Đậu phụ càng vàng, càng nhiều thạch cao
Một miếng đậu phụ ngon thường có màu trắng ngà, mềm. Đậu phụ càng vàng thì càng nhiều thạch cao, ăn có vị chát, cầm hơi nặng tay.
Đậu phụ là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Vì vậy, để chọn được một miếng đậu phụ ngon, người nội trợ cũng cần tinh ý.
Theo bà Hoàng Thị Minh Thu, Chi cục phó Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Hà Nội, một miếng đậu phụ ngon thường có màu trắng ngà, mềm. Đậu phụ an toàn sẽ có mùi thơm, vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng.
Video đang HOT
Đậu phụ có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Theo Doanhnghiep
Dẻo thơm xôi chim mùa lúa mới
Quãng tháng 10 âm lịch, bắt đầu vào mùa lúa mới, người nội trợ khéo đất Hà thành lại mua vài con chim ngói về làm món xôi chim để đãi người thân.
Chim ngói thường xuất hiện vào vụ gặt, thịt rất thơm ngon và khi được kết hợp với xôi từ gạo "đồ" thì thật tuyệt. Gạo đồ là thứ gạo nếp được chế biến qua nhiều công đoạn. Lúa nếp được thu hoạch khi tới độ già hơn cốm một chút, rồi luộc chín, phơi khô, sau đó mới xát vỏ để lấy gạo làm xôi đồ.
Hạt gạo có màu xanh ánh vàng, mùi thơm rất đặc trưng. Theo kinh nghiệm, nấu xôi bằng gạo đồ sẽ giúp món xôi chim thơm dẻo hơn. Để tăng thêm sự thơm ngon và dinh dưỡng, các bà các mẹ thường đồ hạt sen lẫn với xôi khi làm món ăn này.
Với gạo đồ, bạn nên vo một cách nhẹ nhàng, sau đó vớt gạo ra và ngâm sâm sấp nước chừng 20 phút. Sau đó, đổ ra rá, xóc với chút muối cho ngấm đều vào gạo. Hạt sen sau khi đã bóc bỏ lớp màng lụa, ta dùng tăm chọc tâm sen ra để không bị đắng, rồi đem rửa sạch và để ráo nước.
Gạo đồ được cho vào chõ và trải lớp hạt sen lên trên. Bạn có thể dùng đũa chọc nhiều lỗ để hơi nước từ dưới chõ dễ dàng bốc lên trên, giúp xôi chín đều. Khi xôi gần chín, ta cho mỡ gà vào đảo lên cho mỡ thấm đều, tiếp tục đồ xôi cho tới khi chín mềm thì tắt bếp. Người nội trợ khéo thường dỡ xôi ra mâm trải lá chuối để nguội. Trong khi chờ xôi nguội, ta bóc vỏ, thái mỏng hành khô rồi phi thơm lên với dầu ăn. Khi hành đã chín vàng, ta vớt ra giấy thấm dầu.
Chim ngói sau khi được sơ chế sạch thường được các bà các mẹ "thui" qua hơi lửa để sạch lông măng và tạo mùi thơm. Sau đó, chim sẽ được băm thật nhỏ. Sau khi băm xong, ta nên dùng tay kiểm tra lại và loại bỏ các cục xương to còn sót lại. Những gia đình có trẻ nhỏ thường cầu kỳ lọc bỏ phần xương và chỉ băm phần thịt chim.
Bắc chảo lên bếp, bạn nên dùng chính mỡ phi hành để xào chín thịt chim. Nêm chút mắm ngon, hạt tiêu sao cho vừa miệng. Theo kinh nghiệm, ta nên xào thịt chim trên lửa lớn để không bị ra nước. Khi thịt chim đã chín, bạn trộn đều vào xôi. Sau đó, bạn lại bắc chõ đồ lên cho nóng là được.
Giữa cái lạnh se sắt đầu đông, bát xôi chim nóng hổi được các bà các mẹ đơm ra bát cho con cháu thưởng thức. Hạt xôi vàng nhạt quyện cùng thịt chim nâu nâu, bên trên bát xôi là những lát hành khô vàng ruộm, thơm phưng phức. Đi kèm với món xôi chim, các bà các mẹ thường làm thêm đĩa đồ dầm chua ngọt để đưa vị. Một số gia đình cầu kỳ hơn một chút, họ thường xào trứng non với tim và nấm hương để ăn kèm với món xôi chim. Khẽ xúc thìa xôi chim đưa vào miệng, ta từ từ cảm nhận vị dẻo thơm của xôi quyện với thịt chim băm nhỏ vừa ngọt vừa beo béo đưa hương cùng ánh hành thơm thơm, vị chua ngọt dìu dịu của đồ dầm... Tất cả tạo nên hương vị đặc trưng thật khó quên.
Hà Nội bây giờ ít người tự làm xôi chim tại nhà. Có lẽ... cuộc mưu sinh bận rộn đã đẩy nhịp sống nhanh hơn thì phải. Mọi người thường lên mạng để gọi xôi về ăn luôn cho nhanh chứ không bày vẽ như xưa nữa. Tuy nhiên, đôi khi ta chạnh nhớ mùi hương nếp mới lan theo gió lạnh mỗi khi đông chạm ngõ. Nhớ bát xôi chim nóng hôi hổi mẹ trao vào tay với ánh mắt lấp lánh thân thương. Có những thứ thuộc về dĩ vãng vẫn theo ta cùng tháng năm...
Theo Phapluatxahoi
Cách dùng nấm tốt nhất Nấm ngon là loại búp tròn, chắc, có mùi thơm nhẹ. Khi làm nấm nên dùng dao cạo phần gốc (nấm cũ ướp lạnh không thể cạo mà phải cắt) và ngâm vào nước muối loãng để rửa. Nấm rơm khi mua về nên làm sạch rồi nấu ngay, không nên để lâu vì sẽ mềm và ra nước, kém chất lượng. Nấm...