Dấu hiệu bạn bị viêm đại tràng co thắt
Triệu chứng điển hình nhất của viêm đại tràng co thắt là đau bụng. Có thể đau sau ăn, đau khi ăn no, đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh…
Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là viêm đại tràng kích thích hoặc viêm đại tràng mạn tính, là bệnh thường gặp ở người cao tuổi (NCT). Bệnh này gồm nhiều triệu chứng khác nhau nên người ta thường gọi là hội chứng viêm đại tràng co thắt.
Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng co thắt
Triệu chứng điển hình nhất của viêm đại tràng co thắt ở NCT là đau bụng. Đau bụng trong bệnh viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, có thể đau sau ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh…
Kiểu đau như vậy là nỗi ám ảnh của hầu hết NCT bị viêm đại tràng co thắt, do đó không dám ăn những thức ăn có dạng như vậy. Viêm đại tràng co thắt thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, trướng hơi, khó tiêu (dễ nhầm với đau dạ dày). Hầu hết người bệnh kể rằng sẽ hết cơn đau bụng sau khi đi đại tiện.
Tuy vậy cũng có nhiều NCT viêm đại tràng co thắt mạn tính thì vừa đi ngoài xong chưa vào đến phòng nghỉ đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác khiến buồn đi ngoài tiếp. Viêm đại tràng co thắt kéo dài nhiều ngày nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nên người bị viêm đại tràng co thắt thường gầy xanh, thậm chí bị suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng, do thiếu nước và chất điện giải, thêm vào đó là nỗi buồn phiền lo lắng về bệnh tật.
Người bị bệnh viêm đại tràng co thắt bị ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống (không thoải mái, kiêng khem quá mức, hay cáu gắt hoặc hay nổi nóng, lúc nào cũng lo đến bệnh tật của mình).
“Kẻ” gây viêm
đại tràng co thắt ở NCT Nguyên nhân gây nên bệnh viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, hoặc là do viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh (ví dụ như trong thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ amíp); do rối loạn nhu động ruột; do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn (phân thường xuyên sống, lúc lỏng lúc sền sệt, lúc rắn…); hoặc do rối loạn tâm thần, sang chấn tâm thần…
Video đang HOT
Một số yếu tố nguy cơ cao dẫn đến cơn đau của viêm đại tràng co thắt xuất hiện (trên người bệnh đã có sẵn bệnh viêm đại tràng co thắt) là thần kinh căng thẳng, stress, uống rượu, bia, ăn chua cay…
Cách xác định viêm đại tràng co thắt ở NCT
Việc chẩn đoán viêm đại tràng co thắt khá phức tạp do đánh giá của từng thầy thuốc mà có các chỉ định xét nghiệm khác nhau và còn tùy thuộc vào trang thiết bị của từng phòng xét nghiệm.
Nếu nghi loạn khuẩn có thể cho xét nghiệm vi khuẩn chí. Xét nghiệm vi khuẩn chí đường ruột sẽ cho biết tỷ lệ vi khuẩn gram dương và tỷ lệ vi khuẩn gram âm có trong đường ruột (trong phân lấy xét nghiệm), khi tỷ lệ này thay đổi có nghĩa là bị loạn khuẩn. Nếu nghi do bị giun, người ta sẽ soi phân qua kính hiển vi quang học để tìm các loại trứng giun, sán; nếu do viêm đại tràng với lý do khác có thể cho chụp khung đại tràng có thuốc cản quang và nếu có điều kiện thì có thể tiến hành nội soi đại tràng để đánh giá tình trạng của niêm mạc đại tràng xem có u, có polyp, có viêm, loét hay không…
Khi nội soi đại tràng mà có u hoặc loét, bác sĩ nội soi sẽ tiến hành sinh thiết xác định lành tính hay ác tính.
Điều trị và phòng bệnh
Muốn điều trị và phòng bệnh tốt, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt; tốt nhất là khám ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu không để bệnh trở thành mạn tính. Cần vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản đến khâu chế biến.
Những loại thức ăn nào dễ gây viêm đại tràng co thắt thì cần tránh dùng hoặc dùng rất hạn chế. Không nên lạm dụng gia vị, rượu, bia, gia vị chua, cay trong các bữa ăn cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống (rau sống, nem cua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá…).
Cần vệ sinh tốt môi trường sống. Tinh thần luôn thoải mái, không nên quá lo lắng về bệnh của mình. Nên tập thể dục đều đặn với các hình thức phù hợp với bản thân và dễ thực hiện nhất.
Theo PGS.BS. Bùi Khắc Hậu
SK&ĐS
Bạn biết gì về Hội chứng ruột kích thích?
Đừng để chứng chướng bụng, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy làm bạn suy sụp. Các chuyên gia tại tập đoàn Parkway chia sẻ một số thông tin làm thế nào để bạn kiểm soát tình trạng này.
Những dấu hiệu này khiến mọi người nghĩ là tình trạng phổ biến có thể xem nhẹ. Tuy nhiên, đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón được biết tới với một tên gọi chung là Hội chứng ruột kích thích (RKT), đặc biệt nếu bạn gặp phải những triệu chứng này từ 3 lần trở nên trong vòng 1 năm.
RKT là tình trạng ảnh hưởng tới đại tràng. Đó là rối loạn tiêu biểu và thường xảy ra ở nữ giới hơn là nam giới. Không ai biết nguyên nhân chính xác gây ra RKT là gì.
Nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích ở nữ giới cao gấp 1,5 lần so với nam giới
Tin xấu: Theo nghiên cứu vào năm 2004 do bác sĩ Gwee Kok Ann, chuyên gia tiêu hóa dạ dày, Bệnh viện Gleneagles (Singapore), nguy cơ mắc hội chứng này ở nữ giới cao gấp 1,5 lần so với nam giới. Các bác sĩ cho rằng nữ giới có lượng hóc môn lớn hơn, nó khiến cho ruột của họ bị kích thích đặc biệt suốt quá trình kinh nguyệt.
Tin vui: Mặc dù không phát hiện được nguyên nhân gây ra RKT nhưng đây là dạng bệnh có thể điều trị được. Khi được phát hiện thông qua kiểm tra định kỳ, khoảng 85% bệnh nhân có thể giải quyết dứt điểm tình trạng này trong khoảng thời gian từ 6 tuần đến 6 tháng.
Dưới đây là 3 điều về RKT bạn nên biết:
1. RKT không phải là tình trạng đe doạ sự sống
RKT đơn giản nghĩa là ruột hoặc đại tràng của bạn không hoạt động tối ưu, đó là lý do tại sao cơ thể bạn phản ứng quá mức với một số thức ăn nhất định và khi căng thẳng. Tuy nhiên, tình trạng này không làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh khác. Trước khi bạn đi tới quyết định cắt bỏ bàng quang hoặc ruột thừa, Bác sĩ Gwee nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy RKT là do sỏi mật, viêm nhiễm ruột thừa hoặc dính ruột và nang ở khung chậu.
RKT cũng không gây tổn thương đại tràng hoặc các bộ phận khác trong cơ thể hoặc thậm chí dẫn tới các vấn đề sức khoẻ như bệnh viêm nhiễm đường ruột. Trong khi bệnh này cũng có những triệu chứng giống như RKT như đau bụng, tiêu chảy, tuy nhiên không gây ra viêm nhiễm đường ruột như RKT. Đối với RKT, viêm nhiễm sẽ làm tổn hại ruột, gây ra loét và chảy máu, điều này có thể khiến bạn đi ngoài có máu và thậm chí là sốt.
2. Căng thẳng hoặc một số thức ăn nhất định không gây ra RKT nhưng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh
Đại tràng có nhiều dây thần kinh và khi bạn căng thẳng quá mức, cơ thể bạn sẽ tiết ra một lượng lớn hormone gây ra phản ứng quá mức với đại tràng. Để hạn chế những triệu chứng này, bạn cần kiểm soát tình trạng căng thẳng của mình bằng các phương pháp thư giãn và tập luyện thường xuyên. Bác sĩ Gwee cho rằng một giấc ngủ ngon vào buổi tối rất quan trọng vì nó giúp bệnh nhân giới hạn căng thẳng tốt hơn và cũng là thời gian để ruột nghỉ ngơi và hồi phục.
Rượu, cà phê, đồ ăn nhiều chất xơ, bơ sữa và đồ béo khiến cho tình trạng RKT nghiêm trọng hơn. Bác sĩ Wong Heng Yu, bác sĩ tư vấn tiêu hoá của bệnh viện Mount Elizabeth cho biết, không có chế độ ăn cùng một dạng cho tất cả vì một số người có thể gặp vấn đề với táo bón và những người khác thì bị tiêu chảy. Và trái với quan niệm thông thường, việc ăn theo chế độ có lượng chất xơ cao kết hợp với nhiều hoa quả và rau thực chất có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng đầy bụng và tiêu chảy ở một số người.
Theo bác sĩ Wong, việc duy trì một chế độ ăn sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát việc cơ thể họ phản ứng như thế nào với các thức ăn nhất định để tìm ra được chế độ ăn phù hợp với ruột.
Rượu, cà phê, đồ ăn nhiều chất xơ, bơ sữa và đồ béo khiến cho tình trạng ruột kích thích nghiêm trọng hơn.
3. Triệu chứng thay đổi có thể là dấu hiệu chẳng lành
"Hội chứng ruột kích thích thường không gây hại nhiều và không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, chẳng hạn như gây tổn thương ruột mãn tính hay biến chứng. Tuy nhiên, bạn nên để ý tới những thay đối có thể xảy ra trong những triệu chứng bạn hay gặp. Các triệu chứng trở nên nặng hơn hay nhiều hơn, có máu trong phân, sụt cân, bụng trướng dần, các triệu chứng khác gấy khó chịu vào ban đem đều có thể là dấu hiệu của bệnh nào đó chứ không còn là hội chứng RKT nữa" - Bác sỹ Cheong Wei Kuen, chuyên gia tư vấn và điều trị các vấn đề về tiêu hóa tại bệnh viện Mount Elizabeth cho biết.
Ông cũng khuyên mọi người nên thường xuyên đi kiểm tra định kỳ ở cùng một bác sỹ để theo dõi tình trạng bệnh từ đầu đến cuối. Khi các triệu chứng thay đổi, có thể đó là dấu hiệu của bệnh khác mới phát triển và bác sỹ theo dõi của bạn sẽ là người nắm rõ nhất để chỉ định bạn cần đi làm những kiểm tra xét nghiệm chuyên sâu gì.
Không có nguyên tắc cứng nhắc nào buộc bạn cần làm các kiểm tra chuyên sâu nào và bao giờ hay nhất thiết cần phải gặp bác sỹ nào. Các kiểm tra chuyên sâu thường bao gồm nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, chụp CT và siêu âm. Thường càng lớn tuổi càng cần làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu. Độ tuổi phù hợp nhất để bắt đầu làm các kiểm tra định kỳ là khoảng 40, 45 tuổi và hơn nữa.
Thông báo Tư vấn miễn phí các vấn đề về tiêu hóa
phòng đại diện tập đoàn Y tế ParkwayHealth tổ chức tư vấn miễn phí cho khoảng 20 bệnh nhân gặp các vấn đề về tiêu hóa như: viêm gan, u gan, hội chứng ruột kích thích, polyp dạ dày, đại tràng, vi khuẩn H.P... với bác sỹ Cheong Wei Kuen, chuyên gia các bệnh về gan và tiêu hóa vào thứ 7 và Chủ nhật ngày 6, 7 tháng 3 năm 2010. Xin đăng ký tại: Văn phòng đại diện tập đoàn Y tế ParkwayHealth Tầng 2, 91 phố Ly Thường Kiệt, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 04- 3747 27 29 Hoặc 3747 27 30 - 3747 4442 Email: info@parkway.com.vnBệnh tai mũi họng có thể là dấu hiệu của bệnh nan y Rất nhiều người nghĩ đau họng hay viêm mũi là mấy bệnh xoàng xĩnh, không uống thuốc cũng tự nhiên sẽ khỏi mà không hay đó lại là khởi đầu của rất nhiều căn bệnh nan y. Nguy hiểm hơn ta tưởng Từ kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, tôi thấy đại đa số bệnh nhân mình từng khám rất coi thường mấy...