rất giỏi nhưng không có khả năng sư phạm, nên không thể trở thành một gia sư tốt được" - Hoàng Quân, sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân cho biết.
Cũng theo sinh viên này hình thức gia sư không phải không có nhược điểm. "Những người đi làm gia sư phần lớn là sinh viên các trường đại học, số ít là giáo viên. Mặc dù kiến thức có thể tốt nhưng khả năng tổng hợp kiến thức của sinh viên vẫn còn thiếu nhiều".
Theo ANTĐ
Lò luyện thi bắt đầu vào mùa Theo nhận định của một giáo viên đã có hơn 15 năm kinh nghiệm ở các lò luyện nổi tiếng trên địa bàn TPHCM thì khoảng 4 - 5 năm gần đây, lò luyện thi đại học theo hình thức truyền thống (học tại các trung tâm) đã bước ra khỏi thời hoàng kim bởi có sự chia sẻ người học với dịch...