Đau dữ dội, bụng cứng đờ, thủng nội tạng vì dùng thuốc giảm đau theo kiểu này
Người đàn ông bị hoa mắt, chóng mặt, nôn, sốt, đau dữ dội vùng thượng vị. Trước đó, ông hay đau các khớp nên dùng thuốc giảm đau liên tục.
Bệnh nhân là ông Nguyễn Văn T, 58 tuổi, đến Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang, Hà Giang, bị bụng chướng, co cứng thành bụng.
Ông T cho hay, ông có tiền sử bị đau các khớp nên thường xuyên dùng thuốc giảm đau, gần đây ông sử dụng thuốc mất kiểm soát. Hôm vào viện, ông bị đau bụng dữ dội suốt cả ngày. Đến tối ông phải đi viện cấp cứu.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thủng tạng rỗng, thủng dạ dày, chỉ định mổ cấp cứu. Sau mổ, ông được điều trị tại Khoa Ngoại tiêu hóa tiết niệu.
Bệnh nhân được mổ cấp cứu vì thủng dạ dày sau dùng thuốc giảm đau không kiểm soát
Gần đây, Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang thường phải tiếp nhận các bệnh nhân bị đau bụng, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày… do dùng thuốc kháng đau, kháng viêm nhóm steroid và không steroid.
Video đang HOT
Riêng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày – tá tràng…, mỗi năm, Khoa Ngoại tiêu hóa tiết niệu tiếp nhận hơn 10 trường hợp. Đa phần bệnh nhân là người già, bị các bệnh đau đầu, đau lưng, đau khớp… tự ý dùng thuốc trong thời gian dài. Có những trường hợp, bệnh nhân dùng lần đầu cũng có thể bị.
Các bác sĩ cảnh báo, các thuốc giảm đau chống viêm có cả dạng tiêm và uống, là thuốc dễ mua nên nhiều người lạm dụng. Không kể những trường hợp cấp cứu vì nôn ra máu, đại tiện ra máu, đại tiện phân đen… do thuốc, thì nhiều trường hợp dùng thuốc chỉ thấy bụng ậm ạch, khó tiêu… nội soi đã thấy xung huyết, viêm loét cấp tính dạ dày – tá tràng (bệnh salami). Đặc biệt, đã có trường hợp bệnh nhân tử vong vì dùng các loại thuốc này.
Do đó, người dân không nên tùy tiện dùng thuốc giảm đau mà nên dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Khi được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, người bệnh nên chú ý khai báo có cơ địa dị ứng, tình trạng đường ruột, dạ dày để thầy thuốc kê toa phù hợp hoặc tư vấn thời điểm uống thuốc thích hợp.
Một điểm lưu ý quan trọng khi uống thuốc giảm đau là tuyệt đối không uống khi đói vì có thể gây viêm, loét, nặng hơn là xuất huyết, thủng đường tiêu hóa.
Sau khi uống thuốc giảm đau, nếu thấy những triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, khó thở, lên cơn hen suyễn thì phải vào bệnh viện để cấp cứu. Ngoài ra, nếu uống thuốc xong mà cảm thấy đau bụng dữ dội, đau không giảm, nôn ói thì cũng phải nhập viện để kiểm tra đường tiêu hóa. Đối với người có bệnh tim mạch, bệnh thận mạn, viêm gan, sau khi uống cảm thấy khó chịu hoặc cảm giác khác lạ thì nên đến cơ sở y tế để khám.
Võ Thu
Theo giadinh.net
Tùy tiện dùng thuốc giảm đau, coi chừng suy gan cấp
Lạm dụng thuốc giảm đau quá nhiều sẽ ảnh hưởng không ít tới nhiều bộ phận cơ thể, tác động xấu đến gan và gây suy gan cấp.
Ảnh minh họa
Hỏi:
Xương khớp tôi thỉnh thoảng đau nhức. Nhiều người đưa ra một số loại thuốc và khuyên tôi nên mua uống. Do sợ bị tác dụng phụ nên tôi lưỡng lự và mong được bác sĩ tư vấn. Tôi chân thành cám ơn. (Nguyễn Thanh Liêm (42 tuổi, TP.HCM).
Trả lời:
Theo y học, đau được định nghĩa như sau: Đau là sự phối hợp của các cảm giác khó chịu về mặt giác quan, cảm xúc, cũng như tinh thần. Đồng thời, kèm theo đó là những phản ứng về nội tiết với mục đích đáp ứng lại những tổn thương của cơ thể. Chẳng hạn, khi đạp gai cơn đau lan truyền theo hệ thần kinh về trung ương, tức vỏ não. Và khi đó chúng ta cảm thấy đau.
Đau nhìn về phương diện xã hội là một trải nghiệm của từng người và mang tính chất cá nhân, chủ quan của người đó. Dân gian thường ví von "nhà giàu đứt tay như ăn mày đổ ruột". Vì vậy có những người chỉ bị một tổn thương nhẹ cũng khiến cảm thấy đau. Thế nhưng đối với những người trải nghiệm nhiều (lực lượng quân đội, công an... - PV), đối với họ một vết thương nhỏ cũng bình thường.
Paracetamol là loại thuốc thông thường có thể mua ở nhà thuốc với mục đích hạ sốt, giảm đau. Ở những phụ nữ mang thai, dùng paracetamol tương đối an toàn vì chưa có số liệu cho thấy có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, chỉ nên dùng ở mức độ cho phép để đảm bảo an toàn. Lạm dụng thuốc giảm đau quá nhiều sẽ ảnh hưởng không ít tới nhiều bộ phận cơ thể, tác động xấu đến gan và gây suy gan cấp.
Ở người lớn, trung bình mỗi ngày chỉ nên dùng 4 g và mỗi 1 g cách nhau 4-6 tiếng. Đối với trẻ em, liều hạ sốt nằm trong mức 30 mg/kg và uống lặp lại 4-6 tiếng. Lưu ý: Có phụ huynh mặc dù cho con uống paracetamol nhưng sốt không hạ nên sợ con bị co giật. Vì thế cho con uống liên tiếp trong thời gian quá ngắn. Điều này khiến tổng liều tích lũy trong ngày quá nhiều, có thể dẫn đến ngộ độc gan cấp và nặng hơn có thể hủy hoại tế bào gan.
Đặc biệt khi khám lâm sàng, chúng tôi thường gặp bệnh nhân lạm dụng corticoid do thuốc có tác dụng giảm đau rất nhanh. Đồng thời, corticoid có một nguy hại khác là lâu dần sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như hội chứng Cushing. Hội chứng này khiến bệnh nhân sau khi uống thuốc thời gian dài sẽ bị mập, da mặt căng... do tác dụng phụ giữ nước của thuốc. Lâu dần dẫn đến tình trạng mỏng da, dễ xuất huyết, hạ natri máu, yếu các cơ chi. Đặc biệt ở vùng khớp háng khiến bệnh nhân dễ té ngã và xương trở nên giòn, dễ gãy.
Dân gian thường gọi loại thuốc này là "thuốc hột dưa" vì hình dạng giống hạt dưa. Thuốc này rất nhiều người sử dụng và truyền tai nhau về công dụng như một "thần dược" trị đau nhưng không cần kê toa. Một điều đáng lưu ý thuốc này nếu không sử dụng theo chỉ định thì hậu quả để lại vô cùng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Thuốc thuộc nhóm morphin là dạng thuốc giảm đau khá mạnh, tốt nhưng có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng, gây nghiện nếu sử dụng lâu dài. Do vậy, nhóm thuốc morphin bắt buộc phải có toa chỉ định của bác sĩ.
Chưa hết không ít trường hợp một toa thuốc được chỉ định và bệnh nhân cảm thấy giảm đau nên dẫn đến tình trạng những bệnh nhân khác sẽ mua thuốc mới theo toa cũ để uống. Từ đó dẫn tới tình trạng quen thuốc, "lờn" thuốc, nghiện thuốc nếu uống lâu dài. Điển hình như một số thuốc trong nhóm morphin.
BS LƯU KÍNH KHƯƠNG, Trưởng khoa Gây mê hồi sức ngoại BV Nhân dân 115 TP.HCM)
Theo PLO
Nhà sản xuất thuốc giảm đau xin phá sản MỸ - Công ty dược phẩm Purdue Pharma LP nộp đơn xin tổ chức lại tập đoàn nhằm dàn xếp các vụ kiện cấp bang và liên bang đang chống lại mình. Tối 15/9, ban lãnh đạo Purdue Pharma LP, hãng dược phẩm sản xuất thuốc giảm đau kê đơn OxyContin đã họp và quyết định nộp đơn lên tòa xin phá sản...