Lý giải cơn sốt “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”, hút 5 tỷ lượt xem
Vượt khỏi khuôn khổ một ca khúc truyền thống, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã trở thành hiện tượng âm nhạc, hút 5 tỷ lượt xem và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo số liệu từ các nền tảng YouTube, TikTok và Facebook…, Viết tiếp câu chuyện hòa bình hiện đã đạt gần 5 tỷ lượt xem – một con số gây choáng váng – không chỉ trong lĩnh vực nhạc chính thống, mà cả với giới sáng tạo nội dung. Bởi hiếm có ca khúc nào viết về lịch sử dân tộc lại có thể “gây bão” như một bản hit quốc tế.
Vậy điều gì đã tạo nên cơn sốt mạnh mẽ và sức sống bền bỉ đến vậy cho tác phẩm này?
Các chuyên gia và giới chuyên môn đều cho rằng, hiệu ứng lan tỏa của Viết tiếp câu chuyện hòa bình không đến từ may mắn.
Đằng sau một ca khúc tưởng chừng kén người nghe là sự hội tụ của hàng loạt yếu tố: Từ thời điểm, chất lượng nghệ thuật, giá trị văn hóa – xã hội , đến cách cộng hưởng truyền thông khéo léo trong thời đại số.
Bản thân Nguyễn Văn Chung cũng không ngờ bài hát lại lan tỏa mạnh mẽ như hiện tại. Anh cho rằng, một phần may mắn đến từ sự xuất hiện của bản phối lại do nhà sản xuất Đức Tư thực hiện.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nhận được sự quan tâm sau khi ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” gây sốt (Ảnh: Facebook nhân vật).
Thời điểm vàng, có ý nghĩa văn hóa – xã hội
Từ góc độ chuyên gia, quản lý văn hóa, PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – cho rằng, Viết tiếp câu chuyện hòa bình tạo nên cơn sốt bởi nó đánh trúng vào khát vọng sâu thẳm nhất trong trái tim mỗi người Việt Nam: Khát vọng về hòa bình, độc lập, và sự tiếp nối của một hành trình dân tộc đầy tự hào.
Theo ông, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới – với những chuyển mình về thể chế, kinh tế, công nghệ và văn hóa – bài hát như một tiếng gọi trở về với cội nguồn, với lịch sử đấu tranh hào hùng, và với niềm tin về tương lai rực rỡ.
“Yếu tố làm nên sức lan tỏa mãnh liệt của bài hát chính là thông điệp nhân văn mạnh mẽ. Viết tiếp câu chuyện hòa bình không chỉ nhắc lại những hy sinh của cha ông, mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ hôm nay – những người đang sống trong hòa bình – biết trân trọng giá trị ấy và góp phần gìn giữ, vun đắp bằng hành động cụ thể.
Bài hát khơi dậy tình yêu tổ quốc, yêu đồng bào và yêu cuộc sống”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nhạc sĩ Dương Trường Giang nhận định rằng, yếu tố quan trọng nhất giúp ca khúc lan tỏa chính là bối cảnh xã hội hiện tại.
Theo nhạc sĩ, thời điểm này, tinh thần yêu nước trong nhân dân, đặc biệt là “trào lưu yêu nước” của giới trẻ đang lên rất cao. Trong không khí đó, “những ca khúc mới mang nội dung tích cực, dễ nghe, dễ hát vì thế dễ dàng được đón nhận”.
Nhạc sĩ Dương Trường Giang cho rằng, bất kỳ bài hát nào cũng cần một thời điểm thích hợp để được lan tỏa và Viết tiếp câu chuyện hòa bình đã gặp đúng lúc.
“Năm nay trùng với nhiều sự kiện lớn của đất nước – những ngày lễ trọng đại, những cột mốc kỷ niệm quan trọng. Những dịp lễ này có sức mạnh khơi dậy lòng tự hào dân tộc, thôi thúc mỗi người nhớ về cội nguồn và hướng về tương lai.
Ca khúc này đã ra đời từ năm 2023, nhưng đến hiện tại mới thực sự được chú ý trở lại vì rơi đúng vào giai đoạn khán giả, đặc biệt là người trẻ, có nhu cầu tìm nghe những bài hát không chỉ hay về giai điệu mà còn phải phù hợp với cảm xúc và nhận thức của họ trong thời điểm này”, nhạc sĩ nói.
Tên tuổi Duyên Quỳnh – nữ ca sĩ hát bản gốc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” – được quan tâm khi ca khúc trở thành hiện tượng mạng xã hội (Ảnh: Facebook nhân vật).
Từ góc nhìn truyền thông, mạng xã hội, chuyên gia Nguyễn Ngọc Long phân tích: “Bài hát không chỉ là âm nhạc, mà là biểu tượng cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ”.
Ông Nguyễn Ngọc Long cho rằng, ca khúc với bản được phối lại ra đời đúng thời điểm cả nước đang hướng về các giá trị hòa bình, đoàn kết và chuẩn bị cho một sự kiện văn hóa lớn cấp quốc gia.
Cũng theo ông Long, việc Viết tiếp câu chuyện hòa bình được chọn biểu diễn trong chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) ở TPHCM – mà giới trẻ gọi là “concert quốc gia” – đã giúp bài hát vượt khỏi khuôn khổ âm nhạc thông thường, trở thành biểu tượng văn hóa.
“Điều này tạo nên sự “chính danh”, khiến các tổ chức, cơ quan, các cơ thủ truyền thông và công chúng dễ dàng chia sẻ mà không cần lo ngại tính thương mại.
Trong truyền thông đại chúng, một sản phẩm mang tính biểu tượng quốc gia sẽ luôn được cộng hưởng từ truyền thông chính thống, từ báo chí cho đến nền tảng mạng xã hội – hình thành thế cộng lực cực kỳ mạnh”, ông nhận định.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia truyền thông Hồng Quang Minh – người có nhiều năm theo dõi, nghiên cứu thị trường giải trí đặc biệt là lĩnh vực âm nhạc – cũng cho hay, một trong những yếu tố tạo nên thành công và cơn sốt của Viết tiếp câu chuyện hòa bình là ở tính thời điểm và tâm thế xã hội.
“Thời điểm phát hành và bùng nổ đúng lúc đất nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam là một chất xúc tác tuyệt vời. Đặc biệt trong thời điểm xã hội đang có nhiều quan tâm, tò mò về nhận thức lịch sử, sự xuất hiện của một bài hát dễ nhớ, dễ yêu, mang tinh thần tích cực, tạo nên điểm hội tụ truyền thông mà rất ít sản phẩm chính luận hiện nay làm được.
Người trẻ được tiếp cận lịch sử không bằng sách vở, mà bằng âm nhạc chạm vào trái tim. Đó là một cách “giải mã ký ức” thông minh và giàu cảm xúc”, ông Minh nói.
Màn trình diễn “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” của Đông Hùng và Võ Hạ Trâm trong dịp đại lễ vừa qua thu hút được lượt xem khủng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Sức mạnh của giai điệu, ca từ chạm đến trái tim
Nếu thời điểm là điểm tựa thì âm nhạc là phần cốt lõi khiến ca khúc này vượt khỏi khuôn khổ một sản phẩm “tuyên truyền”.
Nhạc sĩ Dương Trường Giang nhận xét, dù viết về đề tài đất nước, cách mạng, nhưng Viết tiếp câu chuyện hòa bình không chọn phong cách nhạc cách mạng truyền thống với tiết tấu hùng tráng, khí thế.
Ca khúc đi theo một lối riêng: Tinh thần dân tộc được truyền tải qua giai điệu nhẹ nhàng, gần gũi với nhịp sống hiện đại.
Anh nói “đây là điều rất đáng quý, nhất là trong bối cảnh các ca khúc về lòng yêu nước ở thời bình không nhiều”.
“Tôi tin rằng, khán giả có đủ thẩm mỹ và sự nhạy bén để nhận ra những giá trị thực sự. Một ca khúc yêu nước được đón nhận rộng rãi, thay vì một bài hát giải trí đơn thuần, cho thấy nội dung và cảm xúc mà nó mang lại đã chạm được đến sự đồng cảm của công chúng”, nhạc sĩ bày tỏ.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn cũng đánh giá cao tính đại chúng trong giai điệu và ca từ ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung.
“Ca từ của anh không cầu kỳ, không xa vời, nhưng mỗi câu hát như một lát cắt của ký ức dân tộc, một dòng chảy cảm xúc từ quá khứ sang hiện tại”, ông nói.
Chuyên gia Hồng Quang Minh cũng đồng tình cho rằng, yếu tố giúp Viết tiếp câu chuyện hòa bình lan tỏa mạnh còn nằm ở giai điệu hiện đại, hòa trộn nhạc chính luận với chất pop ballad dễ tiếp cận.
“Nguyễn Văn Chung vốn là nhạc sĩ thị trường, hiểu rõ công thức viết nhạc bắt tai, dễ thuộc. Việc anh dùng cấu trúc giai điệu quen thuộc của pop ballad, phối khí hiện đại, khiến ca khúc này thoát khỏi không khí đôi khi hơi trang nghiêm của dòng nhạc truyền thống cách mạng.
Câu chữ đơn giản, có yếu tố kể chuyện, đây là điểm đặc biệt trong “truyền thông cảm thụ hiện đại”. Khi khán giả có thể hiểu – hát – kể lại chỉ sau 1-2 lần nghe, thì khả năng chia sẻ sẽ tăng cấp số nhân”, chuyên gia phân tích.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung hạnh phúc khi ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” lan tỏa đến nhiều đơn vị, hội thi, trường học, các hoạt động chào mừng ngày lễ lớn của đất nước (Ảnh: Facebook nhân vật).
Cộng hưởng các yếu tố truyền thông
Chuyên gia Hồng Quang Minh chỉ ra, chiến lược phát hành cộng đồng hóa lan tỏa theo chiều ngang là yếu tố giúp ca khúc thu được lượt xem/nghe khủng.
Theo ông Minh, khác với nhiều sản phẩm âm nhạc hiện nay phát hành tập trung, Viết tiếp câu chuyện hòa bình được cộng đồng hóa hoàn toàn. Bất kỳ ai, từ học sinh, giáo viên, quân nhân, nghệ sĩ… đều có thể hát, sử dụng, hát lại và lan tỏa.
“Ở đây có một “thủ thuật” rất đặc biệt trong truyền thông gọi là chiến lược truyền thông ngang – horizontal virality – không dựa vào một điểm phát sáng duy nhất, mà để ngọn lửa lan dần từ nhiều “tâm điểm nhỏ”, tạo hiệu ứng bùng nổ tự nhiên.
Hàng chục nghìn clip TikTok, video hợp xướng học sinh, nghi thức chào cờ hay sân khấu cộng đồng đã sử dụng bài hát này, khiến nó trở thành “âm nhạc của số đông”.
Khi một ca khúc vượt ra khỏi thị phần của nghệ sĩ mà đi vào đời sống cộng đồng, nó trở thành “bản sắc tạm thời”, một dạng ký ức tập thể qua âm thanh”, chuyên gia này phân tích.
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long chia sẻ thêm rằng, sự lan tỏa của bài hát còn được khuếch đại nhờ hiệu ứng tranh luận mạng xã hội – mà chuyên gia gọi là “drama vừa đủ”.
Ca sĩ Võ Hạ Trâm (phải) và Duyên Quỳnh (Ảnh: Facebook nhân vật).
Ông Long chỉ ra, câu chuyện giữa hai ca sĩ Võ Hạ Trâm và Duyên Quỳnh xung quanh việc thể hiện ca khúc đã trở thành tâm điểm dư luận.
Tuy không có phát ngôn gây sốc hay tranh chấp gay gắt, nhưng cuộc tranh luận xoay quanh “ai xứng đáng hát” lại vô tình khiến người nghe quay lại xem MV, tìm hiểu lời ca khúc, chia sẻ cảm xúc – từ đó gia tăng mức độ lan truyền một cách tự nhiên mà mạnh mẽ.
“Tranh luận tuy gây tranh cãi, nhưng lại giữ được ở mức “an toàn”, không làm tổn hại đến thông điệp hòa bình của ca khúc, mà còn khiến nó được quan tâm nhiều hơn”, ông Long nói.
Chuyên gia này cũng cho rằng, việc khán giả lầm tưởng “cha đẻ” Viết tiếp câu chuyện hòa bình là nhạc sĩ 70 tuổi, thậm chí bị cho là đã… qua đời đã tạo nên một “hiệu ứng lan truyền ngược”.
Theo ông Long, khi thông tin sai lệch này bùng phát, hàng loạt khán giả đã quay lại nghe các ca khúc cũ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, từ đó phát hiện ra Viết tiếp câu chuyện hòa bình và tiếp tục lan truyền.
Sau khi tin đồn được đính chính, độ chú ý dành cho bài hát lại càng tăng cao, cho thấy sức ảnh hưởng quá lớn của sản phẩm mới này, đến mức một tin đồn cũng có thể tạo ra làn sóng xã hội.
Hiệu ứng của KOLs và celeb chính là “liều tăng lực” cuối cùng biến hiện tượng thành phong trào. Sau khi bài hát được công nhận là ca khúc chính thức trong concert quốc gia, hàng loạt nghệ sĩ lớn nhỏ bắt đầu chia sẻ, đăng story, đăng video hát lại hoặc cảm nhận riêng về ca khúc.
Chuyên gia Nguyễn Ngọc Long nói: “Đáng chú ý là hầu hết các chia sẻ này đều mang sắc thái cá nhân hóa, không mang tính chất “quảng cáo thuê”, điều đó tạo ra niềm tin và cảm giác chân thành. Khi khán giả thấy nghệ sĩ mình yêu thích, và hàng loạt TikToker cùng nói về một bài hát, họ không cảm thấy đang bị quảng cáo, mà cảm thấy “đây là điều nên chia sẻ cùng”.
Cảm xúc cộng hưởng ấy là thứ không thể mua được bằng ngân sách quảng cáo. Đó là hiệu ứng “lan truyền có cảm hứng”, khi bài hát trở thành một biểu tượng xã hội chứ không đơn thuần là sản phẩm âm nhạc”.
Cha đẻ ca khúc 2,2 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bất ngờ xin lỗi
Cha đẻ ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình đã có bài đăng lên tiếng trên trang cá nhân.
Chương trình nghệ thuật Rạng Rỡ Non Sông Việt Nam chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2025 đã diễn ra với sự vinh dự tham gia của nhiều nghệ sĩ ở nhiều thế hệ. Trong đó, màn trình diễn ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình do hai nghệ sĩ Đông Hùng - Võ Hạ Trâm thể hiện đã nhận được rất nhiều tình cảm của khán giả.
Không phải lần đầu tiên kết hợp cùng nhau thể hiện ca khúc này trên sân khấu nhưng mỗi lần biểu diễn, Đông Hùng - Võ Hạ Trâm luôn khiến người nghe xúc động vì niềm tự hào và sự biết ơn đến những chiến sĩ đã hy sinh tuổi trẻ để thống nhất hai miền Nam - Bắc đất nước. Trên một video ghi lại khoảnh khắc hai nghệ sĩ tổng duyệt đã thu hút hơn 12 triệu lượt xem sau 3 ngày đăng tải.
Clip màn trình diễn Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình của hai ca sĩ Đông Hùng - Võ Hạ Trâm
Tuy nhiên, sự thành công của phiên bản Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình do hai nghệ sĩ Đông Hùng - Võ Hạ Trâm thể hiện đã vô tình dấy lên những tranh cãi trên MXH. Cụ thể, một bộ phận khán giả tranh luận về việc lựa chọn nghệ sĩ thể hiện ca khúc và so sánh hai phiên bản giữa Đông Hùng - Võ Hạ Trâm và Nguyễn Duyên Quỳnh - ca sĩ đầu tiên thể hiện Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình.
Thậm chí sau khi Nguyễn Duyên Quỳnh đăng video bật khóc vì được các chiến sĩ, người dân đồng thanh hát ca khúc này, nữ ca sĩ bất ngờ nhận về nhiều chỉ trích. Nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn Duyên Quỳnh tiếc nuối vì không được lựa chọn là người thể hiện ca khúc tại chương trình nghệ thuật chính thức.
Để không khiến sự việc đi quá xa, mới đây nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung - "cha đẻ" của ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình đã có bài đăng chính thức trên trang cá nhân. Theo đó, mở đầu bài viết, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung gửi lời xin lỗi và nói rõ quan điểm khi nữ ca sĩ Nguyễn Duyên Quỳnh nhận những chỉ trích trên MXH.
Một phần bài đăng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung trên trang cá nhân
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho hay, anh không thể viết ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình nếu như không có sự gợi ý hợp tác của Nguyễn Duyên Quỳnh vào năm 2023. Chính vì vậy, sự ra đời và tồn tại của bài hát cũng có phần nhờ nữ ca sĩ và anh có trách nhiệm tôn trọng người góp phần hình thành bài hát và thu âm ban đầu.
Nam nhạc sĩ khẳng định: " Dù chưa thoả thuận bằng văn bản nhưng trong thâm tâm mình luôn xem Quỳnh là ca sĩ đang độc quyền bài hát này. Người kiên trì giúp cho bài hát dần đến được với khán giả từ cuối năm 2023 đến tận bây giờ, để nó được lan tỏa mạnh mẽ và được chọn làm 1 trong những bài hát ở Lễ Chính là Nguyễn Duyên Quỳnh".
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung khẳng định ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình được ra đời là nhờ sự gợi ý hợp tác của ca sĩ Nguyễn Duyên Quỳnh
Về việc lựa chọn nghệ sĩ biểu diễn ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình tại buổi lễ chính thức vào sáng 30/4, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho hay: "Đây là chương trình cấp Quốc Gia, mình sẵn sàng cống hiến và tôn trọng sự chỉ đạo, sắp xếp của đạo diễn cùng BTC trong việc lựa chọn ca sĩ có hình ảnh và tên tuổi phù hợp để thể hiện những bài hát trong chương trình, Quỳnh cũng vậy.
Việc Quỳnh khóc trong clip đăng tải chỉ là vì hạnh phúc khi được sống những ngày tháng tươi đẹp khi được giao lưu ca hát với các anh em chiến sĩ trong khoảng cách thật gần gũi và thân tình như vậy (điều mà không phải ai cũng có thể), được hòa cùng không khí thiêng liêng này, và hạnh phúc khi thấy bài hát này vang lên chứ không phải do mình không được hát.
Việc Quỳnh không được chọn không có nghĩa là Quỳnh không có trình độ, vì Quỳnh cũng học chỉ thua Trâm có 1 khoá và cũng tốt nghiệp Nhạc Viện, cùng thời gian làm nghề xấp xỉ nhau, cùng là giáo viên thanh nhạc, chỉ là sau đó định hướng khác nhau, và cũng do số phận nên mãi chưa được nhiều người biết đến. Khi mình chọn Quỳnh làm người hát bài Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình nghĩa là mình có sự tin tưởng với đánh giá và trực giác của 1 người có 20 năm kinh nghiệm trong nghề".
Clip Nguyễn Duyên Quỳnh bật khóc khi ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình được các chiến sĩ và người dân đồng thanh hát
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ, ca sĩ Nguyễn Duyên Quỳnh bật khóc là vì cô hạnh phúc khi được giao lưu ca hát với các chiến sĩ trong khoảng cách thật gần gũi
Cuối dòng trạng thái, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung hy vọng khán giả đều yêu mến ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình và yêu mến giọng hát của các nghệ sĩ Đông Hùng, Võ Hạ Trâm và Nguyễn Duyên Quỳnh cũng như cho biết anh mới là người có quyền quyết định sau cùng về các quyền biểu diễn, quyền đăng tải, phạm vi sử dụng cả các ca sĩ.
Nguyên văn bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung trên trang cá nhân:
...Xin lỗi mọi người! Điều này hôm trước mình đã nói rồi, nhưng nay lại đọc được những comment không được văn minh lắm, nên mình xin nói rõ quan điểm của mình như sau:
Cuối cùng, mình rất vui khi mọi người đều yêu mến bài hát, yêu mến giọng của Quỳnh, và yêu mến hơn qua giọng của Trâm và Đông Hùng sáng nay. Mình mong các bạn hãy tôn trọng tất cả những nghệ sĩ thể hiện. Và mong các bạn hiểu được mình mới là người có quyết định sau cùng về các quyền biểu diễn, quyền đăng tải, phạm vi sử dụng của các ca sĩ. Mình phải luôn rõ ràng, rạch ròi, kiên quyết trong việc này ngoài sự cống hiến còn phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của ca sĩ mình đang hợp tác.
- Bài hát VIẾT TIẾP CÂU CHUYỆN HOÀ BÌNH này nếu như không có sự gợi ý hợp tác của Quỳnh vào năm 2023, thì mình đã không thể viết. Vì thế, sự ra đời và tồn tại của bài hát cũng có phần nhờ vào Quỳnh. Và mình có trách nhiệm tôn trọng người góp phần hình thành bài hát và người thu âm bài hát ban đầu. Dù chưa thoả thuận bằng văn bản, nhưng trong thâm tâm mình luôn xem Quỳnh là ca sĩ đang độc quyền bài hát này. Người kiên trì giúp cho bài hát dần đến được với khán giả từ cuối năm 2023 đến tận bây giờ, để nó được lan tỏa mạnh mẽ và được chọn làm 1 trong những bài hát ở Lễ Chính là Nguyễn Duyên Quỳnh.
- Đây là chương trình cấp Quốc Gia, mình sẵn sàng cống hiến và tôn trọng sự chỉ đạo, sắp xếp của đạo diễn cùng BTC trong việc lựa chọn ca sĩ có hình ảnh và tên tuổi phù hợp để thể hiện những bài hát trong chương trình, Quỳnh cũng vậy. Việc Quỳnh khóc trong clip đăng tải chỉ là vì hạnh phúc khi được sống những ngày tháng tươi đẹp khi được giao lưu ca hát với các anh em chiến sĩ trong khoảng cách thật gần gũi và thân tình như vậy (điều mà không phải ai cũng có thể), được hoà cùng không khí thiêng liêng này, và hạnh phúc khi thấy bài hát này vang lên chứ không phải do mình không được hát.
- Việc Quỳnh không được chọn không có nghĩa là Quỳnh không có trình độ, vì Quỳnh cũng học chỉ thua Trâm có 1 khoá và cũng tốt nghiệp Nhạc Viện, cùng thời gian làm nghề xấp xỉ nhau, cùng là giáo viên thanh nhạc, chỉ là sau đó định hướng khác nhau, và cũng do số phận nên mãi chưa được nhiều người biết đến. Khi mình chọn Quỳnh làm người hát bài Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình nghĩa là mình có sự tin tưởng với đánh giá và trực giác của 1 người có 20 năm kinh nghiệm trong nghề.
- Cuối cùng, mình rất vui khi mọi người đều yêu mến bài hát, yêu mến giọng của Quỳnh, và yêu mến hơn qua giọng của Trâm và Đông Hùng sáng nay. Mình mong các bạn hãy tôn trọng tất cả những nghệ sĩ thể hiện. Và mong các bạn hiểu được mình mới là người có quyết định sau cùng về các quyền biểu diễn, quyền đăng tải, phạm vi sử dụng của các ca sĩ. Mình phải luôn rõ ràng, rạch ròi, kiên quyết trong việc này ngoài sự cống hiến còn phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của ca sĩ mình đang hợp tác.
Xin chân thành cảm ơn các bạn!
Nguyễn Duyên Quỳnh sinh năm 1990 tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Cô là ca sĩ được đào tạo bài bản tại Nhạc viện TPHCM. Nữ ca sĩ bắt đầu sự nghiệp âm nhạc từ nhỏ và từng tham gia hợp xướng tại Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM. Nguyễn Duyên Quỳnh đã giành nhiều giải thưởng âm nhạc như Người Kể Chuyện Tình 2019 và Á quân Ban Nhạc Quyền Năng 2019 , là ca sĩ lồng tiếng cho nhân vật Isabela trong bom tấn Encanto.
Ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình được cô và nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung hợp tác vào năm 2023. Ca khúc bất ngờ trở thành hiện tượng trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam. Đặc biệt, phiên bản remix do nhà sản xuất Đức Tư thực hiện đã viral MXH và hiện đã thu hút hơn 2,2 tỷ lượt xem trên các nền tảng.
Clip ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình bản remix nhận về 2,2 tỷ view
Ca sĩ Nguyễn Duyên Quỳnh nhận được sự chú ý sau khi thể hiện ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình
Người làm nên bản hit 3 tỷ views dịp 30/4 bật khóc nhận giấy khen đặc biệt, hứa quyên góp hết doanh thu nhạc số Sau 2 năm, ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình trở thành hiện tượng giúp nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung và ca sĩ Nguyễn Duyên Quỳnh được khen thưởng. Tháng 4 vừa qua, ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình trở thành hiện tượng âm nhạc mới nhờ sức lan tỏa rộng khắp của Đại lễ mừng 50 năm giải phóng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bùi Công Nam: "Lãi to" sau Anh trai, mang yêu thương đến Rực rỡ ngày mới

Trấn Thành thử làm Em Xinh nhưng khi rap mà mặt "cứng đơ" thế này thì hơi khó

"Hoàng tử Drill" là ai?

HOT: 1 nam ca sĩ "top server Vpop hiện tại" sẽ biểu diễn trong mega concert có G-Dragon, Ravolution Asia vừa tung hint netizen đã sốt xình xịch!

Tuấn Vũ bất ngờ xuất hiện hỗ trợ liveshow của ca sĩ Nguyễn Ngọc Khánh

Chuyện gì đang xảy ra với Tiến Luật - Neko Lê và Duy Khánh khiến fan tranh cãi dữ dội, ai cũng bị chỉ trích?

JustaTee: "Album mới sẽ là câu chuyện và cảm xúc của JayTee đôi mươi"

Cả Việt Nam "vắt kiệt" bài TRÌNH - HIEUTHUHAI có bài rap diss mang tầm quốc dân theo cách không giống ai!

Nước đi sai lầm của SOOBIN

Hương Tràm: "Tự hào góp tiếng hát tri ân người làm báo cách mạng Việt Nam"

Truyền thông quốc tế nói về cảnh tượng sấm sét chói lòa tại concert Chông Gai, netizen tranh cãi dữ dội

Vợ chồng nam nghệ sĩ Việt đứng cạnh Jisoo (BLACKPINK) khiến netizen phát sốt vì quá trẻ đẹp, soi sang sự nghiệp 600 bài hát còn sốc hơn
Có thể bạn quan tâm

Khẩn cấp ứng phó với lũ trên sông Cầu
Tin nổi bật
21:31:12 21/06/2025
Trung Quốc điều hàng chục chiến đấu cơ đến eo biển Đài Loan?
Thế giới
21:28:51 21/06/2025
Xe điện mini FAW Bestune Xiaoma cập cảng Việt Nam, giá dự kiến từ 197 triệu đồng
Ôtô
21:27:52 21/06/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 21/6: Sư Tử phát triển, Xử Nữ khó khăn
Trắc nghiệm
21:25:30 21/06/2025
Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ tử vong ở nhiều bệnh lý
Sức khỏe
21:21:40 21/06/2025
Kế hoạch đổ bể của Rashford
Sao thể thao
21:19:52 21/06/2025
Đột nhập ký túc xá, trộm 6 xe máy của sinh viên ở Bình Dương
Pháp luật
21:13:06 21/06/2025
Sự thật về bản CV nhét trong hộp bánh đang viral MXH
Netizen
20:23:44 21/06/2025
Con nhập viện khi về quê nghỉ hè, tôi nổi cáu với lời thú nhận của em chồng
Góc tâm tình
20:21:01 21/06/2025
Huawei công bố HarmonyOS 6 phiên bản beta
Đồ 2-tek
19:52:24 21/06/2025