Dấu hiệu trẻ biến chứng não khi mắc Tay Chân Miệng cha mẹ cần chú ý
Tay – Chân – Miệng là bệnh lành tính, nhưng nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh trở nặng, cha mẹ cần cho trẻ nhập viện, tránh biến chứng đáng tiếc.
Tay – Chân – Miệng là bệnh lành tính, nhưng nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh trở nặng, cha mẹ cần cho trẻ nhập viện, tránh biến chứng đáng tiếc.
Bệnh Tay – Chân – Miệng vào mùa, cần lưu ý gì?
BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng Tp. Hồ Chí Minh cho biết, bệnh Tay – Chân – Miệng bắt đầu vào mùa, đã có trẻ độ nặng nhập viện. Mặc dù bệnh lành tính, nhưng có một số dấu hiệu bệnh trở nặng cha me cần lưu ý để theo dõi và cho trẻ nhập viện kịp thời tránh biến chứng đáng tiếc.
Dấu hiệu nghi ngờ bệnh là khi: Trẻ tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miệng, khóc, nói đau miệng. Sốt 1, 2 bữa sau hết sốt nỗi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối, lở trong miệng. “Nên cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán bệnh kịp thời”, BS. Khanh nhắn nhủ.
Dấu hiệu bệnh trở nặng ở trẻ: Là khi trẻ sốt hơn 2 ngày; Sốt từ 39 độ hơn, uống thuốc khó hạ và nôn ói hay muốn ói.
BS Khanh nhấn mạnh: “Có một dấu hiệu mà cha mẹ ít để ý nhưng nó chỉ ra rằng bệnh bắt đầu biến chứng ở trẻ, đó là trẻ giật mình chới với lúc thiu thiu ngủ. Và trẻ không đi vững, tay chân yếu, người run. Hoặc trẻ thở mệt, da nổi bông, mạch sờ không thấy hay quá nhanh. Cha mẹ cần ngày lập tức đưa con đến viện cấp cứu”.
Biến chứng của bệnh Tay – Chân – Miệng rất nguy hại cho trẻ, ví như biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não hay biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch…
Theo BS. Khanh để phòng bệnh Tay – Chân – Miệng cho trẻ cần lưu ý, cho trẻ rửa tay trước khi vào lớp, trước khi về nhà, khi về tới nhà. Người lớn cũng cần rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, trước khi chế biến thức ăn, nhất là mới đi ra ngoài về. Khi thấy trẻ mắc bệnh Tay – Chân – Miệng cần báo cô giáo để phòng cho mấy bé khác; cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày; Ra phường xin thuốc sát trùng sàn nhà, đồ chơi. Và vệ sinh nơi bé sinh hoạt, đồ chơi…
“Mẹo” chăm sóc trẻ mắc Tay – Chân – Miệng
BS. Khanh chỉ 5 mẹo chăm trẻ khi mắc bệnh:
1. Nổi mụn nước nhiều quá:
- Trẻ nổi càng nhiều mụn làm phụ huynh lo nhưng thường nổi nhiều lại nhẹ hơn nổi ít.
Video đang HOT
- Không cần bôi thuốc xanh, vì không có tác dụng mà còn làm bác sĩ nhìn không biết mụn nước do gì.
- Tắm rửa như bình thường, đến ngày mụn sẽ khô.
2. Kháng sinh – Vitamine:
- Nếu không loét miệng nhiều gây bội nhiễm thì khỏi kháng sinh làm gì.
- Vitamine cũng không cần lắm, đang đau miệng ép uống đau thêm.
3. Ngủ lăn qua lăn lại, khóc chút chút:
- Đau họng do vết loét: lấy gói Grangel (thuốc dạ dày) hay KIN baby bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ngậm hay chấm vào vết loét sẽ hết đau.
- Ngứa ngáy quá có thể do kiêng không tắm.
4. Không chịu ăn:
- Do miệng đau: Làm thức ăn chờ nguội hẳn hay làm mát mới dễ ăn.
- Không ăn nóng, ăn cay, ăn chua.
- Cũng dùng gói Grangel hay KIN baby rơ miệng như trên.
5. Bình tĩnh, thường sau ngày thứ 4 sẽ tươi lên, không giật mình, không sốt cao là sẽ ổn dần.
“Bệnh Tay – Chân – Miệng đang vào mùa nhưng có tới 90% trẻ tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, phụ huynh nên học dấu hiệu giật mình, nếu không giật mình thì rất hiếm khi có biến chứng”, BS. Khanh nói.
Theo baogiaothong
Những biến chứng nguy hiểm của thủy đậu mà ai cũng cần biết
Mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng trên dưới 30.000 trường hợp mắc thuỷ đậu, 90% bệnh nhân bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2 - 7 tuổi. Thuỷ đậu tuy là bệnh lành tính, xong theo cảnh báo của các chuyên gia, bệnh này cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người mắc...
Người lớn, bà bầu, trẻ em đều có thể "dính" thuỷ đậu
Trong thời gian gần đây, bên cạnh các dịch bệnh khác có bệnh nhân nhập viện như sốt xuất huyết, tại Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới TW cũng ghi nhận nhiều phụ nữ mang thai mắc thủy đậu. Tại Khoa Virus - Ký sinh trùng, BV Bệnh nhiệt đới TW trong vòng một tháng trở lại đây đã có rất nhiều ca mắc bệnh thủy đậu.
Dù đang mang thai tuần thứ 15 nhưng chị K.T.L., 22 tuổi (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) không may bị mắc thủy đậu khiến chị hoang mang, lo lắng. Được biết, chị L. có tiếp xúc với anh trai, chị dâu và cháu gái đều bị mắc thủy đậu trước đó.
Chị K.T.L. không may bị mắc thủy đậu khi đang mang thai khiến chị rất lo lắng.
Tại các BV khác như BV Nhi TW, BV Bạch Mai... thi thoảng vẫn có bệnh nhân mắc thuỷ đậu gồm cả người lớn và nhập viện.
Theo Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, thuỷ đậu còn có tên khác là bệnh trái rạ, là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn suy giảm miễn dịch. Bệnh rất dễ lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh thuỷ đậu có tính lây nhiễm cao, nhất là trong giai đoạn sớm. Nó lây lan qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, tiếp xúc gián tiếp qua những vật dụng có dính virus kể cả trong giai đoạn ủ bệnh khi cơ thể chưa nổi mụn nước.
Đây là một căn bệnh rất thường gặp. Hàng năm, bệnh vẫn thường tạo nên những trận dịch khiến cho số trẻ nhập viện cao và tỉ lệ biến chứng cũng vì thế trở nên nghiêm trọng hơn.
Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 - 2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện mụn nước nước đầu tiên. Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày. Đối với trẻ, mới đầu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, 24-48h sau bắt đầu sốt. Đến ngày thứ 3 của bệnh bắt đầu xuất hiện phát ban trên da, thường toàn thân, tập trung nhiều ở vùng đầu mặt, mới đầu là mụn rát đỏ, sau vài tiếng đồng hồ nốt nổi phỏng trên da. Trong 24-48h những nốt này chuyển thành dạng phỏng nước, căng, thường trong, kích thước 3-10mm.
Biến chứng của bệnh rất khó lường và có thể để lại những di chứng nghiêm trọng
Theo thống kê của Hội Y học Dự phòng, năm 2018, cả nước có tổng cộng hơn 31.000 người mắc bệnh, 2017 là 39.000 ca, tăng 45.9% so với năm 2016 với gần 22.000 ca mắc bệnh. 90% bệnh nhân bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2 - 7 tuổi.
Tiêm phòng vắc xin: cách hữu hiệu để bảo vệ trẻ trước dịch bệnh
PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay, mắc bệnh thuỷ đậu sẽ phục hồi sau một quãng thời gian nhất định và không để lại di chứng gì nếu được chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, biến chứng của bệnh cũng rất khó lường và có thể để lại những di chứng nghiêm trọng bao gồm: nhiễm trùng nốt thuỷ đậu- đây là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em, nguy cơ cao rơi vào giai đoạn 2 tuần sau khi các thương tổn xuất hiện. Nó cũng có thể dẫn đến chốc lở, đinh nhọt, viêm quầng và là di chứng về mặt thẩm mỹ đến suốt đời.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, biến chứng viêm phổi khi mắc thuỷ đậu cũng có thể xảy ra khiến trẻ có thể ho ra máu, khó thở, sốt cao, nguy cơ tử vong cao
Ngoài ra là biến chứng về nhiễm trùng máu, khi vi khuẩn có thể xâm nhập từ mụn nước thuỷ đậu bị vỡ và đi vào mạch máu
Một biến chứng khác của bệnh thuỷ đậu là biến chứng về thần kinh thường gặp là mất điều hòa tiểu não, viêm não, hội chứng Reye, viêm cột sống ngang, viêm màng não vô khuẩn, hội chứng Guillain-Barré
Ngoài ra, có một trường hợp đặc biệt khi bị mắc bệnh nhiễm sơ khởi ở tuổi nhỏ, virus Varicella Zoster sẽ "lẩn trốn" trong các hạch cảm giác trong cơ thể, sau đó, chúng có thể "thức dậy" ở tuổi trung niên gây ra bệnh Zona (giời leo) mạn tính. Đặc biệt nghiêm trọng là mẹ mang thai bị mắc bệnh thuỷ đậu có thể lây truyền sang con
Tiêm vắc xin là một trong những cách hữu hiệu để phòng chống bệnh thuỷ đậu
Do đó, các chuyên gia về y tế dự phòng lưu ý cha mẹ nên lưu ý tiêm phòng vắc xin phòng thuỷ đậu cho trẻ lẫn bản thân mình để giúp bảo vệ con trẻ trước nguy cơ mắc bệnh, cũng như chống lại các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và nâng cao rào chắn miễn dịch cộng đồng tốt hơn.
Điều này giúp giảm số ngày bệnh của trẻ trong năm, cũng như góp phần bảo vệ nhóm người dễ bị biến chứng nặng khi mắc bệnh thuỷ đậu như: các bạn nhỏ bị suy yếu hệ miễn dịch, phụ nữ có thai mà chưa có miễn dịch
Hiện nay, các khuyến cáo đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai là nên tiêm phòng vắc xin MMR (Sởi - quai bị - Rubella) và thuỷ đậu trước một quãng thời gian nhất định mới nên có thai. Thời gian chờ đối với MMR là trước ít nhất 1 tháng, đối với thuỷ đậu là trước ít nhất 3 tháng.
Theo SK&ĐS
Trẻ em xông mũi có nguy hiểm? Con tôi hay nghẹt mũi nên tôi thường xông mũi cho cháu bằng nước nóng, pha thêm chút tinh dầu bạc hà hoặc vài giọt dầu gió. Nhưng dì tôi cản, nói trẻ con mà xông hơi rất nguy hiểm. Ảnh minh họa: Internet Bạn đọc Trần T.L. (31 tuổi; quận 8, TP HCM) hỏi: Con trai tôi năm nay 3 tuổi rưỡi,...