Dấu hiệu thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng là một trong những bệnh lý hệ lụy của tuổi già. Nếu không có biện pháp điều trị và kiểm soát bệnh tốt ngay từ đầu, thoái hóa có thể gây biến dạng cấu trúc khớp háng, dẫn đến tàn phế vĩnh viễn.
Thoái hóa khớp háng tuy không xảy ra nhiều như khớp gối hay các khớp nhỏ khác nhưng vẫn được xếp vào nhóm bệnh lý nguy hiểm. Nguyên nhân là do bệnh thường tiến triển chậm, khó phát hiện và có thể gây tàn phế nếu bệnh nhân chủ quan, không phát hiện được bệnh sớm để điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng
Bên cạnh yếu tố lão hóa, nguyên nhân khiến khớp háng bị thoái hóa còn có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như:
- Do tuổi tác cao: Khi tuổi càng lớn thì tình trạng loãng xương trong cơ thể diễn ra càng nhanh chóng. Điều này lý giải vì sao người cao tuổi dễ bị thoái hóa khớp háng hơn.
- Do chấn thương: Tai nạn lao động, té ngã, chấn thương thể thao… hoặc một số chấn thương khác ở khớp cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp háng.
- Tình trạng thừa cân, béo phì: Người có cân nặng vượt quá mức sẽ tạo lực ép lên khớp háng, khiến vị trí này bị quá tải, một thời gian lâu có thể sẽ bị thoái hóa khớp.
- Do bẩm sinh: Không ít trường hợp ngay từ khi trẻ mới chào đời, cấu tạo khớp háng hoặc xương chân đã dị dạng.
- Tiền sử bệnh về khớp: Những bệnh nhân có tiền căn mắc các bệnh lý về cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, trật khớp háng, viêm khớp do lao… thì nguy cơ khớp háng bị thoái hóa là rất cao.
Ngoài ra, thoái hóa khớp háng có thể là hệ lụy của một số biến chứng từ nhiều vấn đề sức khỏe mạn tính như bệnh gout, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố.
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có những yếu tố trên. Ngược lại, một số người bình thường không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào vẫn có khả năng gặp phải vấn đề sức khỏe này.
Video đang HOT
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý do hậu quả của tuổi tác và mài mòn khớp.
Dấu hiệu thoái hóa khớp háng
Hầu hết bệnh nhân thoái hóa khớp tiến triển chậm, khó phát hiện. Tuy vậy, bệnh sẽ có những triệu chứng như :
Ở giai đoạn sớm: Người bệnh bị đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đôi khi có thể xuống khớp gối, ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi, đau tăng khi cử động hoặc đứng lâu.
Giai đoạn sau: Những cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi vừa thức dậy và đau mỏi hơn về chiều tối. Cơn đau xuất hiện khi người bệnh đột ngột chuyển tư thế từ ngồi sang đứng, đau nhiều khi di chuyển.
Giai đoạn muộn: Bệnh nhân đau kể cả khi nghỉ ngơi, đau nhiều vào ban đêm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa đột ngột.
Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mỏi và tê cứng khi vận động hoặc co duỗi khớp háng.
Giảm biên độ vận động khớp háng, ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt hàng ngày như ngồi xổm, đi vệ sinh, buộc dây giày…
Xuất hiện những cơn đau nhói mỗi khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng, khi nghỉ ngơi thì sẽ hết đau.
Lời khuyên thầy thuốc
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý do hậu quả của tuổi tác và mài mòn khớp, gây đau và biến đổi cấu trúc của khớp, dần dần dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Thoái hóa khớp háng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau, giúp bệnh nhân vận động, trở lại cuộc sống hàng ngày.
Để phòng ngừa thoái hóa khớp háng cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhằm duy trì khả năng vận động cũng như tính linh hoạt của khớp, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng như tim mạch hay đái tháo đường…
Lưu ý thay đổi tư thế khi vận động, làm việc để tránh gây thêm áp lực làm tổn thương khớp háng. Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh để làm giảm bớt áp lực lên khớp háng, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa cũng như hạn chế rủi ro biến chứng xảy ra.
Ngoài ra, cần bổ sung các loại thực phẩm tốt cho khớp (cá béo, rau xanh, các loại hạt…) và hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường hoặc muối, rượu bia…
5 dấu hiệu cảnh báo khớp bị 'già sớm'
Khớp là nơi các xương tiếp xúc với nhau để hình thành hệ thống xương tổng thể. Khớp là bộ phận quan trọng của hệ vận động trong cơ thể người.
Tầm quan trọng của khớp đối với cơ thể
Tạo ra các chuyển động. Tùy theo loại khớp và dây chằng, xương sẽ di chuyển theo nhiều hướng, góc độ khác nhau. Những khớp xoay như khớp đầu gối, ngón tay cái sẽ hỗ trợ các xương di chuyển theo hai phương vuông góc với nhau, tạo thành những chuyển động xoay tròn và uốn cong. Các chuyển động này giúp chúng ta có thể thực hiện những hoạt động phong phú như may vá, viết, vẽ...
Những khớp trượt như khớp xương cổ chân, xương cổ tay cho phép các xương trượt qua lại trên bề mặt phẳng, hình thành những chuyển động qua lại.
Chuyển động này giúp cơ thể điều chỉnh, thích ứng với những tình huống khác nhau như co ngắn hay kéo dài các chi. Nhờ có hệ thống này, cơ thể có thể dễ dàng thực hiện các động tác như đi lại, chạy nhảy, uốn cong, xoay tròn.
Giảm ma sát bằng cách bao phủ xương bằng sụn, tiết hoạt dịch để bôi trơn và tạo những túi khí làm đệm. Vì thế, nếu thiếu khớp, khi di chuyển xương sẽ va chạm vào nhau, tạo ra sự ma sát gây hư hại xương và cảm giác đau nhức.
Hỗ trợ cân bằng cho cơ thể, hỗ trợ cơ thể thích nghi với những tư thế như ngồi, đứng...; giữ cơ thể ổn định khi di chuyển (đi, chạy nhảy...). Ngoài ra, chúng còn có nhiệm vụ bảo vệ nội tạng khỏi những tổn thương do tác động từ bên ngoài.
Khớp là nơi các xương tiếp xúc với nhau để hình thành hệ thống xương tổng thể. Khớp là bộ phận quan trọng của hệ vận động trong cơ thể người.
Các dấu hiệu cảnh báo khớp bị "già sớm" Đau khớp: Đau nhức là triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi khớp bị thoái hóa. Cảm giác đau thường tăng nặng hơn khi hoạt động và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi. Nhưng vì cơn đau chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc hàng ngày nên hầu hết mọi người bỏ qua tín hiệu này.
Cứng khớp: Cứng khớp thường diễn ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau một tư thế bất động kéo dài, sau khi người bệnh có động tác gấp duỗi thì các khớp sẽ vận động dễ dàng hơn hoặc gần như bình thường. Dấu hiệu nhận biết khớp bị cứng thường đi kèm vớiđau khớp có thể gây khó khăn trong sinh hoạt và thực hiện các công việc cần đến sự vận động của các khớp. Về lâu dài, tinh trạng này là biểu hiện cho những tổn thương về khớp, giảm chức năng vận động và có thể tàn phế.
Khớp phát ra âm thanh lạ: Lớp sụn giữa các đầu xương có nhiệm vụ "giảm xóc" và giữ cho khớp chuyển động trơn tru. Khi khớp bắt đầu thoái hóa cũng là lúc lớp sụn này bị mòn hoặc rách, khiến các đầu xương cọ xát vào nhau gây ra những âm thanh lạ như: lách tách, răng rắc hoặc lục cục. Giai đoạn đầu, những tiếng động này phần lớn do người bệnh cảm nhận, còn khi nghe rõ bằng tai chứng tỏ thoái hóa khớp đã chuyển sang giai đoạn nặng.
Giảm độ linh hoạt của khớp: Thời điểm chớm thoái hóa, khớp vẫn thực hiện được phần lớn các cử động, nhưng mức độ linh hoạt có xu hướng giảm sút. Cảm giác đau và căng cứng làm cho việc di chuyển khớp gặp khó khăn, đặc biệt khi thực hiện những động tác uốn cong hoặc mở rộng khớp.
Sưng khớp: Một lượng nhỏ chất lỏng (dịch nhầy) tích tụ quanh khớp bị thoái hóa gây sưng tấy, kèm theo hiện tượng đỏ và nóng phần mềm quanh khớp. Triệu chứng này phổ biến và rõ rệt hơn ở các giai đoạn tiến triển sau của bệnh khi các yếu tố gây viêm hoạt động mạnh.
Người bị thoái hóa khớp nên duy trì lối sống khoa học, kết hợp bổ sung dưỡng chất chăm sóc khớp chuyên biệt để tăng cường sức khỏe xương khớp từ bên trong, hỗ trợ quá trình điều trị.
Dinh dưỡng đúng cách cho người bệnh thoái hóa khớp
Người bị thoái hóa khớp nên duy trì lối sống khoa học, kết hợp bổ sung dưỡng chất chăm sóc khớp chuyên biệt để tăng cường sức khỏe xương khớp từ bên trong, hỗ trợ quá trình điều trị, gồm:
Lối sống khoa học phải đảm bảo các yếu tố: ngủ đủ giấc (7-8 tiếng một ngày); tập luyện điều độ (ít nhất 30 phút một ngày) và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng thực phẩm giàu vitamin C, D, sắt, canxi, omega-3... Đồng thời hạn chế rượu bia, đồ uống chứa caffein và bỏ hút thuốc lá.
Uống đủ nước, thiếu nước sẽ gây ra khô cứng khớp làm giảm lượng dịch khớp dẫn đến đau nhức.
Glucosamine sulfate: Chất này xuất hiện tự nhiên trong chất lỏng xung quanh khớp của bạn, có vai trò tạo sụn. Nếu bạn bị thiếu hụt glucosamine sulfate, cơ thể bạn có thể không thể sản xuất hoặc bảo vệ sụn. Nhiều nghiên cứu ủng hộ sử dụng chất bổ sung này cho những bệnh nhân có triệu chứng cứng khớp nhằm giảm đau khớp. Phương pháp điều trị này có thể hữu ích cho những người bị viêm hoặc sưng khớp gối. Liều khuyến cáo cho cơn đau do viêm khớp dao động từ 300 - 2000mg mỗi ngày. Trước khi sử dụng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các tương tác thuốc có thể xảy ra.
Nên khám sức khỏe xương khớp định kỳ 6 tháng đến 1 năm để chủ động bảo dưỡng hệ cơ xương khớp chắc khỏe.
Đậu bắp có chữa được thoái hóa khớp? Nhiều người thấy đậu bắp, mồng tơi có dịch nhờn nên nghĩ là ăn vào sẽ giúp điều trị thoái hóa khớp. Trên mạng MXH từng chia sẻ "bài thuốc" uống nước đậu bắp luộc 1-2 lần mỗi ngày, trong thời gian 1-2 tháng sẽ thấy khớp không còn cứng, không còn đau nữa. Theo chia sẻ của BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, BV...