Dấu hiệu rau muống nhiễm hóa chất, chị em nên để ý
Rau muống là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng, khi luộc loại rau này cần chú ý đến màu nước bởi rau muống cũng là loại rau rất dễ bị “tắm” đầy hoá chất độc hại.
Ăn rau muống còn có những ích lợi như giúp giảm béo, giảm say nắng, giảm cholesterol, điều trị vàng da và các vấn đề về gan, ngăn ngừa bệnh tim, có lợi cho mắt, tóc và da, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa ung thư…
Mặc dù rau muống là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng hiện nay, tình trạng rau bị tưới thuốc kích phọt tăng trưởng không chỉ khiến cho các dưỡng chất trong rau muống mất đi mà còn gây nguy cơ ngộ độc cho người ăn.
Theo khuyến cáo rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Rau muống là loại rau có nguy cơ cao bị nhiễm độc từ thuốc trừ sâu, kích phọt, nhiễm chì hoặc trồng ở cống rãnh hôi thối.
Ảnh minh họa
Do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường. Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Ăn rau muống sạch rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng ngược lại ăn rau bẩn lại là cách rước bệnh vào người.
10 đặc điểm nhận dạng sau sẽ giúp bạn có thể tìm mua được rau muống sạch cho mùa hè này.
1. Rau muống được kích phọt, tưới thuốc quá nhiều nhìn vào sẽ thấy lá bóng và mướt, thân to, nhìn non và óng nước.
2. Bạn cũng không nên mua những mớ rau muống có lá màu xanh đậm vì lá màu xanh đậm có thể do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng, trong đó có chì. Bên cạnh đó, rau muống nhiễm chì thường có thân to hơn bình thường và khi rửa nổi nhiều bong bóng.
3. Rau muống chứa nhiều chất kích thích thường dễ dập nát. Dù non mơn mởn nhưng vẫn mất nhiều thời gian để luộc chín. Ngoài ra, khi bẻ thân rau không có nhiều nhựa chảy ra.
4. Rau muống được bón quá nhiều đạm thì nước sau khi luộc thường có màu đen. Sau khi vắt thêm chanh nước rau cũng không chuyển màu trong xanh.
5. Khi luộc, nước rau lúc nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen, rau có vị chát là rau có hóa chất.
6. Những loại rau muống được tiêm chất kích phọt trông thường xanh tươi non mơn mởn nhưng chỉ cần để từ sáng đến tối là đã bị úa vàng, thậm chí thối nát, không thể ăn được nữa.
7. Rau muống thân to, mập hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, khi hái rau không có nhựa dính.
8. Rau muống sạch thường có thân rắn chắc, ngọn nhỏ, lá xanh tự nhiên. Khi bấm vào thân, nhựa trắng chảy ra.
9. Rau muống sạch sau khi luộc, rau có vị giòn ngọt tự nhiên. Nước luộc rau muống sạch thường có vị thanh mát và có màu xanh nhạt.
10. Rau muống sạch khi hái thường bị nhựa dính vào tay có màu đen, thân rắn chắc, lá xanh tự nhiên, nhiều đốm sâu.
Video đang HOT
Cách luộc rau muống không bị thâm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rau muống mua về nhặt bỏ lá úa, già sau đó rửa nhiều lần với nước sạch.
- Bước 2: Cách luộc rau muống
- Chuẩn bị 1 nồi nước đun sôi, nhiều rau thì phải đun nhiều nước. Khi nước sôi 2 phút, bắt đầu thả rau vào và thêm 1/2 thìa muối giúp rau thêm xanh.
- Lật rau luôn để rau ngập đều nước, như vậy sẽ xanh và ngon hơn.
- Luộc đến khi nước sôi lại thêm 5 phút.
- Khi rau chín, vớt ra và cho vào 1 bát nước lạnh.
Nước rau muống có thể pha thêm chút mì chính và vắt chanh ( vắt chanh khi nước rau nguội) thì có thể làm nước canh. Nước chấm thích hợp nhất của rau muống luộc là nước mắm, chanh ớt hoặc nước tương.
Ngoài ra, nếu dùng me hay sấu cho nước luộc thì sau khi vớt rau ra mới cho me và sấu vào.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
Rau muống chống ung thư, chữa nhiều bệnh tốt như "thần dược"
Rau muống là món ăn quá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Thế nhưng ít ai biết rằng loại rau này cũng là một vị thuốc, hỗ trợ phòng và chữa được khá nhiều bệnh nguy hiểm.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, rau muống giàu chất cellulose, lignin và pectin. Trong đó, pectin có thể thúc đẩy sự bài tiết các chất độc hại, thanh lọc cơ thể hữu hiệu. Trong khi lignin có thể giúp cải thiện sức sống của vi khuẩn tốt, chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn xấu và chống viêm.
Rau muống là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn giảm cân, hạn chế chỉ số mỡ máu. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, rau muống được sử dụng để điều trị vàng da và các bệnh về gan. Rau muống có hàm lượng sắt cao, rất tốt để điều trị thiếu máu. Loại rau này cũng rất giàu chất xơ, có đặc tính nhuận tràng nên giúp điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa thường xuyên. Nguồn dinh dưỡng dồi dào với các vitamin và khoáng chất nên ăn rau muống cũng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch. Chứa đến 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, loại rau này cũng rất thích hợp để phòng chống ung thư. Giàu carotenoid, vitamin A và lutein, ăn rau muống thường xuyên sẽ giúp bạn có đôi mắt sáng ngời, tăng cường miễn dịch, loại bỏ độc tố...
Rau muống có thể ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa, nhuận tràng nhanh và đẩy mạnh nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, giảm ung thư ruột một cách rõ ràng. Món rau giản dị này còn chứa rất nhiều vitamin C và carotene, giúp tăng cường thể chất, phòng ngừa bệnh tật. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rau muống có đủ bằng chứng chứng minh rằng nó làm giảm lượng đường trong máu, là món rau ăn kiêng tốt cho người bị tiểu đường.
Giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể
Ăn rau muống thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy xương phát triển, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.
Tăng cường miễn dịch
Trong rau muống có chứa nhiều Carotene và vitamin C với hàm lượng vượt xa nhiều loại rau khác. Nếu thường xuyên ăn loại rau này sẽ nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, từ đó tăng cường sức đề kháng.
Chức năng miễn dịch ở người già và trẻ nhỏ kém nên tích cực dùng rau muống trong bữa ăn hàng ngày giúp cải thiện sức đề kháng.
Giảm huyết áp
Rau muống có thể giúp giảm huyết áp. Đối với những người cao huyết áp nên ăn nhiều loại rau này. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng nhất định đối với tim mạch. Người mắc bệnh tim mạch nên ăn nhiều rau muống. Nên chọn mua rau còn tươi thì hàm lượng nước và giá trị dinh dưỡng mới cao.
Giảm nhẹ chứng táo bón
Trong rau muống có chứa lượng lớn khoáng chất Kali và Clo. Những chất này giúp điều tiết cân bằng lượng nước trong cơ thể, giúp bổ sung nước cho ruột, làm giảm thực phẩm bị ứ đọng trong ruột, từ đó giảm nhẹ chứng táo bón. Khi chế biến, nên chỉnh lửa to giúp rau giữ được độ tươi giòn và không làm mất đi chất dinh dưỡng.
Giảm Cholesterol
Do chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin PP, vitamin C có tác dụng làm giảm hàm lượng Cholesterol trong máu nên nếu thường xuyên ăn rau muống sẽ có tác dụng giảm mỡ máu. Đối với những người mỡ máu cao khi ăn rau muống nên giảm bớt hấp thụ các thực phẩm thịt để tránh không đạt hiệu quả mong muốn.
Thanh nhiệt, bảo vệ da
Theo Đông y, rau muống có tính mát giúp thanh nhiệt, hạ hỏa. Rau muống có thể loại bỏ độc tố trong cơ thể, giảm sự ngưng đọng của sắc tố từ đó giúp da trắng sáng. Rau muống xào đặc biệt có công dụng thanh nhiệt, hạ hỏa.
Bảo vệ mắt
Rau muống giàu vitamin A, một dưỡng chất cần thiết giúp cho đôi mắt khỏe mạnh. Muốn có một đôi mắt sáng khỏe bạn không nên bỏ qua loại rau này. Rau muống có thể giúp bảo vệ mắt. Đối với những người thị lực kém nên thường xuyên ăn.
Bảo vệ hệ thần kinh
Trong rau muống có chứa nhiều Kali. Khoáng chất này thúc đẩy protein phục hồi những tổ chức bị phá vỡ một cách hiệu quả. Ngoài ra, Kali còn giúp bảo vệ trung khu thần kinh không bị tổn thương. Vì vậy thường xuyên ăn rau muống có thể bảo vệ hệ thống thần kinh.
Với những người có tâm trạng bất ổn nên thường xuyên ăn rau muống giúp giảm sự xáo trộn của hệ thần kinh, kiểm soát được tâm trạng.
Hạ đường máu
Rau muống tía là một loại của rau muống. Trong rau muống tía có chừa một lượng lớn Insulin có tác dụng giảm đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, rau muống còn được xem là thần dược đối với người bị đường huyết cao. Do đó, những người mắc bệnh này nếu thường xuyên ăn rau muống có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Bác sỹ Hoàng Tuấn Long và Lương y Bùi Hồng Minh hướng dẫn một số bài thuốc chữa bệnh từ rau muống:
Hạ huyết áp dùng rau muống với trứng gà
Nhặt rửa sạch rau muống, cắt khúc vừa ăn. Trứng đập ra bát, đánh nhuyễn cùng chút gia vị. Làm nóng chảo với chút dầu mỡ, xào trứng vừa vón thành khuôn (chưa chín hẳn) thì cho rau muống vào xào. Rau chín thì thêm chút gia vị và ăn khi nóng ấm.
Giảm hấp thụ cholesterol
Rau muống kết hợp với thịt gà có tác dụng cho người mắc bệnh mỡ máu cao, tỉ lệ cholesterol trong cơ thể cao hoặc thể trạng dễ hấp thụ cholesterol là đối tượng được khuyến cáo nên ăn nhiều hơn món này.
Lấy rau muống rửa sạch cắt khúc vừa ăn, thịt gà thái mỏng. Cho dầu vào chảo nóng vừa, thêm ít tỏi băm phi thơm, xào thịt gà nhanh tay trên lửa to vừa, khi thịt gà gần chín thì cho chút gia vị đảo đều. Tiếp tục thêm rau muống vào xào. Rau chín, thêm chút gia vị rồi ăn nóng ấm.
Giảm lượng đường trong máu dùng rau muống với râu ngô
Người có thói quen ăn đồ ngọt nhiều, người có thể trạng hấp thụ nhiều đường rất dễ sinh ra bệnh đường huyết. Món ăn này có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu một cách an toàn, đơn giản.
Chọn rau muống tươi, nhặt lấy phần thân khoảng 60g, râu ngô 30g, thêm nước vừa đủ nấu thành món canh. Chắt nước canh để uống, 2-3 lần một ngày. Món ăn này có thể tăng tiết insulin, có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh đường máu hiệu quả.
Kiết lỵ: Một ít cọng rau muống tươi, một ít vỏ quýt khô lâu năm, đem hai thứ nấu với lửa nhỏ lấy nước uống trong ngày.
Bệnh trĩ: 100g rau muống đem rửa sạch, nấu cho thật nhừ để lấy nước, sau đó cho thêm đường vào nấu tiếp cho đến khi sánh lại giống mạch nha thì dùng. Mỗi ngày dùng hỗn hợp 2 lần.
Giải nhiệt: Khi làm việc trong thời tiết nắng nóng, đổ mồ hôi nhiều, hoặc tập thể dục thể thao với cường độ cao, bạn lấy rau muống luộc lẫn với sấu, sau đó lấy nước rau muống vắt thêm chanh để bổ sung khoáng chất và vitamin C cho cơ thể. Đơn giản hơn có thể sử dụng nước luộc rau muống vắt tý chanh, thêm chút muối cũng có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
Thanh nhiệt, chữa ù tai, chóng mặt, chữa chảy máu mũi: 200g rau muống, 12g cúc hoa, đem nấu sôi với một ít nước, sau đó gạn lấy nước uống trong ngày, có thể cho thêm đường tùy ý.
Trẻ nóng nhiệt, ra mồ hôi mùa hè: Rau muống 100g, mã thầy 500g, đem sắc lấy nước cho trẻ uống trong ngày.
Rôm sảy, mẩn ngứa do nóng: Rau muống rửa sạch đem nấu nước tắm.
Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả đem sao qua, đổ nửa lít nước vào đun đến khi còn một nửa thì bỏ ra uống 2 lần lúc đói.
Tiểu đường: Rau muống tía 60g, râu ngô 30g, đem nấu nước uống.
Quai bị: 200-400g rau muống đem luộc kỹ, ăn cả cái lẫn nước, có thể cho thêm đường vào nước rau.
Lở ngứa ngoài da, zona: Ngọn rau muống, lá vòi voi rửa sạch, đem giã nhuyễn, cho thêm ít muối đắp lên.
Sốt, khó thở: Rau muống, mướp đắng, hai thứ có liều lượng bằng nhau, đem rửa sạch, giã nát rồi đắp lên ngực, trán.
Theo Tienphong
Cách nấu canh chua cá hú với rau muống, chua ngọt siêu ngon Canh chua cá hú rau muống không chỉ là món ăn rẻ tiền, dễ nấu mà còn là món ăn 'giải ngán' cho bữa cơm nhiều thịt và chất béo. Hãy thử đổi vị cho cả nhà với cách nấu canh chua cá hú này nhé. Cá hú là một loại cá nước ngọt, thuộc họ cá tra trong bộ cá da trơn....