Tràn lan lò luyện thi đại học ‘chui’
Nhiều điểm luyện thi đại học (LTĐH) ở TP.HCM tự quảng bá có đội ngũ giảng viên toàn người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Có lớp luyện thi học viên phải đóng 7,5 triệu đồng cho nhiều khoản chi phí.
Một điểm LTĐH không phép tại Hóc Môn từng bị Sở GD&ĐT đình chỉ hoạt động nhưng nay vẫn hoạt động.
Luyện thi “nhiều chung”
Những ngày gần đây, trên một số tuyến đường của quận Gò Vấp như: Cây Trâm, Phạm Văn Chiêu… xuất hiện nhiều băng rôn quảng cáo Trung tâm LTĐH Thầy Đồ.
Tại đây, một người tự xưng là Thạc sĩ Nguyễn Long Thành nói: Khóa luyện thi cấp tốc ở đây học phí là 3 triệu đồng. Học phí hơi cao vì các thầy cô dạy ở đây đều là tiến sĩ, thạc sĩ hết.
Học viên ở nội trú thì đóng thêm 400.000 đồng/tháng. Người này cho biết thêm: Học viên học tập và ăn ở, ngủ nghỉ đều tại căn nhà này.
Tại Trung tâm LTĐH chất lượng cao Thống Nhất, nhân viên tư vấn nói: “Nếu đóng theo khối (3 môn) thì 1,5 triệu đồng, học từng môn thì môn Toán có giá 600.000 đồng, các môn Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh: 500.000 đồng/môn.
Video đang HOT
Lớp đặc biệt có giá: 2,8 triệu đồng. Theo nhân viên này, lớp đặc biệt là số tiết dạy nhiều hơn, học viên học 2 ca sáng và chiều. Ở đây học viên cũng theo lối nhiều chung: Ăn, ở, ngủ nghỉ, luyện thi tại chỗ.
Tại Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi đại học Trường Đạt, nhân viên cho biết, mỗi học viên phải đóng tổng cộng hơn 7,5 triệu đồng cho một tháng luyện thi. Trong đó, học phí mỗi môn là 1,7 triệu đồng, tiền ăn 1,8 triệu đồng và tiền nội trú 690.000 đồng.
Nhiều trung tâm luyện thi không phép các năm trước bị cơ quan chức năng yêu cầu ngưng hoạt động, nhưng đang tái diễn hoạt động dù chưa xin phép.
Trung tâm LTĐH (không tên) trên đường Nguyễn Thị Sóc, huyện Hóc Môn năm 2011 bị thanh tra Sở GD&ĐT TPHCM kiểm tra, lập biên bản xử phạt và yêu cầu ngưng hoạt động vì không phép.
Tại đây, một thầy giáo cho chúng tôi biết: Học phí khóa luyện thi cấp tốc ở trung tâm là 1,5 triệu đồng. Mấy ngày trước là 1,8 triệu đồng, nhưng giờ qua ngày khai giảng nên hạ xuống.
Học viên nếu ở nội trú thì đóng thêm 400.000 đồng/tháng. Theo xác minh của chúng tôi, các trung tâm trên đều chưa được Sở GD&ĐT TPHCM cấp phép hoạt động.
Trường THPT cũng làm “chui”
Theo đại diện Phòng Giáo dục thường xuyên Sở GD&ĐT TP.HCM, các trường THPT, THCS nếu muốn hoạt động dạy bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ đều phải xin phép và được Sở cấp phép thì mới được hoạt động.
Tuy nhiên, tại TP.HCM, hàng loạt trung tâm luyện thi ĐH đặt tại các trường THPT, THCS đang hoạt động chui. Theo thông tin từ Sở, đơn vị này cấp phép hoạt động văn hóa ngoài giờ cho Cơ sở bồi dưỡng văn hóa Thế Hệ trẻ tại Gò Vấp.
Tuy nhiên, tại trường THPT Lam Sơn cũng xuất hiện trung tâm LTĐH cùng tên. Trong vai người đi đăng ký luyện thi, chúng tôi được nhân viên của đơn vị này cho biết: Nơi học là tại trường THPT Lam Sơn, học phí khóa cấp tốc gồm 2 mức: Lớp học một ngày một buổi có học phí 2 triệu đồng/khóa lớp học 2 buổi/ngày có học phí là 2,5 triệu đồng/khóa. Tương tự Trường THCS – THPT Âu Lạc (Gò Vấp) cũng tự hình thành trung tâm luyện thi ĐH và thông báo chiêu sinh LTĐH cấp tốc chỉ tuyển sinh khối A.
Hàng loạt trung tâm khác cũng đang hoạt động chui như tại khu vực quận 6, quận Tân Phú, quận 10: Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và phát triển giáo dục Hồng Hà, Trung tâm LTĐH Minh Trí, Trung tâm luyện thi Mạc Đĩnh Chi, Trung tâm LT ĐH chất lượng cao CFE, Trường THPT Trần Nhân Tông, Trung tâm luyện thi chất lượng cao QSC…
Theo thống kê của Sở GD&ĐT TPHCM, hiện có trên 240 cơ sở bồi dưỡng văn hóa được cấp phép hoạt động.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, nói: “Nếu phát hiện trung tâm nào hoạt động không phép, chúng tôi sẽ xử lý theo đúng Nghị định 49 về xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, Sở sẽ tiến hành thanh tra, đơn vị nào vi phạm sẽ đóng cửa, hoàn trả lại học phí cho người học”.
Theo Tiền Phong
Gia sư luyện thi đại học đắt hàng
Với sự biến mất dần các "lò" luyện thi đại học một thời ở Hà Nội, hình thức gia sư luyện thi đang lên ngôi. Mức học phí của loại hình này khá tốn kém 80.000 đến 150.000 đồng/giờ tùy theo trình độ gia sư và mức thu cao nhất là gia sư thủ khoa với 9 triệu đồng/tháng.
Đắt hàng gia sư thủ khoa
Danh hiệu thủ khoa đại học có tính thuyết phục lớn đối với các bậc phụ huynh có con em dự thi tuyển sinh đại học. Chính vì vậy cái tên CLB gia sư thủ khoa được tìm kiếm khá nhiều trong thời điểm này. "Chúng em vừa tổ chức sơ tuyển vòng loại đợt 1 đầu tháng 4 với 80 thí sinh có nhu cầu luyện thi đại học sắp tới với câu lạc bộ gia sư thủ khoa. Dự kiến CLB sẽ nhận từ 25-30 thí sinh" - Đinh Quang Cường, Chủ nhiệm CLB này cho biết. Cũng theo Đinh Quang Cường, năm ngoái, "lò luyện" này đã cho kết quả khả quan với 20 thí sinh đỗ nguyện vọng 1 và 3 thí sinh đỗ nguyện vọng 2.
Được biết, rất nhiều thí sinh trong số đăng ký theo học tại CLB năm nay là thí sinh Hà Nội. Thí sinh sẽ ăn học hoàn toàn cách biệt với gia đình trong vòng 1 tháng. "Thời khóa biểu sinh hoạt sẽ được công khai rõ với thí sinh và phụ huynh. Việc ăn uống, sinh hoạt, tập luyện cũng có người chuyên trách theo dõi. Năm ngoái cũng đã có trường hợp thí sinh đang học thì bị đau dạ dày nên năm nay CLB chuẩn bị cả nhân viên chăm sóc sức khỏe cho thí sinh" - Đinh Quang Cường cho biết. Mức giá 9 triệu đồng trọn gói cho một khóa học năm 2011 dự kiến sẽ tăng cao hơn vào mùa luyện thi năm nay vì theo Cường, hoạt động của khóa học này sẽ được điều chỉnh với sự tham gia của các giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm luyện thi, kết hợp với sự kèm cặp 24/7 của các cựu thủ khoa hỗ trợ về kỹ năng học và làm bài thi.
Treo giải thưởng xe máy cho gia sư
Tìm đến cách thức thông thường hơn, nhiều gia đình lựa chọn cho con em mình gia sư đồng trang lứa, tức là sinh viên khá giỏi của các trường đại học để hỗ trợ ôn thi. Nguyễn Mai Phương, sinh viên ĐH Ngoại thương cho biết, cô đã có kinh nghiệm làm gia sư hơn 2 năm nay. Không tiết lộ cụ thể mức thu nhập nhưng Mai Phương là một trong những gia sư có mức thu thuộc loại cao từ 120.000-150.000 đồng/buổi. "Nhiều bạn ngoài khoản thu nhập từ các buổi dạy kèm còn được gia đình học sinh treo giải IPad, thậm chí là một chiếc xe máy nếu con họ tiến bộ thực sự" - Mai Phương cho biết. Tuy nhiên, để nhận được giải thưởng này không phải dễ vì thường những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả như vậy lại gặp khó khăn trong việc quản lí con cái học tập. "Có những học sinh em bó tay ngay từ đầu vì các em này chỉ học đối phó theo ý bố mẹ chứ thực ra không hề có ý muốn học, hoặc các em không tập trung trong lúc học dẫn đến hiệu quả học tập thấp, chỉ bằng 1/10 so với các học sinh khác dù khả năng tư duy ngang nhau" - Phương tâm sự.
Bảng điểm càng cao, sinh viên càng có cơ hội kiếm việc ngay khi đang học (ảnh minh họa)
Dù thu nhập khá tốt nhưng gia sư cũng có thể gặp rắc rối khi học sinh tìm đến gia sư không phải để học mà là để tâm sự chuyện tình cảm. Trần Mạnh Hùng, sinh viên ĐH Xây dựng kể về trường hợp phải rút lui không nhận kinh phí khi học sinh của mình đang ở độ tuổi mới lớn đã sớm bập vào chuyện yêu đương trong khi bố mẹ không quan tâm. Khi học gia sư, cô học sinh này coi đây là cơ hội để tâm sự vì muốn được chia sẻ mà không hề tập trung vào việc học. "Dù rất muốn giúp đỡ cô học trò của mình nhưng em buộc phải xin nghỉ vì thấy rằng khó có thể ép một người học tập khi mà còn quá nhiều vấn đề về tâm lý không được bố mẹ quan tâm giúp đỡ" - Hùng chia sẻ.
Chọn gia sư tốt không chỉ căn cứ bảng điểm
"Không phải ai cũng có kiến thức, kỹ năng sư phạm tốt kể cả thủ khoa" - Đinh Mạnh Cường thừa nhận. "Trong danh sách hơn 100 thủ khoa hay các giải nhất, giải nhì kỳ thi quốc tế, CLB chỉ lựa chọn được trên dưới 10 người có khả năng và tâm huyết với công việc gia sư" - Cường cho biết. Thực tế hiện nay, rất nhiều phụ huynh khi chọn gia sư cho con mình thường chỉ căn cứ vào giới thiệu của trung tâm gia sư với bằng chứng là bảng điểm và tên trường ĐH có tiếng của sinh viên làm gia sư. "Ngoài việc xem kết quả học tập của sinh viên thì phụ huynh nên cho con học thử xem có hợp với cách tư duy của con em mình hay không. Chứ tên trường, bảng điểm đôi khi không phản ánh được hết khả năng của gia sư đó. Có một số bạn thực sự rất giỏi nhưng không có khả năng sư phạm, nên không thể trở thành một gia sư tốt được" - Hoàng Quân, sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân cho biết.
Cũng theo sinh viên này hình thức gia sư không phải không có nhược điểm. "Những người đi làm gia sư phần lớn là sinh viên các trường đại học, số ít là giáo viên. Mặc dù kiến thức có thể tốt nhưng khả năng tổng hợp kiến thức của sinh viên vẫn còn thiếu nhiều".
Theo ANTĐ
Lò luyện thi bắt đầu vào mùa Theo nhận định của một giáo viên đã có hơn 15 năm kinh nghiệm ở các lò luyện nổi tiếng trên địa bàn TPHCM thì khoảng 4 - 5 năm gần đây, lò luyện thi đại học theo hình thức truyền thống (học tại các trung tâm) đã bước ra khỏi thời hoàng kim bởi có sự chia sẻ người học với dịch...