Dạy học phát triển năng lực học sinh theo định hướng chương trình GDPT mới
Đây là nội dung hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày hội công nghệ thông tin Cụm trường THPT quận Đống Đa (Hà Nội) diễn ra ngày 5/12 tại trường THPT Phan Huy Chú- Đống Đa.
Chuyên gia chia sẻ những vấn đề của dạy học phát triển năng lực HS.
Tại hội thảo, GV các trường trong cụm đã trao đổi những vấn đề xoay quanh ứng dụng CNTT trong dạy học phát triển năng lực HS theo định hướng của chương trình GDPT mới.
Đại biểu tham quan các gian triển lãm CNTT của các trường THPT cụm Đống Đa.
Các tham luận: “Những vấn đề cơ bản của dạy học phát triển năng lực: lý thuyết và thực tiễn” của GV Trường THPT Hoàng Cầu; Kế hoạch dạy học phát triển năng lực HS (Trường THPT Lê Quý Đôn); Tổ chức hoạt động dạy học phát triển năng lực HS, cách thức thực hiện ( Trường THPT Kim Liên); Đánh giá trong dạy học phát triển năng lực ( Trường THPT Quang Trung);
Video đang HOT
Vai trò của CNTT trong dạy học phát triển năng lực HS (Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa)… đã nêu bật những khó khăn, thách thức cũng như thuận lợi và tính hiệu quả về dạy học phát triển năng lực HS để bắt nhịp với chương trình GDPT mới cũng như đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của XH về GD-ĐT.
GV tham gia thi thiết kế bài giảng E-learning.
Các đại biểu tham gia Hội thảo còn được nghe chuyên gia Nguyễn Hữu Long -Người sáng lập và Chủ dự án Hỗ trợ đào tạo và phát triển giáo viên chia sẻ những vấn đề cơ bản của dạy học phát triển năng lực theo yêu cầu của chương trình GDPT mới. Qua đó, các nhà trường học hỏi, vận dụng vào tình hình thực tế của đơn vị một cách phù hợp và hiệu quả.
Ngày hội năm nay còn diễn ra phần thi thiết bài giảng E-Learning dành cho giáo viên; Thi kỹ năng ứng dụng CNTT với nhân viên; Thi gian trưng bày sản phẩm CNTT và Thuyết trình giới thiệu các hoạt động CNTT…
Với chủ đề “Ứng dụng CNTT- Xây nền sáng tạo”, Ngay hôi CNTT cụm trường THPT Đống Đa la môt hoạt động trọng điểm về CNTT cua năm học, nhăm tuyên truyên, quang ba rông rai nôi dung cac hoat đông đây manh ưng dung CNTT trong các nhà trường. Đây cũng là dịp để GV, NV có cơ hội giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ mới, đưa ra những giải pháp ứng dụng CNTT hiệu quả trong quản lý và dạy học.
Trao thưởng cho các GV, NV đạt giải.
Thông qua ngày hội nhằm chọn và giới thiệu các thầy cô giáo có bài giảng E-Learning tiêu biểu tham dự Ngày hội CNTT lần thứ IV của ngành GD Hà Nội; chọn và giới thiệu các nhân viên tiêu biểu có kỹ năng sử dụng Word, Exel tham dự Ngày hội CNTT lần thứ V của ngành GD Hà Nội.
Trường THPT tốp đầu Hà Nội sẽ tự chủ tài chính, thu học phí cao?
Nhiều phụ huynh Hà Nội lo lắng về thông tin các trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa), THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình) sắp tới sẽ chuyển sang mô hình chất lượng cao tự chủ tài chính, kèm theo mức thu học phí tăng cao.
Chia sẻ với VietNamNet , lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định, thông tin này là không đúng. Do đó, các trường vẫn sẽ triển khai dạy học và thu học phí như hiện nay, phụ huynh không nên hoang mang, lo lắng.
Trước những thông tin này, Trường THPT Kim Liên và Trường THPT Phan Đình Phùng cũng đã có thông báo khẳng định hiện nay, UBND TP và Sở GD-ĐT Hà Nội chưa phê duyệt chuyển đổi sang mô hình trường chất lượng cao tự chủ tài chính. Do đó, mức học phí chưa có sự thay đổi.
Cụ thể, các trường này cho hay, năm học 2020 - 2021, vẫn sẽ hoạt động theo mô hình trường công lập với mức thu học phí theo đúng quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ là 217.000 đồng/tháng/học sinh ở cả ba khối lớp 10, 11, 12 và duy trì trong những năm học tiếp theo.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Các trường này cũng cho hay, trong những năm tiếp theo, nếu được phê duyệt, thì nhà trường cũng sẽ thực hiện lộ trình bắt đầu từ các lớp 10 mới. Cùng đó, sẽ công khai thông tin về mô hình, học phí,... trong thông báo tuyển sinh để phụ huynh, học sinh biết qua đó lựa chọn đăng ký vào trường hay không. Các lớp 11, 12 ở thời điểm đó vẫn tiếp tục thực hiện theo mô hình đại trà với mức học phí theo quy định.
Trên thực tế, ngày 19/2/2019, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 44/KH-UBND về việc triển khai thực hiện nâng mức tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc TP Hà Nội giai đoạn 2018-2021.
Theo kế hoạch, sẽ phấn đấu có 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011 - 2015.
Trước kế hoạch được đề ra, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu Sở GD-ĐT nghiên cứu, đề xuất chuyển đổi mô hình cơ sở giao dục công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao hoặc tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các trường theo hướng mô hình chất lượng cao.
Hiện nay, Hà Nội có 2 trường THPT công lập hoạt động theo mô hình trường chất lượng cao tự chủ tài chính là THPT Phan Huy Chú và THPT Lê Lợi.
Một thí sinh đăng ký 28 nguyện vọng xét tuyển đại học Theo thống kê của một số trường THPT, trung bình mỗi học sinh đăng ký từ 5 đến 7 nguyện vọng xét tuyển ĐH năm 2020. Tuy nhiên, có học sinh đăng ký đến 28 nguyện vọng cho... "chắc ăn". Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay 30/6 là hạn chót để thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT và đăng...