Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang nạp quá nhiều muối
Nhiều người biết ăn quá mặn có thể dẫn đến hàng loạt hệ lụy cho sức khỏe, tuy nhiên ăn như thế nào là đủ thì không phải ai cũng biết.
Muối là loại gia vị có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Hằng ngày, lượng muối sẽ bị mất đi thông qua các hoạt động của cơ thể như đi vệ sinh, tiết mồ hôi, nước mắt,… Bổ sung muối cho cơ thể bằng con đường thực phẩm chính là phương pháp bù lại lượng muối mất đi.
Tuy nhiên, nhiều người thường có thói quen sử dụng khá nhiều muối mà không biết. Để nhận biết cơ thể bạn có đang nạp nhiều muối hay không, cần quan sát ngay từ bữa cơm hàng ngày. Ví dụ như trong mâm cơm, bạn có thường xuyên chấm ngập nước mắm hoặc rắc thêm muối vào thức ăn? Nếu thói quen đó đã có từ rất lâu thì gần như chắc chắn bạn là người đang ăn rất mặn.
Khi ăn mặn quá mặn, cơ thể sẽ cảnh báo qua các biểu hiện sau:
Ảnh minh họa
Sưng mắt khi ngủ dậy
Nếu sáng ngủ dậy, đôi mắt của bạn cảm thấy bị sưng, hoặc căng mắt cá chân… rất có thể bạn đã ăn quá nhiều muối. Chỉ cần sau một đêm tiêu thụ quá nhiều muối, cơ thể của bạn sẽ nặng nề hơn vào buổi sáng hôm sau. Đây được gọi là chứng phù nề, sưng của chất lỏng dư thừa trong các mô cơ thể. Không ngoại trừ đây cũng là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn.
Khát quá mức
Natri được tìm thấy trong muối giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi ăn quá nhiều muối, chúng sẽ phá vỡ sự cân bằng chất lỏng trong, khiến bạn khát nước nhiều hơn. Vì lúc này cơ thể cần nhiều chất lỏng hơn để giúp cơ bắp và các cơ quan khác có thể hoạt động tốt. Đó là cách điều chỉnh tỷ lệ natri-nước của cơ thể bạn, và nước uống là cách tốt nhất để trả lại mọi thứ trở lại bình thường.
Video đang HOT
Thay đổi nước tiểu
Sự tích tụ natri trong cơ thể của bạn gây ra những thay đổi nghiêm trọng trong nước tiểu. Có quá nhiều natri trong cơ thể có thể là kết quả của việc mất chất lỏng thường dẫn đến mất nước. Khi có sự mất nước đáng kể trong cơ thể, lượng nước tiểu của bạn giảm đi và chuyển sang màu vàng đậm và đậm.
Xuất hiện những cơn đau đầu
Nêu không phai do thoi quen ngu qua nhiêu hay môt nguyên nhân nao đo thi nhưc đâu thương xuyên co thê la dâu hiêu cơ thê đang dư thưa muôi. Tinh trang qua tai muôi trong chê đô ăn co thê dân đên triêu chưng đau đâu do mât nươc. Luc nay, hay điêu chinh lương muôi nap vao cơ thê hang ngay đê cai thiên tinh trang trên. Nêu căt giam muôi không đem lai hiêu qua, ban hay tim đên cac bac si chuyên khoa đê tim ro nguyên nhân.
Ảnh minh họa
Cách tính toán để ăn mặn như thế nào là hợp lý
WHO khuyến cáo bạn dùng 5 gr muối ăn/người/ngày sẽ tốt hơn cho sức khỏe, vậy 5 gr muối ăn tương đương 2 thìa sữa chua muối/người/ngày.
Tuy nhiên người Việt có truyền thống dùng nước mắm, xì dầu để chấm (thậm chí dùng để nêm nếm, tẩm ướp thực phẩm).
Vì vậy, nếu chấm nước mắm, xì dầu, tẩm ướp thực phẩm, thì cần giảm lượng muối xuống 1/2, tức chỉ khoảng 1 thìa sữa chua muối/người/ngày.
Khi quy đổi 5gr muối, Viện Dinh dưỡng quốc gia hướng dẫn 5 gr muối tương đương 35 gr xì dầu (7 thìa cà phê); tương đương 8gr bột canh (hơn 1,5 thìa cà phê), 11 gr hạt nêm (hơn 2 thìa cà phê hạt nêm) và 26 gr nước mắm (tương đương hơn 5 thìa canh nước mắm).
Theo các chuyên gia, tự nấu ăn và nêm nếm là cách kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể tốt nhất. Trường hợp mua đồ ăn sẵn thì nên kiểm tra bao bì và lượng chọn sản phẩm có lượng natri thấp nhất.
M.H (th)
Theo giadinh.net.vn
Cụ bà bật ngửa vỡ mạch máu não ngay trước mặt bác sĩ
Bác sĩ đang thực hiện các bước khám sức khỏe tổng quát thì cụ bà đột ngột lên cơn đau đầu dữ dội. Các kết quả kiểm tra hình ảnh phát hiện bệnh nhân bị vỡ túi phình động mạch não, nguy kịch tính mạng.
Đó là trường hợp cụ P.T.S. (77 tuổi ngụ tại quận Bình Tân, TPHCM) có các bệnh lý nền tăng huyết áp, Block AV độ III đã đặt máy tạo nhịp... được gia đình đưa đi khám tổng quát tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. Khi bác sĩ đang thực hiện các bước thăm khám thì bà đột ngột đau đầu dữ dội, huyết áp tăng cao 220/120mmHg. Ngay lập tức bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu.
Kết quả chụp DSA cho thấy túi phình động mạch cảnh trong bên trái
Tại đây, các bác sĩ khám, cho làm xét nghiệm, chụp CT-Scan sọ não có bơm thuốc cản quang, phát hiện bà S. bị xuất huyết dưới nhện nghi do vỡ túi phình động mạch não. Xác định bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch tính mạng, bệnh viện đã hội chẩn và chỉ định thực hiện can thiệp nội mạch bít túi phình để ngăn chặn xuất huyết não tiếp diễn.
Ngay sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ tiến hành chụp mạch máu não, phát hiện túi phình động mạch cảnh trong bên trái kích thước 3,5x3cm. Ê kíp can thiệp quyết định xử trí bằng phương pháp thả coil (vật liệu gây bít túi phình) và sau đó đặt 1 stent để chẹn cổ túi phình.
Ngay sau can thiệp, cụ S. phục hồi tri giác tốt. Bác sĩ tiến hành đánh giá lại qua CT-Scan sọ não sau 24 giờ cho thấy bệnh nhân đã ngưng chảy máu hoàn toàn trong não. Sau 3 ngày theo dõi và điều trị, sức khỏe phục hồi gần như hoàn toàn.
BS Phan Quốc Dũng, Đơn vị Đột quỵ - Can thiệp Thần kinh cho biết: "Đây là một trường hợp khó, túi phình nằm ở vị trí động mạch cảnh trong phức tạp, cổ túi phình lớn. Sau khi đặt coil chúng tôi buộc phải đặt stent chèn cổ túi phình cho người bệnh. Người bệnh khá lớn tuổi, lại mắc nhiều bệnh kèm phức tạp: Tăng huyết áp, Block AV độ III đã đặt máy tạo nhịp... làm tăng nguy cơ khi can thiệp. Bệnh nhân đã may mắn khi tình trạng vỡ túi phình xảy ra ngay trong bệnh viện, được phát hiện sớm, xử lý kịp thời."
Người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh sau khi can thiệp
Xuất huyết dưới nhện là tình trạng chảy máu vào khoang dưới nhện của não. Đây là một thể thường gặp trong các bệnh mạch máu não, chiếm tỷ lệ từ 5% đến 7% là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong trong các bệnh lý liên quan đến mạch máu não.
Bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện người bệnh có các triệu chứng đột quỵ nói chung, cần nhanh chóng gọi số Cấp cứu 115 hoặc số điện thoại cấp cứu các bệnh viện có chuyên khoa đột quỵ để được hỗ trợ. Tuyệt đối không được áp dụng các phương pháp dân gian như chích máu, bấm huyệt, lay giật người bệnh... làm mất đi "thời gian vàng".
Hầu hết bệnh nhân phình động mạch não không có triệu chứng, thường chỉ phát hiện tình cờ hoặc khi đã có biến chứng vỡ phình. Một số dấu hiệu phình động mạch não có thể gặp là đau đầu, giảm thị lực, liệt dây thần kinh sọ do khối phình chèn ép. Khi vỡ túi phình động mạch não, bệnh nhân thường có biểu hiện: đau đầu rất dữ dội đột ngột, nôn, buồn nôn, gáy cứng, có thể suy giảm ý thức, hôn mê... khoảng 10% đến 15% bệnh nhân chết trước khi đến bệnh viện.
Các nghiên cứu y học đã chứng minh những nhóm bệnh nhân có hội chứng Ehler- Danlos, bệnh thận đa nang, cường Aldosteron có tính chất gia đình typ 1, hội chứng Moyamoya, gia đình có người mắc bệnh thường đối mặt với nguy cơ cao bị phình động mạch não. Ngoài ra, các đối tượng bị tăng huyết áp, hút thuốc lá, thiếu hụt estrogen ở nữ, hẹp eo động mạch chủ là nhóm nguy cơ bị phình động mạch não cao.
Vân Sơn
Theo Dân trí
10 quy tắc vàng để bảo vệ thận Thận đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh. Vì vậy hãy bảo vệ thận bằng cách tuân thủ một số điều sau trong cuộc sống của bạn, kèm theo sử dụng thực phẩm bổ thận trong chế độ ăn. Nên ngủ đủ giấc Môt giâc ngu chât lương se giup khi huyêt chuyên hoa thuân...