Dấu hiệu cơ thể bạn cần được giải độc
Dù hàng ngày chúng ta khỏe mạnh không có nghĩa là chúng ta không có chứa chất độc trong người. Nhưng để biết khi nào cần thải các chất đó ra thì hãy tham khảo bài viết sau.
1. Táo bón
Nếu bạn đại tiện khoảng thời gian dài hơn 3 ngày hoặc 3 ngày trở lên thì rất có thể bạn bị táo bón. Theo các triệu chứng khác nhau, táo bón có thể được chia thành táo bón thường xuyên và các loại táo bón không thường xuyên. Ruột già là một trong những kênh chính kiểm soát việc đại tiện và đào thải các độc tố ra bên ngoài. Các loại thuốc khi vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến hoạt động của lá lách và dạ dày, dẫn đến các rối loạn ruột và táo bón. Táo bón lâu dài sẽ làm cho các chất được tích tụ trong cơ thể sản sinh các chất độc, có triệu chứng là khó chịu, hơi thở hôi và các triệu chứng khác, làm giảm chức năng của các bộ phận cơ thể, giảm sức đề kháng.
2. Béo phì
Béo phì là một bệnh do dư thừa các chất dinh dưỡng hoặc tiêu thụ quá nhiều chất béo trong thời gian dài. Kể cả khi tiêu thụ các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, chất độc sẽ được “nuôi dưỡng”, gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể, gây ra bệnh béo phì. Khi bị béo phì, bạn sẽ phải đối mặt với các bất lợi như: yếu đi, khó di chuyển, bị bệnh hen suyễn, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, đau lưng, đau khớp và các triệu chứng khác…
3. Nám
Thay đổi nội tiết, dùng thuốc tránh thai lâu dài, bị bệnh gan, ung thư, nghiện rượu mãn tính, ánh sáng mặt trời là nguyên nhân gây ra bệnh nám. Mọi người đều hy vọng rằng sau một thời gian thì các vết nám này sẽ tự động mất đi. Nhưng không phải vậy, khi thấy có những dấu hiệu nám xuất hiện cũng là lúc bạn cần nghĩ đến chuyện giải độc cho cơ thể.
4. Mụn trứng cá
Mụn là một tình trạng viêm mãn tính của nang lông và tuyến bã nhờn của các bệnh về da. Một loạt các độc tố của vi khuẩn dưới tác động của một số lượng lớn các chất độc hại bị chặn lại trong quá trình tuần hoàn máu có thể rò rỉ, tràn qua da và làm cho da bị thô, có mụn trứng cá.
Ngoài ra, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, tinh thần căng thẳng, chế độ ăn uống nhiều chất béo hoặc carbohydrate cao cũng là những “ưu đãi” cho mụn trứng cá phát triển. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn đến chuyện đào thải các độc tố cho một làn da đẹp.
6. Hơi thở hôi
Miệng hôi là do các những thực phẩm lắng đọng lâu ngày trong cơ thể chuyển thành chất độc và tạo ra mùi hôi ở miệng. Các chất độc này có thể từ phổi, lá lách hay dạ dày gây ra.
Ăn thực phẩm nhiều gia vị hoặc ăn quá nhiều, tình trạng mệt mỏi, bị nhiệt, một số bệnh răng miệng như loét miệng, sâu răng, và các bệnh ở hệ thống tiêu hóa cũng có thể làm cho hơi thở có mùi hôi.
Video đang HOT
7. Da ngứa
Da là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể. Các tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn tiết nước qua mồ hôi… phát ra các độc tố mà không thể được giải quyết trong các cơ quan khác. Kích thích bên ngoài, tinh thần căng thẳng, cũng như các rối loạn nội tiết, sẽ làm suy yếu da và gây ngứa. Viêm dạ dày mãn tính do ăn mà không kiểm soát, lá lách và yếu dạ dày, gây ra bởi công việc quá mức và một loạt các tình trạng viêm mãn tính niêm mạc dạ dày, đều tạo ra các chất độc cho cơ thể, gây ngứa da.
8. Tá tràng
Thuốc, chế độ ăn uống, đói no, thức ăn nhiều gia vị quá, nghiện thuốc lá, nghiện rượu hoặc các chất độc khác được đưa từ bên ngoài vào cơ thể có thể gây loét tá tràng.
9. Eczema
Eczema chủ yếu là từ các bệnh ở hệ thống tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, thần kinh, hoặc môi trường trong một loạt các kích thích vật lý, hóa học của da gây ra bởi bệnh phản ứng viêm nhiễm. Nó cũng là kết quả được sản xuất trong quá trình trao đổi chất thải quá mức khiến cơ thể không kịp bài tiết và đào thải.
Theo PNO
Biểu hiện viêm loét dạ dày do vi khuẩn
Vi khuẩn đường ruột h.pylori (Helicobacter pylori) là loại vi khuẩn có trong bao tử và tá tràng gây loét hệ tiêu hóa. Tất cả chúng ta đều có thể nhiễm loại vi khuẩn này. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể gây ra các vết loét, thậm chí là ung thư dạ dày.
Triệu chứng
Đau bụng, dạ dày
Nóng vùng bụng
Dạ dày khó chịu
Cảm giác sưng phù lên
Hay ợ nóng
Nôn
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Nếu bạn có những triệu chứng trên thì nên tìm gặp bác sỹ ngay lập tứcđể kiểm tra xem có nhiễm khuẩn H.pylori không.
Các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng có thể bao gồm các triệu chứng:
Đau vùng bụng dữ dội
Khó nuốt
Nôn ra chất màu đen
Đi ngoài ra máu
Khi tình trạng nhiễm khuẩnđược chữa trị không phù hợp có thể dẫn đến các triệu chứng như:
Viêm dạ dày
Phần da bị nhiễm trùng dạ dày hở
Khối u ác tính trong tuyến ở dạ dày. Đây là loại ung thư rất khó để chữa trị và cứu chữa.
Nguyên nhân lây nhiễm
Vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm và không khó để lan rộng. Chúng ta có thể mắc phải loại vi khuẩn này từ nước nhiễm khuẩn hoặc các vật chất khác bị nhiễm độc bởi nước bọt hay phân người bị bệnh. Phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch và thói quen chơi bẩn của từng người mà trẻ em rất dễ bị lây nhiễm loại vi-rus này. Chúng ta dễ dàng nhiễm khuẩn H.pylori nếu:
Sống với người có thói quen vệ sinh kém
Thức ăn không được nấu chin hoàn toàn
Nước uống không được đun sôi
Du lịch đến những quốc gia có hệ thống vệ sinh không đảm bảo
Nếu chăm sóc người bị nhiễm khuẩn thì nên đeo găng tay và khẩu trang, tránh động chạm các dung dịch hoặc vật dụng bị nhiễm khuẩn
Chữa trị
Khi có nghi ngờ nhiễm khuẩn H.pylori, bác sỹ sẽ xét nghiệm máu đầu tiên. Đây là phương pháp hiệu quả để xácđịnh có vi khuẩn này hay không.
Kiểm tra phân đi ngoài cũng là phương pháp rất hiệu quả để xác định H.pylori trong hệ tiêu hóa của người bệnh.
Khi phát hiện bị nhiễm khuẩn việc chữa trị bao gồm giảm a xít trong dạ dày và dùng kháng sinh. Khi điều trị bước một không thành công sẽ chuyển sang phương pháo điều trị khác.
Nhiều bệnh nhân đang tìm kiếm các cách chữa trị tạm thời từ thiên nhiên. Tuy nhiên cũng nên cẩn thận vì cũng có nhiều lời mời chào chữa bệnh là giả, không xác thực. sau đây là một số dược thảo và dược liệu bổ sung để chữa trị nhiểm khuẩn H.pylori.
Dầuô liu: Dầu ô liu chứa polyphenol có thể giết chết vi khuẩn H.pylori, mặc dùvẫn chưa có bằng chứng ghi lại chứng minh chỉdùng riêng dầu ô liu có thể chữađược bệnh. Dầu ô liu chất lượng cao tốt cho sức khỏe khi được sử dụng thích hợp và bạn nên sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn của bạn.
Nước ép cải bắp: Cải bắp thường được sử dụng ở nước Nga để chữa những chỗloét, mụn, nhọt. bạn có thể dùng dụng cụép lấy nước để lấy nước ép cải bắp dễ dàng.
Dầu dừa: Dầu dừa được sửdụng như một tác nhân chống lại vi khuẩn hiệu quả. A xít lảuic trong dầu dừa có thể phá vỡcác cấu trúc tế bào của vi khuẩn và những loại ký sinh khác. Mặc dù nó là dầu bão hòa nhưng dầu dừa rất tuyệt vời để nấu nướng. các a xít béo trong dầu dừa có thể giúp chúng ta giảm cân, cải thiện sự trao đổi chất và tuyến giáp.
Cây việt quất: Có tác dụng chữa viêm nhiễm và loét đường ruột. chất sắc cótrong việt quất có thể tăng cường cho các mạch máu, ngăn cản sự hình thành các tụ máu vàcải thiện quá trình lưu thông. Bởi cây việt quất chứa các chất chống ô xi hóa mạnh nên nó có thể giúp cơ thể trừ tiệt các gốc tự do. Việt quất cũng chứa tannin giúp loại trừ tiêu chảy, một triệu chứng thường gặp khi nhiễm khuẩn H.pylori. ban nên uống 80 - 120mg việt quất hai lần 1 ngày.
Theo Dân Trí
Tìm hiểu về chứng viêm sinh dục nữ Viêm sinh dục nữ là những bệnh lí nhiễm khuẩn đường sinh dục của phụ nữ. Bệnh khá phổ biến và thường gặp ở phụ nữ lứa tuổi sinh hoạt tình dục. Bộ phận sinh dục nữ bao gồm: Âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng (vòi tử cung), buồng trứng. Viêm sinh dục nữ là những bệnh...