“Đạt TOEIC 925 điểm không khó”
Hãy cùng nghe những chia sẻ của Nguyễn Hoài Thu – cựu học viên trung tâm AAC, vừa đạt TOEIC 925 điểm về cách đạt điểm tối đa của bài thi TOEIC.
TOEIC là bài thi tiếng Anh do Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (Education Testing Service) xây dựng, được sử dụng làm tiêu chuẩn đánh giá trình độ Anh ngữ sử dụng trong môi trường làm việc quốc tế là yêu cầu đầu ra của một số ngành/ trường đại học và cũng là yêu cầu đầu vào của rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn.
Điểm tối đa của bài thi TOEIC là 990. Với đa số thì 800 điểm đã là một kết quả mỹ mãn. Vậy để đạt trên 900 điểm TOEIC có phải là một cái đích quá khó?
Hãy cùng nghe những chia sẻ trực tiếp từ “người trong cuộc” – Nguyễn Hoài Thu (ảnh) – cựu học viên của trung tâm AAC, người mới đạt TOEIC 925 điểm.
Chào Thu, dạo này gặp Thu khó quá, chắc do công việc mới quá bận?
Chào anh, thực ra cũng không bận đến nỗi ấy, nhưng hiện tại Thu đang công tác tại một ngân hàng của Nhật và trong thời gian làm việc thì không tiện nghe điện thoại cá nhân nên không thể trả lời anh sớm hơn được.
Được biết đầu năm nay Thu có thi TOEIC và hiện giờ đang cầm trong tay chứng chỉ TOEIC 925 điểm, bạn cảm thấy thế nào?
Thu rất vui vì đã đạt được mục tiêu đề ra là được trên 900 điểm. Không thể phủ nhận rằng điểm số TOEIC đó đã mang đến cho Thu thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt hơn hẳn và đã giúp Thu có được công việc hiện tại.
Nhân đây, Thu có thể chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để đạt được 925 điểm TOEIC không?
Thu thấy để đạt 925 điểm TOEIC cũng không khó lắm đâu. Một phần là do Thu đã có kế hoạch học tập rất rõ ràng, cộng thêm chút thuận lợi và may mắn.
Thu có thể nói rõ hơn được không?
Đầu tiên, Thu xin khẳng định rằng, để đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta phải xác định tiến hành đủ 2 việc: Thứ nhất là không được lơi là việc tự ôn luyện tại nhà và thứ 2 là không được xem nhẹ tầm quan trọng của việc học trên lớp.
Thu đã gặp khá nhiều bạn chỉ chú trọng vào 1 trong 2, tức là chỉ hoàn toàn tự học ở nhà hoặc chỉ tập trung vào những giờ học trên lớp mà về nhà không tự ôn luyện nữa. Có bạn vẫn có thể đạt điểm số kha khá nhưng vô hình chung đã tự giới hạn kết quả, chưa tận dụng hết được khả năng của mình để tối đa hóa điểm số.
Video đang HOT
Tiếp đến, như các bạn cũng biết, khi tham gia các lớp luyện thi hoặc chỉ đơn giản là tìm kiếm trên mạng, chúng ta có thể tiếp cận với nhiều “phương pháp học”. Nhưng quỹ thời gian hàng ngày của chúng ta rất có hạn, vì vậy, đừng ôm đồm tất cả, hãy lựa chọn cho mình những gì phù hợp nhất với bản thân và hãy tập trung theo hướng đó. Đây chính là “bài học xương máu” của Thu. Thời gian đầu Thu cũng rất tham lam và theo đuổi tất cả những phương pháp ôn luyện mà mình biết. Sau đó, mình cảm thấy tiến bộ không nhiều và chán nản.
Tuy nhiên Thu rất may mắn đã được các thầy cô tại AAC hướng dẫn, giúp Thu biết được những gì thực sự phù hợp với mình và từ đó lựa chọn được hướng đi tập trung, cô đọng hơn.
Vậy theo Thu, việc xác định những gì phù hợp với mình mới là quan trọng chứ không nên “học lấy được”. Thu có thể ví dụ một số phương pháp được coi là phù hợp với Thu được không?
Với Thu thì cũng không có gì phức tạp cả. Quan trọng nhất là luôn làm thật kỹ và đầy đủ những bài tập được giao. Nếu thầy cô kiểm tra thấy chưa đúng thì Thu sẽ xem lại để tìm lỗi và sửa sai.
Đó là luyện kỹ năng làm bài. Để mở rộng từ vựng nói chung thì Thu chọn cách học đỡ nhàm chán nhất là xem phim, nghe nhạc, bản tin bằng tiếng Anh. Xem phim và nghe nhạc giúp Thu làm quen với cách diễn đạt, ngữ điệu và phát âm của người bản ngữ. Đọc và nghe các bản tin thì rất hiệu quả để mở rộng vốn từ vựng theo chủ đề. Hai điều này rất quan trọng trong bài thi TOEIC.
Tất nhiên, khi xem phim… Thu cũng thường xuyên phải suy luận ý nghĩa của từ, các cách diễn đạt, nhiều lúc bí cũng phải tra từ điển nữa. Nhưng nói chung là rất hiệu quả và nhớ lâu. Ngoài ra, với các phương pháp mang tính học thuật hơn thì cần có sự hướng dẫn chuyên môn từ giáo viên.
Thu có lời kết nào muốn nói với bạn đọc?
Hãy học nghiêm túc và có phương pháp, tìm cho mình một lớp học phù hợp và một nhóm bạn cùng học. Các bạn sẽ thấy rằng để đạt điểm cao TOEIC không hề khó.
Chúc các bạn thành công.
Xin cám ơn bạn về buổi nói chuyện ngày hôm nay!
Bài viết được thực hiện với sự giúp đỡ của Nguyễn Hoài Thu – cựu học sinh của
Tập đoàn Ngôn ngữ và Kỹ năng AAC
65 Quán Sứ, Hà Nội
Tel: (04) 3942 6726
www.aac.edu.vn
Theo Dân Trí
Sĩ tử ồ ạt tới Văn Miếu trước ngày thi tốt nghiệp
Hy vọng đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp ngày mai 2/6, sáng nay, nhiều học sinh Hà Nội đã đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám "sờ" đầu rùa cầu may.
Ngay từ sáng sớm hôm nay 1/6, Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đã có rất đông học sinh và phụ huynh học sinh đến để cầu may mắn trong kì thi tốt nghiệp THPT bắt đầu vào ngày mai 2/6.
Trước ngày thi tốt nghiệp THPT, nhiều sĩ tử tại Hà Nội tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám cầu may.
Với mong muốn gặp được nhiều may mắn trong kì thi tốt nghiệp, em Trịnh Thị Mai - học sinh lớp 12 Trường THPT Hà Nội - Amsterdam chia sẻ: "Ngày mai là ngày đầu tiên chúng em bước vào kì thi, vì vậy hôm nay em đến đây thắp hương với mong muốn cầu gặp được nhiều may mắn và hy vọng sẽ trúng tủ câu đã học".
Cùng tâm trạng, Nguyễn Tuấn Anh - học sinh lớp 12 Trường THPT Việt - Đức cho biết: "Kỳ thi tốt nghiệp này em lo nhất 2 môn học thuộc nhưng để thoải mái tư tưởng cho ngày mai thi, em hôm nay tự cho mình nghỉ ôn tập để đi đến Văn Miếu thắp hương cầu may mắn cho ngày mai thi".
Mặc dù ban tổ chức Văn Miếu đã chăng dây để cấm "sờ" đầu rùa nhưng để có may mắn nhiều học sinh vẫn cố tình thực hiện.
Mặc dù các bia đá quanh khu Văn Miếu đã được bảo vệ rất nghiêm ngặt, tuy nhiên vẫn có một số học sinh trốn khỏi con mắt của đội ngũ bảo vệ để "sờ" đầu rùa. Thay vào việc "sờ" trộm vào đầu rùa, nhiều học sinh có ý thức hơn thì viết lời cầu may và điều ước của mình vào bảng ước trong khu Văn Miếu.
Viết lời cầu may và điều ước của mình vào bảng ước trong khu Văn Miếu.
Không chỉ đông học sinh có mặt tại Văn Miếu mà còn có nhiều phụ huynh đi cùng các em đến cầu may. Cô Ngô Ngọc Anh ở quận Ba Đình - Hà Nội cho hay: "Trước bất cứ kì thi nào cô cũng đều cùng con trai của mình đến đây để cầu mong cho con hoàn thành tốt bài thi, dù chỉ là yếu tố tâm linh nhưng cô tin rằng nếu thành tâm thì con cô sẽ hoàn thành tốt kì thi".
Dưới đây là hình ảnh các sĩ tử và người nhà cầu may tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám sáng nay 1/6:
Nhữ Trang
Theo dân trí
Thi tốt nghiệp THPT: Bí quyết đạt điểm cao Sĩ tử mùa thi 2012 cần chuẩn bị gì trước, trong những ngày cuối cùng trước kỳ thi tốt nghiệp 2012? Những lưu ý trong quy chế thi tốt nghiệp 2012? Vào phòng thi, cần lưu ý gì để đạt điểm cao nhất? Theo thầy Tống Giang, tổ trưởng bộ môn lịch sử Trường THPT Phạm Thái Bường, Trà Vinh, sát ngày thi...