Dạy học mùa dịch: Chủ động, không chủ quan
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trong khi HS Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị đi học trở lại thì Quảng Nam và Quảng Ngãi có công văn thông báo kéo dài thời gian nghỉ cho đến hết ngày 21/2.
SV Trường ĐH Duy Tân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19 khi học tập trung tại trường. Ảnh: TG
Điều này cho thấy, ngành GD các địa phương đã dựa trên nhiều yếu tố để chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp.
Thực hiện mục tiêu kép
Ngày 17/2, HS Đà Nẵng trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trước đó một ngày, các trường triển khai công tác vệ sinh, trường lớp, nhất là khử khuẩn bề mặt. Các trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường như đo thân nhiệt, khẩu trang, nước sát khuẩn, xà phòng… được rà soát, bổ sung. Thông qua kênh thông tin liên lạc giữa GV chủ nhiệm (CN) và phụ huynh, ban giám hiệu (BGH) các trường học nắm danh sách những HS rời khỏi Đà Nẵng trong dịp Tết Nguyên đán. Những thông tin này được BGH xử lý để có hướng dẫn phù hợp. Đà Nẵng có khoảng 20 trường hợp được cơ quan y tế hướng dẫn cách ly tại nhà do trở về từ địa phương có dịch. Các trường học chủ động bố trí người dạy thay GV thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Từ khi HS đến trường trở lại, Trường THCS Nguyễn Huệ (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) duy trì việc phân công cán bộ y tế, Đoàn Thanh niên thực hiện đo thân nhiệt và sát khuẩn cho HS từ 6h15 mỗi sáng. Nhà trường chuẩn bị sẵn khẩu trang y tế để phát cho những em quên, mất khẩu trang. HS được nhắc nhở hạn chế tập trung đông vào giờ ra chơi.
Trường THPT Phan Châu Trinh (TP Đà Nẵng) đặt bảng thông báo công tác phòng, chống Covid – 19 trước cổng trường, hạn chế không cho phụ huynh vào bên trong sân trường khi không thực sự cần thiết. Trong khu vực trường, có các bảng truyền thông thông điệp 5K, thông tin về địa điểm đặt dung dịch rửa tay sát khuẩn…
Tương tự, Trường THCS Lương Thế Vinh (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) bổ sung thêm máy đo thân nhiệt cầm tay ngoài số máy đo thân nhiệt tự động được các đơn vị hỗ trợ trong đợt dịch trước. Các trường mầm non cũng kích hoạt trở lại biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19. Trường Mầm non – Tiểu học – THCS Đức Trí bố trí khu vực tiếp khách đến liên hệ công việc riêng biệt. Các hoạt động tập thể được tổ chức theo quy mô lớp thay vì toàn trường như trước đây. Công tác vệ sinh phòng học, nhất là khử khuẩn bề mặt được tăng cường. HS được đón ngay tại cổng trường và sân trường (với bậc học mầm non) để hạn chế phụ huynh đi vào khu vực lớp học.
Trước ngày đi học trở lại, thông qua các kênh thông tin, HS của Trường THCS Phan Bội Châu (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) được nhắc nhở phải đeo khẩu trang từ nhà đến trường, từ trường về nhà và khi đến những nơi đông người. HS được khuyến cáo đem theo chai nước để uống riêng. Nếu gia đình em nào có người thân từ vùng dịch về quê ăn Tết thì báo với bảo vệ nhà trường và GVCN.
Trường THCS Lương Thế Vinh đặt mái che tại khu vực đo thân nhiệt cho HS trước mỗi buổi học.
Linh hoạt kế hoạch và phương thức dạy học
Bà Lê Thị Bích Thuận – Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết: Để quyết định cho HS đến trường theo đúng như kế hoạch đã thông báo trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngành GD dựa trên nhiều căn cứ, yếu tố. Ngày 6/2, UBND TP Đà Nẵng có quyết định lập chốt kiểm soát dịch liên ngành tại các vị trí cửa ngõ ra, vào thành phố. Căn cứ quan trọng nhất, cho đến thời điểm này, Đà Nẵng chưa có ca lây nhiễm nào trong cộng đồng.
Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Trung Chinh – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng: Ngoài căn cứ mà Sở GD&ĐT đã nêu, việc cho HS đi học trở lại còn để tránh không khí nặng nề sau Tết. “Trong khi thành phố chưa phát hiện ca nhiễm nào trong cộng đồng, việc HS nghỉ học sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động khác. Phụ huynh sẽ gặp khó khăn trong chăm sóc, quản lý khi các em không đến trường khi cha mẹ phải đi làm. Vì thế, chúng ta phải tiếp tục chủ động dự báo, nếu có vấn đề gì cho HS nghỉ học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến như đã từng triển khai trong năm 2020″, ông Chinh nhấn mạnh.
Trong khi đó, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định kéo dài thời gian nghỉ Tết Nguyên đán của HS, SV cho đến hết ngày 21/2. Ông Hà Thanh Quốc – Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam giải thích: Trong thời gian nghỉ Tết, Quảng Nam là địa phương có công dân từ các địa phương có dịch về quê ăn Tết rất đông, nguy cơ dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp nếu không có những biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu. Sở GD&ĐT đã có tờ trình gửi UBND tỉnh xin chủ trương cho HS tiếp tục nghỉ học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để phòng, chống dịch Covid – 19.
Với các cơ sở giáo dục đại học, tùy theo tình hình thực tế, có sự chủ động trong lựa chọn phương thức đào tạo. Do có nhiều SV có hộ khẩu thường trú ở Gia Lai và một số địa phương phía Bắc nên ĐH Đà Nẵng áp dụng phương thức dạy học trực tuyến từ ngày 22/2. Trong thời gian này, các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để SV, học viên, lưu HS quay lại học tập trung khi có thông báo của ĐH Đà Nẵng.
Sau một tuần để SV làm quen với hệ thống học tập trực tuyến, từ 1/3, SV Trường ĐH Đông Á về trường để học tập. SV tiếp tục học tập trên hệ thống Elearning và vừa học tập tại trường theo thời khóa biểu để bảo đảm giãn cách số lượng SV tập trung tại trường hàng ngày.
Trường ĐH Duy Tân triển khai chương trình đào tạo từ ngày 22/2, áp dụng song song cả dạy học trực tuyến và tập trung trong 2 tuần học đầu tiên. Trường hợp SV trở lại trường từ các địa phương có dịch phải áp dụng các biện pháp cách ly theo quy định. Trong thời gian cách ly, SV học trực tuyến, giảng viên có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện hoàn thành chương trình học cho SV khi trở lại trường.
“Mỗi phòng học của trường đồng thời là một trường quay nên có thể áp dụng cả dạy học tâp trung và trực tuyến cùng lúc. Việc linh hoạt triển khai hình thức dạy học sẽ giúp nhà trường ổn định kế hoạch đào tạo, bảo đảm tiến độ học tập của SV. Nếu SV vùng dịch không đi học được đợt 1 có thể chuyển sang học đợt 2. Vì trường đào tạo theo hình thức tín chỉ, một học kỳ có 2 đợt nên không gặp khó khăn. Cố vấn học tập sẽ có trách nhiệm thống kê đầy đủ toàn bộ tín chỉ SV tham gia học tập”, TS Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân cho biết.
Nhu cầu tuyển dụng ngành kinh tế, ngân hàng, luật ra sao trong dịch Covid-19?
Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật? Sinh viên học các ngành này ra trường còn nhiều cơ hội hay không? Sự thay đổi của công nghệ tác động ra sao trong đào tạo khối ngành này?...
Đại diện các trường trao đổi nhiều thông tin về cơ hội việc làm khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật tại chương trình tư vấn của Báo Thanh Niên ngày 4.3 - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Các chuyên gia đã giải đáp cặn kẽ những vấn đề liên quan khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật tại chương trình Tư vấn tuyển sinh trực tuyến "Chọn ngành học cho tương lai" do Báo Thanh Niên tổ chức vào ngày 4.3, diễn ra đồng thời trên các kênh của Báo Thanh Niên : thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube, TikTok Báo Thanh Niên .
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Nhu cầu cao
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết đây là khối ngành có lượng thí sinh đăng ký xét tuyển hằng năm khá đông. Hầu hết các trường đều có xét tuyển khối ngành này. Hiện nay, tổng số sinh viên (SV) cả nước khoảng 1,7 triệu; trong đó khối ngành kinh tế, luật, ngân hàng chiếm 18,35%.
"Vì dịch Covid-19, liệu thí sinh chọn học khối ngành này có bị ảnh hưởng công việc trong tương lai không? Theo xu thế chung của thế giới từ trước tới nay, sau khủng hoảng thì kinh tế phát triển rất mạnh. Sau đợt dịch này, theo chu kỳ như vậy thì các em học ngành này sẽ có cơ hội cao, khi 3 - 4 năm nữa nền kinh tế phục hồi và phát triển", tiến sĩ Hải nhận định.
Có phải ngành này chỉ dành cho người có điểm thi cao ?
Trong chương trình trực tuyến, rất nhiều học sinh băn khoăn về mức điểm có thể đậu vào các ngành thuộc khối kinh tế - ngân hàng - luật, học lực trung bình khá liệu có khả năng trúng tuyển?
Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết trong những năm qua, điểm trúng tuyển khối ngành này tại trường là từ 18 - 22 tùy mỗi ngành.
Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc, Phó hiệu trưởng kiêm Viện trưởng Viện Quốc tế Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, thông tin mức điểm để có thể trúng tuyển vào khối ngành kinh tế trường mình năm 2020 rơi vào khoảng 18 - 22, riêng ngành marketing và logistics là 23 - 24 điểm. Có thể nói đây là một mức điểm phù hợp với phần lớn thí sinh.
Theo thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Văn Hiến, nhu cầu việc làm của các ngành kinh tế, ngân hàng và luật rất nhiều tương ứng với số lượng các doanh nghiệp (DN) được thành lập tại Việt Nam.
Riêng về lĩnh vực ngân hàng, theo thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cả nước có hơn 10.000 chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng, thu hút khoảng 300.000 lao động. Ngoài ra, còn có các công ty tài chính, bảo hiểm nhân thọ, thị trường chứng khoán và hàng triệu DN cần nhân lực khối ngành kinh tế, ngân hàng nên nhu cầu việc làm của các đơn vị này luôn phát triển.
Theo tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, trong lịch sử phát triển của loài người, kinh tế là hoạt động nền tảng cho sự phát triển, hoạt động quản lý kinh tế là xương sống để thúc đẩy sự phát triển của xã hội... Việc lựa chọn ngành học cần cân nhắc, không chỉ cho hiện tại mà nên tính việc làm trong 4 - 5 năm sau. Không vì dịch bệnh, các cơ sở, DN đóng cửa, công nhân mất việc làm... mà không chọn học ngành này.
Nắm lấy cơ hội
Nhưng để nắm bắt được cơ hội, theo thạc sĩ Thái, các đơn vị sử dụng nhân lực luôn khát nhân sự nhưng phải là nhân sự chất lượng cao. Tức là nhân sự có được kiến thức tốt, có được kỹ năng linh hoạt và đặc biệt là có thái độ sẵn sàng phụng sự. Do đó, SV cần phải trau dồi thêm kỹ năng, rèn luyện thái độ để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.
Thạc sĩ Bùi Văn Thời, Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng ở tất cả ngành khối kinh tế tại trường thì tỷ lệ SV có việc làm trong 6 tháng là trên 95%, một số ngành cao hơn như quản trị kinh doanh 98%, quản trị nhân lực 100%. "Để giúp SV có việc làm, trường chú trọng khâu hỗ trợ SV trong quá trình học. Ngay từ năm nhất, các em đã được tiếp cận với DN, năm 2 thực hành nghề nghiệp, năm 3 thực tập tốt nghiệp...", thạc sĩ Thời chia sẻ.
Tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, thạc sĩ Hoàng Thị Thoa cho hay tỷ lệ SV có việc làm là 98%. "Ngoài kiến thức chuyên ngành, trường còn được tăng cường hoạt động trải nghiệm DN cho SV. Trường đầu tư hệ thống thực hành cho khối ngành kinh tế, đặc biệt trung tâm mô phỏng các sàn giao dịch, hệ thống phần mềm về kế toán kiểm toán, được cập nhật thường xuyên và mời chuyên gia, doanh nhân tham gia đồng hành đào tạo hướng dẫn SV ngay tại trung tâm", thạc sĩ Thoa thông tin thêm.
Theo tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính thống kê có 30% SV có việc làm ngay từ năm 3. Tiến sĩ Lộc lý giải: "Chúng tôi hỗ trợ các bạn rèn giũa các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, thấu hiểu..., khuyến khích các bạn ra ngoài tích lũy kinh nghiệm sống. Vì chương trình đào tạo của trường là song ngữ hoặc đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh nên tốt nghiệp các em có thể làm việc tại các công ty trong lẫn ngoài nước".
Thay đổi đào tạo để thích ứng
Tiến sĩ Hà Thúc Viên cũng cho biết, trong nền kinh tế mới, cách làm việc trực tuyến vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Vì vậy, người học cần trang bị khả năng về công nghệ. Bên cạnh đó, ngoại ngữ vẫn luôn là điều cần thiết trong nền kinh tế hiện tại và tương lai. Vì vậy, dịch Covid-19 cũng đang làm cho các trường thay đổi cách đào tạo của khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật.
Tiến sĩ Ngô Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định, cho rằng dịch Covid-19 bùng phát đã đặt nền kinh tế vào tình thế mà những năm trước đây chưa từng có. Nó đặt cho các trường một câu hỏi lớn là đào tạo trong tương lai sẽ như thế nào, vì khi công nghệ thay đổi thì tư duy về nền kinh tế và cách vận hành cũng thay đổi.
"Những ngành nghề mới vì thế xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây như Game Streamer, Vlogger... Một số ngành cũ cũng mất đi. Vì vậy, hiện nay tất cả các trường đào tạo phải gắn liền với DN, nhất là với khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật", tiến sĩ Hải nhận định.
Theo thầy Võ Ngọc Nhơn, Phó ban Tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, các trường ĐH đào tạo có mục đích chính là đáp ứng thị trường lao động nên luôn phải thay đổi liên tục.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết: "SV được tham gia thực hành tại các DN, ra trường hoàn toàn có khả năng đáp ứng yêu cầu của DN để có việc làm ngay".
Tiến sĩ Trần Nam Quốc, Khoa Kinh tế - Quản trị Trường ĐH Hoa Sen, cho hay nhu cầu lao động của khối ngành kinh tế đang tăng trưởng rất nhanh. Các trường ĐH luôn chú ý cập nhật chương trình phù hợp yêu cầu của thị trường lao động, giúp người học đạt được chất lượng tốt nhất.
Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, khẳng định kinh tế luôn là ngành tốp đầu trong tuyển sinh của trường, là một trong những khối ngành luôn được thí sinh lựa chọn nhiều nhất. Năm nay, một trong những ngành mới là thương mại điện tử nhằm đáp ứng xu thế.
Tặng 2.000 Cẩm nang tuyển sinh cho học sinh lớp 12 tại miền Trung Ngày 3.3, Báo Thanh Niên phối hợp Trường ĐH Duy Tân tiếp tục chương trình trao tặng Cẩm nang tuyển sinh 2021 cho học sinh lớp 12 tại một số tỉnh, thành miền Trung (sau khi đã trao tại Quảng Nam). Báo Thanh Niên trao tặng Cẩm nang tuyển sinh tại Trường THPT Phan Châu Trinh (TP.Đà Nẵng) - ẢNH: NGỌC HÂN Tại...