Bộ Giáo dục lên phương án điều chỉnh kế hoạch thời gian học, thi
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu xây dựng các kịch bản tình huống điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học; kịch bản thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Trước tình hình diễn biến dịch phức tạp của dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cần đặt thời gian còn lại của năm học trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với dịch, từ đó kịp thời có kịch bản phòng, chống, dạy học, thi, kiểm tra đánh giá phù hợp.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, mặc dù tình hình hiện nay vẫn đang trong tầm kiểm soát, song diễn biến tiếp theo chưa thể nói trước. Vì vậy, các đơn vị chuyên môn tùy theo chức năng, nhiệm vụ đưa ra các kịch bản tình huống khác nhau, trong đó lưu tâm tới kịch bản điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học; kịch bản thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng…
Video đang HOT
“Cần chủ động xây dựng phương án để dù tình huống nào xảy ra cũng thực hiện được ngay,” Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, có 14 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2; 49 tỉnh, thành phố tiếp tục cho học sinh nghỉ học trên lớp, trong đó có một tỉnh cho nghỉ đến hết ngày 19/2; 17 tỉnh, thành phố cho nghỉ đến hết 21/2; 6 tỉnh, thành phố cho nghỉ đến hết 22/2; 10 tỉnh, thành phố cho nghỉ đến hết 28/2; 15 tỉnh, thành phố cho nghỉ đến khi có thông báo mới. Hầu hết các địa phương cho học sinh nghỉ học trên lớp đã triển khai hình thức dạy học trực tuyến. Nhiều cơ sở giáo dục đại học đến thời điểm này đã thông báo tổ chức cho sinh viên học trực tuyến.
Nhằm tạo hành lang pháp lý và hỗ trợ các điều kiện để triển khai dạy học trực tuyến, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị tích cực hoàn thiện và sớm ban hành Thông tư Quy định quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên./.
Chọn ngành hot, nên không?
Những thí sinh trúng tuyển đại học (ĐH) bằng phương án xét điểm học bạ hoặc các phương thức xét tuyển kết hợp khác đang đứng trước băn khoăn có nên nhập học hay chờ kết quả xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT 2020.
Ảnh minh họa
Theo quy định của Bộ GDĐT, thí sinh trúng tuyển các phương thức khác ngoài kết quả thi THPT phải xác nhận nhập học trước ngày 15/9. Tuy nhiên, một số trường quy định thời gian xác nhận nhập học đối với tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển chỉ đến ngày 10/9 nên nếu thí sinh không nhập học, sẽ bị xóa kết quả trúng tuyển bằng phương thức này.
Trên thực tế, những thí sinh đỗ ĐH bằng phương án xét tuyển thẳng phần nhiều là học sinh giỏi, đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế hoặc sở hữu các chứng chỉ ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế, các giải thưởng có giá trị khác... nên cơ hội để các em đi du học khá rộng mở.
Thứ hai, những ngành nhà trường chấp nhận tuyển thẳng chưa chắc đã là ngành hot mà các thí sinh mong muốn nên dù trúng tuyển, những thí sinh này cũng vẫn còn lưỡng lự chưa muốn đăng ký nhập học. Nhất là trong bối cảnh điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 có xu hướng cao hơn so với các năm trước nên có thể các thí sinh hi vọng với phương án xét tuyển bằng điểm thi sẽ đỗ vào các ngành hot, ngành học mình yêu thích hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tuyển sinh, ngành hot là do quan niệm của thí sinh và xã hội với những ngành có tỷ lệ đăng ký và điểm chuẩn cao. Nhưng còn một quan niệm nữa, ngành hot là ngành có cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường.
ong rõ ràng, không một nhà tuyển dụng nào chọn ứng cử viên chỉ dựa vào bằng cấp mà không cần kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc... Chính vì vậy, ngay cả khi bạn chọn một ngành không hot, không phải có điểm chuẩn đầu vào quá cao nhưng cơ hội có việc làm với mức lương hấp dẫn sau khi ra trường vẫn rộng mở là hoàn toàn có khả năng.
Đơn cử như khối các ngành Khoa học cơ bản không phải là các ngành hút thí sinh như Kinh tế, Tài chính. Nhưng như thống kê của trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, một ngành không phải hot của trường là khối ngành Khoa học trái đất và Tài nguyên-Môi trường đang là những ngành rất "khát" nhân lực, đang rất cần nhân lực chất lượng cao. Những sinh viên được đào tạo tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hoàn toàn đáp ứng được.
Ngược lại, thực tế đã ghi nhận không phải mọi sinh viên học những ngành hot, kể cả ở các trường top đầu có việc làm như ý ngay khi ra trường bởi còn dựa vào sự nỗ lực trau dồi kiến thức, kỹ năng... trong quá trình học tập. Chính vì vậy, nếu sinh viên chịu khó học tập và tìm kiếm cơ hội cho mình thì ngay cả khi bạn chọn một ngành bình thường nhưng vẫn có thể tạo ra cơ hội việc làm phi thường ngay cả khi chưa tốt nghiệp.
Tìm hiểu kỹ về ngành nghề mình lựa chọn ở tất cả các khía cạnh phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện tài chính của gia đình và nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động... sẽ giúp mỗi thí sinh có được lựa chọn đúng đắn nhất cho mình thay vì đuổi theo cái gọi là ngành hot không hề thực tế là lời khuyên đối với tất cả các thí sinh trong mùa tuyển sinh năm nay.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 1 và 2 xét tuyển Đại học cùng một đợt Theo Bộ Giáo dục, thí sinh thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020 đợt 1 và 2 sẽ xét tuyển Đại học cùng một đợt để đảm bảo sự công bằng, quyền lợi cho các em. Báo cáo về kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020, tại phiên họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 diễn...