Trường ĐH Duy Tân giải thích việc SV vừa học tập trung vừa học online
TS Võ Thanh Hải – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) cho biết, từ 22/2, nhà trường sẽ hực hiện chương trình học tích hợp vừa tập trung vừa online.
Phòng học của trường ĐH Duy Tân được trang bị các phương tiện dạy học hiện đại.
Theo đó SV ở các vùng dịch sẽ học online, số SV còn lại sẽ học tập trung.
Theo thông báo của Trường ĐH Duy Tân, từ ngày 22/2 đến 7/3, nhà trường sẽ giảng dạy, học tập theo phương thức học tập trung và trực tuyến. Từ ngày 8/3 trở đi, dự kiến sẽ trở lại dạy và học bình thường theo phương thức tập trung. Trường hợp SV trở lại Trường từ các địa phương, ổ dịch đang hoạt động phải áp dụng các biện pháp cách ly theo quy định. Trong thời gian cách ly, SV được tham gia học trực tuyến, giảng viên có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện hoàn thành chương trình học cho SV khi trở lại Trường.
TS Võ Thanh Hải – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Chúng tôi đã rà soát lại số lượng SV của trường có hộ khẩu thường trú tại các vùng dịch hiện nay rất ít. Như vùng Ayun Pa (Gia Lai) toàn trường chỉ có 3 SV. Huyện Chí Linh (Hải Dương) có 11 SV, nhà trường đã vận động ở lại Đà Nẵng từ trước Tết Nguyên đán. Các địa phương đang có bệnh nhân nhiễm Covid – 19 như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…, toàn trường chỉ có 30 SV, còn lại thuộc các địa phương ở miền Trung. Theo thông báo của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và UBND TP Đà Nẵng thì hiện nay khoanh vùng theo điểm dịch chứ không phải nghỉ toàn bộ.
Chính vì vậy, SV đến từ các địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế, Bình Định… thì sẽ học tập trung tại trường và phải đảm bảo nguyên tắc phòng dịch theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Những SV vùng dịch sẽ phải học online. Ngoài ra, những SV đến từ các địa phương ngoài thông báo buộc phải cách ly của UBND TP Đà Nẵng thì có thể học trực tiếp có thể học online cũng được”.
Video đang HOT
Sau hai tuần đầu đón SV trở lại trường, nếu thấy ổn thì sẽ chuyển sang học trực tiếp toàn bộ. “Nếu SV vùng dịch không đi học được đợt 1 thì có thể chuyển sang học đợt 2. Vì trường đào tạo theo hình thức tín chỉ, một học kỳ có 2 đợt nên cũng không mấy khó khăn. Cố vấn học tập sẽ có trách nhiệm thống kê đầy đủ toàn bộ tín chỉ SV tham gia học tập” – TS Võ Thanh Hải thông tin.
Phó Hiệu trưởng trường ĐH Duy Tân khẳng định: “Hệ thống online của trường Duy Tân có sự khác biệt hơn so với một số trường khác, mỗi phòng học là một trường quay nên vừa trực tiếp lên giảng đường học vừa học online được. Học online hết không khí trầm lắng. Việc linh hoạt triển khai hình thức tổ chức dạy học sẽ giúp nhà trường ổn định kế hoạch đào tạo, đảm bảo tiến độ học tập của SV”.
Điều chỉnh nguyện vọng: Thí sinh cần xác định ngành học có đủ đam mê
Từ 19 - 27/9, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) ĐH, CĐ lần cuối theo phương thức trực tuyến hoặc bằng phiếu. Theo đó, thí sinh có thể thay đổi tổ hợp xét tuyển, ngành học, trường học, thứ tự nguyện vọng, bỏ bớt hoặc tăng thêm nguyện vọng...
Thí sinh cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Ảnh minh họa
Nên điều chỉnh trường, không nên điều chỉnh ngành học
Theo TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay tương đối đẹp, thuận lợi cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Từ ngày 19/9, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT một lần duy nhất. Vì thế, nếu điều chỉnh nguyện vọng, các em cần xem lại tổ hợp điểm thi của mình và nên chọn tổ hợp cao điểm nhất.
"Thời gian thí sinh điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến là 7 ngày (từ ngày 19 - 25/9) và điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu là 9 ngày (từ ngày 19 - 27/9). Như vậy, thời gian còn nhiều, các em không nhất thiết phải điều chỉnh ngay, mà nên suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng" - TS Võ Thanh Hải trao đổi.
TS Võ Thanh Hải chia sẻ: Trên cơ sở tham khảo điểm thông báo xét tuyển của các cơ sở đại học, thí sinh mới quyết định có nên điều chỉnh nguyện vọng hay không. Nếu điểm của mình quá gần với điểm xét tuyển của các trường có thể điều chỉnh nguyện vọng bằng cách, chọn những tổ hợp môn nào có điểm cao nhất. Trường hợp điểm thi cao hơn nhiều so với điểm xét tuyển của các trường công bố, các em nên chờ đợi kết quả, không nhất thiết phải điều chỉnh.
"Nếu điều chỉnh nguyện vọng nên điều chỉnh trường, không nên điều chỉnh ngành mình đã chọn. Bởi vì nguyên tắc là các em phải chọn ngành, rồi mới đến chọn trường. Ngành học sẽ quyết định tương lai của các em. Còn trường thì phụ thuộc vào uy tín, chính sách học bổng, cơ hội việc làm với thí sinh" - TS Võ Thanh Hải khuyến cáo.
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Đưa ra lời khuyên với các thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT, TS Nguyễn Thanh Bình - Trưởng phòng Công tác Chính trị và HSSV, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh: Trước hết, thí sinh phải nắm chắc thời gian điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT (cả trực tuyến và bằng phiếu). Thí sinh chỉ được phép sử dụng một trong 2 hình thức điều chỉnh nguyện vọng. Với hình thức trực tuyến, thí sinh cần lưu ý: Số nguyện vọng ĐKXT không tăng so với đăng ký ban đầu. Nếu muốn tăng số nguyện vọng, các em phải sử dụng điều chỉnh bằng phiếu ĐKXT.
"Trước khi điều chỉnh, thí sinh cần xác định được ngành học mà mình có đủ đam mê. Sau đó, các em lựa chọn và phân loại ngành học, nhóm những ngành có liên quan với nhau. Ngoài ra, các em cần tìm hiểu về điểm chuẩn đầu vào những năm trước với từng ngành học của cơ sở đào tạo mình dự định ĐKXT" - TS Nguyễn Thanh Bình chia sẻ, đồng thời đặc biệt lưu ý thí sinh cần quan tâm đến ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào của các trường đại học. Từ đó, đối chiếu với điểm thi của mình và sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên.
Không nhất thiết phải điều chỉnh
Để tăng cơ hội trúng tuyển, thí sinh nên đặt nguyện vọng đầu tiên là ngành học mà mình yêu thích nhất. Sau đó đến nguyện vọng cùng ngành hoặc nhóm ngành liên quan ở mức ưu tiên thấp hơn. Ngoài ra, các em cũng nên tham khảo thêm những ngành liên quan nhưng có điểm thấp hơn. Chẳng hạn, điểm sàn thấp hơn hoặc điểm trúng tuyển một vài năm gần đây thấp hơn.
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Thái Phiên (TP Hải Phòng).
"Căn cứ vào điểm của mình, "điểm sàn" của các trường đại học và nguyện vọng của bản thân, các em lựa chọn những ngành nghề, trường học phù hợp nhất với bản thân và hoàn cảnh gia đình" - TS Nguyễn Thanh Bình khuyến nghị, đồng thời trao đổi: Thí sinh không nhất thiết phải điều chỉnh nguyện vọng.
Chẳng hạn, nếu điểm thi đạt ở ngưỡng từ 27 trở lên, các em không cần phải điều chỉnh nguyện vọng. Tuy nhiên, với những thí sinh đạt từ 20 đến dưới 25 điểm, nhưng trước đó các em đăng ký ở những ngành "hot" hoặc ngành Công nghệ thông tin, y khoa... nên tính đến phương án thay đổi nguyện vọng.
Với thí sinh được 20 điểm trở xuống nên xem những trường có "điểm sàn" thấp hơn 2 đến 3 điểm so với tổ hợp điểm mà mình định xét tuyển để có điều chỉnh hợp lý. Các em không nên lựa chọn ngành hoặc trường có "điểm sàn" gần với điểm thi của mình, vì xác suất trượt đại học sẽ rất cao.
Cũng theo TS Nguyễn Thanh Bình, tuyệt đối không nên vừa mở máy tính, vừa xem xét, tìm hiểu các nguyện vọng ĐKXT và các ngành nghề đào tạo. Lưu ý, sau khi điều chỉnh xong, các em nhớ lưu thông tin; bởi thực tế, những năm trước có thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT xong rồi, nhưng không lưu thông tin nên cuối cùng vẫn như ban đầu.
Dự kiến trước 17 giờ ngày 29/9, thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có (chỉ áp dụng đối với thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng phiếu, bao gồm cả thí sinh có kết quả phúc khảo sau ngày 27/9). Trước 17 giờ ngày 30/9, Điểm thu nhận hồ sơ hoàn thành việc cập nhật thông tin về điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT của tất cả thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Dịch COVID-19 lan rộng, các trường Đại học lập tức chuyển hướng học online Các ca bệnh nghi ngờ nhiễm COVID-19 liên tiếp tăng lên và lan rộng ra ngoài khu vực Đà Nẵng, các trường Đại học lập tức chuyển hướng học online để bảo đảm an toàn. GS. TS Đinh Văn Sơn, hiệu trưởng trường ĐH Thương mại vừa có thông báo gửi đến toàn bộ sinh viên, cán bộ, giảng viên, nhân viên của...