Các biện pháp điều trị chèn ép dây thần kinh thẹn
Dây thần kinh thẹn là một trong những dây thần kinh chính ở khung chậu và hỗ trợ các khu vực khác như vùng mông, dưới mông và bộ phận sinh dục…
Căn cứ nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định sử dụng biện pháp phù hợp.
1. Điều trị giảm đau trong chèn ép dây thần kinh thẹn
Thuốc đường uống
Khi bị chèn ép dây thần kinh thẹn sẽ gây đau và khó chịu cho người bệnh. Tùy mức độ đau, bác sĩ sẽ kê các thuốc giảm đau chống viêm. Tuy nhiên, thuốc giảm đau như paracetamol ít được chỉ định vì ít hiệu quả đối với loại đau này. Thông thường, thuốc giảm đau thần kinh sẽ được cân nhắc chỉ định các thuốc kiểm soát động kinh như gabapentin, carbamazepine…
- Gabapentinlà hoạt chất thường được dùng chung với các thuốc khác để phòng ngừa và kiểm soát động kinh cục bộ. Gabapentin còn sử dụng điều trị đau thần kinh như viêm các dây thần kinh ngoại biên, đau dây thần kinh sau zona, đau dây thần kinh trong đái tháo đường… ở người từ 18 tuổi trở lên.
Các ảnh hưởng của dây thần kinh thẹn lên vùng quanh chậu.
Gabapentin dung nạp khá tốt, các tác dụng phụ thường nhẹ hoặc trung bình. Tác dụng phụ thường giảm dần trong vòng 2 tuần khi tiếp tục điều trị.
Tác dụng phụ thường gặp là:
Mất phối hợp vận động, rung giật nhãn cầu, suy giảm thị lực, chóng mặt, phù, buồn ngủ.
Khó tiêu, khô miệng, táo bón, tiêu chảy.
Đau cơ, đau khớp.
Mẩn ngứa, phát ban da.
Giảm bạch cầu.
Rối loạn cương dương
Dễ nhiễm virus…
Các tác dụng phụ ít gặp như:
Mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, trầm cảm, cáu gắt, giảm hoặc mất ham muốn tình dục, nhức đầu.
Viêm miệng, mất hoặc rối loạn vị giác, rối loạn tiêu hóa.
Hạ huyết áp, đau thắt ngực, hồi hộp.
Tăng cân, gan to.
Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nguy hiểm gồm:
Liệt dây thần kinh, tăng cảm giác ham muốn tình dục, giảm chức năng vận động, rối loạn tâm thần, rối loạn nhân cách.
Viêm thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng/trực tràng;
Ho, khản tiếng, viêm đường hô hấp, giảm thông khí phổi, phù phổi.
Video đang HOT
Ngứa mắt, chảy nước mắt, bệnh lý ở võng mạc, viêm mống mắt;
Viêm sụn, loãng xương.
Giảm bạch cầu.
Sốt hoặc rét run.
Hội chứng Stevens Johnson.
Lưu ý khi sử dụng gabapentin:
Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Thuốc kháng acid chứa nhôm và magnesi có thể làm giảm 20% tác dụng của cabapentin. Do đó, nếu phải dùng cả 2 loại thuốc này thì phải dùng cabapentin sau thuốc kháng acid ít nhất 2 giờ.
Thuốc giảm đau có chứa morphin làm giảm độ thanh thải của gabapentin. Khi phải sử dụng cả 2 loại thuốc này cần kiểm soát các triệu chứng ức chế thần kinh trung ương để điều chỉnh liều phù hợp.
Cimetidin là thuốc kháng thụ thể histamine H2 được sử dụng để điều trị ngắn hạn bệnh loét dạ dày, tá tràng tiến triển, trào ngược dạ dày thực quản gây loét thực quản… Thuốc sẽ làm giảm độ thanh thải ở thận của thuốc gabapentin. Do đó nếu cần điều trị tình trạng của dạ dày, bác sĩ có thể cân nhắc chuyển sang một loại thuốc khác.
Không được ngừng thuốc đột ngột vì sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Khi cần ngừng thuốc, bác sĩ sẽ có lộ trình phù hợp.
- Carbamazepin:Thuốc có tác dụng giảm đau do dây thần kinh tam thoa và có lợi trong đau các dây thần kinh khác. Carbamazepin không phải là thuốc giảm đau thông thường, do đó không sử dụng để giảm đau trong các trường hợp không nghiêm trọng.
Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng thuốc carbamazepin phải được bắt đầu từ liều thấp. Sau một khoảng thời gian mới tăng từ từ cho tới khi đạt được tác dụng tối đa trong điều trị.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc:
Chóng mặt, đau đầu, mất điều hòa, ngủ gà, mệt mỏi, hội chứng song thị.
Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản.
Viêm gan, vàng da, ứ mật.
Rối loạn nhịp tim, tăng hoặc hạ huyết áp, viêm huyết khối tĩnh mạch.
Viêm hoặc suy thận, suy giảm chức năng thận, rối loạn ham muốn tình dục.
Đục thủy tinh thể, viêm kết mạc.
Đau khớp, đau cơ, chuột rút.
Hội chứng Stevens Johnson.
Các tác dụng phụ này sẽ xuất hiện thường xuyên hơn nếu bệnh nhân có kết hợp điều trị với tegretol và liều dùng ban đầu cao hoặc ở những người cao tuổi.
Lưu ý: Carbamazepin là thuốc kê đơn, do vậy chỉ sử dụng thuốc khi đã được bác sĩ tư vấn kỹ. Thận trọng khi sử dụng carbamazepin trong các trường hợp:
Bệnh nhân mắc suy gan, suy thận.
Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim.
Bệnh nhân có tiền sử rối loạn về huyết học. Nếu buộc phải dùng thuốc thì cần theo dõi công thức máu trước và trong điều trị.
Bệnh nhân có phản ứng da.
Bệnh nhân mắc Glaucoma.
Phụ nữ có thai và nuôi con bú.
Khi sử dụng thuốc carbamazepin cần tránh ngừng thuốc đột ngột. Không dùng đồng thời với thuốc ức chế monoamine oxidase (IMAO).
Chỉ dùng carbamazepin sau khi đã ngừng IMAO ít nhất là 15 ngày.
Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng điều trị với thuốc uống nêu trên, bác sĩ sẽ chỉ định sang thuốc uống khác hoặc chuyển sang thuốc tiêm.
Bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc vào vị trí bị chèn ép.
Thuốc đường tiêm
Ngoài thuốc uống, người bệnh có thể được chỉ định tiêm thuốc vào vị trí bị chèn ép. Tùy trường hợp bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng viêm giảm đau không steroid. Biện pháp này cần được chỉ định chặt chẽ và thực hiện tại bệnh viện/phòng khám chuyên khoa, do bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện.
Các biện pháp khác
- Kích thích dây thần kinh: Bằng cách sử dụng một thiết bị đặc biệt cấy dưới da tại vùng có dây thần kinh bị chèn ép. Thiết bị này có chức năng tạo xung điện nhẹ nhằm làm ngắt dẫn truyền xung thần kinh từ vùng đau gửi đến não, từ đó giảm cảm giác đau của người bệnh.
- Phục hồi chức năng: Bệnh nhân sẽ được kỹ thuật viên hoặc chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn thực hiện các bài tập thư giãn cơ. Phương pháp vật lý trị liệu sẽ gây kích thích cơ sàn chậu, dẫn tới thư giãn và giảm đau.
- Điều trị nguyên nhân: Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng biện pháp phù hợp. Trường hợp người bệnh bị chèn ép dây thần kinh thẹn do xuất hiện mô hoặc u có thể được chỉ định phẫu thuật nhằm giải phóng khu vực đang bị chèn ép, hạn chế gây đau nhức hoặc định vị lại mô.
2. Chăm sóc người bệnh bị đau dây thần kinh thẹnNgười bệnh nên tránh những tác nhân làm cho cơn đau trầm trọng hơn như:
Tránh ngồi lâu, thường xuyên sử dụng đệm hỗ trợ khi ngồi, nằm…
Không để bị táo bón.
Giảm thời gian đạp xe đạp.
Điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động phù hợp.
Khi phát hiện các cơn đau tại vùng chậu cần tới cơ sở y tế để được thăm khám sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyết cần lưu ý gì để tránh nhiễm trùng nặng?
Sốt xuất huyết biểu hiện bằng tình trạng sốt đột ngột, đau đầu dữ dội, đau sau mắt, đau cơ, khớp, buồn nôn, nôn, phát ban...
và có thể trở nên nguy hiểm nếu không ứng phó thích hợp.
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng do virus lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh. Triệu chứng phổ biến nhất là sốt cao, nhức đầu, đau nhức cơ thể, buồn nôn và phát ban... Phần lớn sẽ khỏi sau 1 - 2 tuần. Một số người bị sốt xuất huyết nặng cần được chăm sóc tại bệnh viện. Trong những trường hợp nghiêm trọng, sốt xuất huyết có thể gây tử vong.
Chẩn đoán sớm là cần thiết để có những ứng phó thích hợp, tránh chuyển sang tình trạng nặng hơn (hội chứng sốt xuất huyết), khi số lượng tế bào hình thành cục máu đông (tiểu cầu) trong máu giảm và mạch máu bị tổn thương (xuất huyết). Điều này có thể dẫn đến sốc, chảy máu trong đặc biệt là xuất huyết nội tạng... rất nguy hiểm.
Bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 của sốt.
Khi nào cần xét nghiệm sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus gây ra triệu chứng đầu tiên là sốt. Nếu bạn có triệu chứng được liệt kê ở trên, đặc biệt là trong mùa sốt xuất huyết cần xét nghiệm máu. Thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Do đó, xét nghiệm sốt xuất huyết cần được thực hiện ngay khi có các triệu chứng của bệnh như sốt cao, đau đầu, đau nhức khắp cơ thể, nổi mẩn đỏ trên da (đặc biệt là trên cổ, tay, chân), chảy máu chân răng hoặc lợi, ở phụ nữ có thể xuất hiện rong kinh bất thường.
Kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết chính xác nhất khi được thực hiện trong vòng 3 ngày đầu tiên của bệnh và độ chính xác của xét nghiệm sẽ giảm dần sau đó. Tốt nhất, bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết vào ngày thứ 3 kể từ khi bị sốt.
Người bệnh cần làm các xét nghiệm tổng thể phân tích tế bào máu để theo dõi số lượng tế bào máu thay đổi hàng ngày và các xét nghiệm chẩn đoán virus gồm xét nghiệm về kháng nguyên và kháng thể.
Uống nhiều chất lỏng phòng ngừa sốt xuất huyết nặng
Cách phòng ngừa sốt xuất huyết nặng
Theo WHO, không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh sốt xuất huyết, trọng tâm là điều trị các triệu chứng của sốt xuất huyết. Hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết có thể được điều trị tại nhà.
Theo đó, nếu bạn bị sốt xuất huyết, điều quan trọng là:
- Nghỉ ngơi: Trong thời gian mắc bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối (điều này rất quan trọng) để không làm tình trạng trầm trọng hơn.
- Uống nhiều chất lỏng.
- Dùng thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol (acetaminophen) có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Tránh dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin và ibuprofen vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, một biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết. Đối với những người bị sốt xuất huyết nặng, thường cần phải nhập viện.
- Hãy chú ý các triệu chứng nghiêm trọng và liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào.
- Theo WHO, cho đến nay, một loại vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết (vaccine qdenga) đã được chấp thuận và cấp phép ở một số quốc gia. Tuy nhiên, nó chỉ được khuyến nghị cho nhóm tuổi từ 6 đến 16 tuổi, ở những nơi có nguy cơ lây truyền cao. Một số loại vaccine bổ sung đang được đánh giá.
Cách ngăn ngừa sốt xuất huyết
WHO cho biết, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày. Có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết bằng cách bảo vệ bản thân khỏi muỗi đốt như:
- Sử dụng quần áo che phủ càng nhiều phần cơ thể càng tốt.
- Dùng màn chống muỗi nếu ngủ vào ban ngày, lý tưởng nhất là màn được xịt thuốc chống côn trùng.
- Dùng cửa sổ chắn muỗi.
- Thuốc chống muỗi (có chứa DEET, Picaridin hoặc IR3535)...
Có thể ngăn ngừa sự sinh sản của muỗi bằng cách:
Ngăn chặn muỗi tiếp cận môi trường đẻ trứng bằng cách quản lý và cải tạo môi trường.
Xử lý chất thải rắn đúng cách và loại bỏ nước tù, đong trong môi trường...
Đậy nắp, đổ và vệ sinh các thùng chứa nước sinh hoạt hàng tuần.
Sử dụng thuốc chống muỗi thích hợp...
10 hệ lụy đến sức khỏe nếu cơ thể thiếu nước Uống nước ngay cả khi không khát là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Nếu không uống đủ nước sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe. Khoa học đã chứng minh nước chiếm 70% khối lượng cơ thể nhưng không nhiều người quan tâm đến việc bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày. Trong điều...