Đầy hơi, trướng bụng có phải viêm đại tràng?
Tôi thỉnh thoảng bị trướng bụng rất khó chịu. Thường sau một bữa ăn thì bụng đầy hơi căng trướng lên, nhưng không đau bụng hay đi ngoài. Thỉnh thoảng tôi cũng bị táo bón và tiêu ra máu. Có phải tôi bị viêm đại tràng?
Lê Hoài Thu (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Viêm đại tràng là một trong những bệnh về tiêu hóa với nhiều biểu hiện phức tạp. Thông thường người bệnh sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng dưới như có tảng đá đè lên, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, kèm theo đầy hơi, trướng bụng, sôi bụng.
Viêm đại tràng là bệnh thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi; Không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; Táo bón kéo dài; Thường xuyên căng thẳng, lo âu; Tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ: dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột.
Viêm đại tràng có cấp tính và mạn tính. Viêm đại tràng cấp dễ biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng…
Video đang HOT
Nếu người bệnh không điều trị sớm sẽ làm lớp niêm mạc đại tràng ngày càng tổn thương, lâu dần biến chứng thành viêm đại tràng mạn tính, ác tính và nhiều bệnh nguy hiểm khác, khó điều trị.
Bạn cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa để đánh giá lại tình trạng và chẩn đoán chính xác, từ đó mới có hướng dẫn điều trị cụ thể, không nên để lâu hoặc tự ý mua thuốc uống.
Dấu hiệu viêm túi thừa đại tràng
Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên từ thành đại tràng. Viêm túi thừa là tình trạng khi túi thừa bị nhiễm khuẩn và viêm.
Đau bụng dưới: Cơn đau bụng dưới kéo dài tới vài ngày là một triệu chứng phổ biến của viêm túi thừa. Người bệnh có thể cảm thấy căng trướng bụng, thay đổi nhu động ruột và đau bụng dữ dội.
Kích ứng ruột: Tiêu chảy nặng kèm theo cảm giác đau đớn khi đi ngoài cũng là một triệu chứng của viêm túi thừa. Triệu chứng này có thể đi kèm với những cơn đau thắt bụng, buồn nôn và nôn mửa.
Đi ngoài ra máu: Những người bị viêm túi thừa thường gặp tình trạng xuất huyết ruột thẳng, khiến phân ra lẫn với máu. Nếu triệu chứng đi ngoài ra máu đi kèm với cơn sốt cao, cảm giác đau bụng dữ dội và nôn mửa liên tục, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Đầy hơi: Viêm túi thừa có thể gây tình trạng đầy hơi và xì hơi liên tục trong nhiều ngày, thậm chí đến hàng tuần. Cảm giác đầy hơi có thể thuyên giảm sau khi đi ngoài.
Sốt: Một số người khi bị viêm ruột thừa sẽ bị sốt cao. Nếu cơn sốt cao kéo dài, kèm với cảm giác ớn lạnh, đó còn có thể là dấu hiệu viêm màng bụng, một dạng viêm nặng ở lớp mô mỏng trong khoang dạ dày.
Viêm đường tiết niệu: Trong một số trường hợp, túi thừa đại tràng phình to tới mức đè ép lên bàng quang. Các triệu chứng của tình trạng này tương tự như triệu chứng viêm đường tiết niệu, bao gồm đi tiểu nhiều và tiểu rắt.
Buồn nôn và nôn mửa: Viêm túi thừa sẽ khiến hệ tiêu hóa của người bệnh trở nên nhạy cảm bất thường, dẫn đến những trận nôn mửa liên tiếp. Điều này sẽ gây khó khăn cho người bệnh trong việc ăn uống và sử dụng dược phẩm điều trị.
Chán ăn: Bản thân chứng viêm ruột thừa không gây chán ăn, mà các triệu chứng của nó mới là nguyên nhân. Buồn nôn, nôn mửa khiến người bệnh không muốn ăn uống bất cứ thứ gì, và điều này có thể dẫn đến sụt cân, thay đổi nhu động ruột, khiến tình trạng bệnh càng trở nặng.
Đau rát khi tiểu tiện: Trong một vài trường hợp, người bị viêm túi thừa cảm thấy nóng rát khi đi tiểu. Đây có thể là một triệu chứng nguy cấp nếu là do một đường rò phát triển giữa đại tràng và bàng quang, khiến phân và hơi rò vào đường tiểu./.
Hoàng tinh chủ trị tỳ vị hư nhược Theo quan niệm của Đông y, hoàng tinh vị ngọt, tính bình tác dụng vào các kinh tỳ, phế, thận. Có công dụng bổ khí dưỡng âm, kiện tỳ, nhuận phế, ích thận. Thân rễ hoàng tinh cắt bỏ rễ con, rửa sạch ủ mềm, thái phiến dày, phơi hoặc sấy khô, dược liệu gọi là hoàng tinh. Hoặc sau khi rửa sạch,...