“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”
Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, một trong ba đột phá chiến lược là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. GD-ĐT có vai trò quan trọng trong thực hiện chiến lược này.
Ảnh minh họa/internet
Chia sẻ với Báo Giáo dục & Thời đại, bà Tôn Ngọc Hạnh – Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, đại biểu quốc hội khóa XIV có những trao đổi xung quanh vấn đề này.
Gốc rễ của vấn đề
* Theo bà, nên hiểu như thế nào về nguồn nhân lực chất lượng cao ?
- Nguồn nhân lực chất lượng cao nên được hiểu theo nghĩa rộng và mở. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, có những tiêu chí và tiêu chuẩn khác nhau. Chẳng hạn: Trong giai đoạn hiện nay, đã là nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải có các tiêu chí về công nghệ thông tin, Ngoại ngữ… nhằm đáp ứng yêu cần phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Tất nhiên, không có gì là bất biến, nên các tiêu chí, tiêu chuẩn về nhân lực chất lượng cao có thể thay đổi theo thời gian để phù hợp và thích ứng với thực tiễn khách quan.
* Các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng có nêu, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phát chiến lược . Nhìn ở góc độ giáo dục và đào tạo, bà đánh giá như thế nào?
Video đang HOT
- Hầu như các Nghị quyết của Đảng xác định, định hướng phát triển đất nước trong 10 – 20 năm tới đều có liên quan đến GD-ĐT. Vì thế, cần nâng cao nhận thức của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thực tế, giáo dục không chỉ có vai trò quan trọng trong định hướng tư tưởng, nhận thức của HSSV, mà còn phát kỹ năng, năng lực nghề nghiệp cho thế hệ trẻ để thích ứng với công cuộc đổi mới đất nước, nhất là trong bối cảnh của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0; đồng thời đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nói riêng và nhu cầu thị trường lao động nói chung.
Trên cơ sở đó, một mặt phải sắp xếp hài hòa nguồn nhân lực mà đất nước và khu vực đang cần; mặt khác cần quy hoạch và chiến lược phát triển bài bản dựa trên các giải pháp căn cơ, mà ở đó giáo dục là vấn đề “gốc rễ”. Đảng và Nhà nước vẫn xác định, giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.
Tuy nhiên, để làm được điều này, không thể nói “một sớm, một chiều”, mà cần làm từng bước và bắt đầu từ những thanh, thiếu niên nhi đồng cho đến đội ngũ nhân sỹ, tri thức… Ngoài ra, cần làm tốt công tác phân luồng học sinh ngay từ bậc THCS.
Bà Tôn Ngọc Hạnh – Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
* Vậy tới đây, Đảng bộ Thành phố Đồng Xoài (Bình Phước ) sẽ có chương trình, hành động gì để sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống?
- Chúng tôi đã có định hướng, tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trong đó nhấn mạnh đến lĩnh vực GD-ĐT. Chẳng hạn như: Thực hiện các chương trình thí điểm của tỉnh về xây dựng trường học thông minh, dạy học song ngữ, xã hội hóa giáo dục. Làm sao để thu hút các nguồn lực và đầu tư xây dựng một số trường đạt chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ triển khai một số công việc cụ thể, như: nâng cao chất lượng về đầu tư cơ sở vật chất; tiếp tục đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT, trước mắt là triển khai, thực hiện tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Ngoài ra, tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn chất lượng, phấn đấu 5 năm tới, 100% trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Cùng với đó, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát triển các trường liên cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm giảm tải cho các thành phố lớn.
Theo khảo sát sơ bộ, con em thành phố Đồng Xoài đến trung tâm tỉnh Bình Dương học rất nhiều. Vì vậy, nếu địa phương có trường tốt, đạt chất lượng thì sẽ được phụ huynh, xã hội ủng hộ, bởi không chỉ giảm chi phí mà hiệu quả, chất lượng vẫn như nhau.
* Bà có nhắc đến, đ ầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển . Vậy bà có đề xuất giải pháp gì cho vấn đề này?
- Tôi cho rằng, cần có sự quan tâm của toàn hệ thống chính trị đối với sự nghiệp GD-ĐT của nước nhà. Ngoài ra, cần phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội. – Bà Tôn Ngọc Hạnh
Muốn ươm mầm tài năng, chăm lo cho thế hệ trẻ, tạo nguồn nhân lực cho đất nước thì cần quan tâm phát triển và nâng tầm giáo dục. Chúng ta phải đi trước một bước
Tôi đề xuất, Đảng nhà nước các cấp cần quan tâm, chăm lo cho giáo dục một cách thiết thực, hiệu quả. Theo đó, ban hành chương trình, đề án, chiến lược cụ thể để làm căn cứ cho việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không nên đầu tư theo kiểu dàn trải.
-Xin cảm ơn bà!
“Có thể khẳng định, GD-ĐT có vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Đại học Hạ Long được phép đào tạo ngành Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học trình độ đại học
Ngày 5/2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 647/QĐ-BGDĐT và Quyết định 645/QĐ-BGDĐT về việc cho phép Trường Đại học Hạ Long đào tạo ngành Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học trình độ Đại học.
Một tiết học về quản lý di tích của sinh viên Trường Đại học Hạ Long.
Theo đó, Trường Đại học Hạ Long được đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ Đại học, mã số 7140201 và ngành Giáo dục Tiểu học trình độ Đại học, mã số 7140202. Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng đối với ngành học này được thực hiện theo quy định hiện hành.
Trường Đại học Hạ Long chịu trách nhiệm thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 22/2017/TT- BGDĐT và thực hiện đánh giá chất lượng, kiểm định chương trình đào tạo theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật Giáo dục đại học.
Trường Đại học Hạ Long (Ha Long University) là trường công lập, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, được thành lập năm 2014 trên cơ sở sáp nhập 2 trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long.
Trường hiện đang có 11 ngành đào tạo trình độ đại học thuộc 3 lĩnh vực là xã hội - nhân văn, du lịch - dịch vụ, công nghệ - kỹ thuật. Bên cạnh đó, trường còn đào tạo các ngành thuộc trình độ cao đẳng và các ngành trung cấp nghệ thuật. Hiện Trường đã có trên 200 giảng viên, 32 tiến sĩ, 184 thạc sĩ, 7 người đang làm nghiên cứu sinh. Tổng số sinh viên, học sinh các hệ đào tạo của trường khoảng 5.600 em, trong đó, đào tạo chính quy là 3.800 học sinh, sinh viên.
Với sứ mệnh trở thành trung tâm thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực, trong những năm qua, Đại học Hạ Long đã được tỉnh quan tâm, dành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đội ngũ giảng viên, sinh viên chất lượng cao cũng như nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất theo mô hình đô thị đại học.
Việc được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường Đại học Hạ Long được đào tạo 2 ngành mới là Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học khẳng định vị thế, quy mô, năng lực của nhà trường; tiếp tục đưa Đai hoc Ha Long trơ thanh môt hê thông đao tao đa câp, đa nganh, phuc vu nhiêm vu đao tao va bôi dương nguôn nhân lưc, đăc biêt la nhân lưc chât lương cao phuc vu sư phat triên cua tinh Quang Ninh va khu vưc lân cân.
Tuyển sinh sai quy định có thể bị phạt 100 triệu đồng Theo nghị định mới của Chính phủ, cơ sở giáo dục tuyển sinh sai đối tượng trình độ đại học từ 30 người trở lên có thể bị phạt 100 triệu đồng. Ảnh minh họa Chính phủ vừa ban hành Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, các cơ sở giáo dục...