Đặt thử thách “không mua món đồ nào trong vòng 1 tuần”, cô gái trẻ Điện Biên thu được kết quả ngoài mong đợi
Thu nhập không cao nhưng 1 tuần chị Phương Yến tiêu hết gần 2 triệu đồng. Báo động đỏ xuất hiện khi dùng ứng dụng quản lý chi tiêu thấy toàn thứ phung phí, chị quyết định tự đặt ra thử thách không mua món đồ gì trong vòng 1 tuần.
Là phụ nữ hẳn ai cũng thích mua sắm, thích chưng diện. Thói quen tiêu tiền khi chưa kịp suy nghĩ kỹ cũng chẳng phải biểu hiện của riêng ai. Tuy nhiên, khi bạn có thu nhập chưa cao thì cách tiêu tiền “vung tay quá trán” này sẽ làm ảnh hưởng nặng nề tới tài chính cá nhân và kế hoạch trong tương lai.
Chị Phương Yến là một người không phải quá chắt chiu hay tằn tiện trong việc chi tiêu. Nhưng thói quen thích thì mua của chị cũng khiến không ít lần phải rơi vào cảnh đi vay nhỏ lẻ với bạn bè hoặc người thân.
Sau một lần tải app quản lý tài chính về máy điện thoại và thử theo dõi 1 tuần chi tiêu của mình, chị Phương Yến đã ngạc nhiên khi phát hiện có quá nhiều thứ phung phí mà chị đã tiêu.
Chính vì thế, báo động đỏ xuất hiện khiến chị Phương Yến quyết định tự đặt ra thử thách 1 tuần không mua sắm bất cứ thứ gì.
Chị Phương Yến.
” Mấy ngày đầu mình cảm thấy khá bứt rứt, vẫn lượn lờ xem mấy món đồ nhưng phải kiềm chế không mua. Cảm giác của mình không mấy vui vẻ gì. Để giải quyết điều này mình đã đổi đường đi làm sang những con đường không có nhiều shop lắm để đỡ tư tưởng. Mình cũng để tiền trong ví có giới hạn. Chi tiêu ghi chép rõ ràng và khi mở chi tiêu thấy mình chi nhiều quá thì đóng ví lại.
Sau 1 tuần mình kiểm tra thấy mục ăn uống giảm hẳn. Thật ra khu mình ở một suất cơm cũng rất ngon, giá tầm 25-30k/suất. Buổi tối thì mình ăn cơm ở chỗ làm và không mất tiền. Chỉ cần hạn chế đặt trà sữa, đồ tráng miệng thì khoản này có thể cắt giảm đi rất nhiều.
Trong các khoản mình ghi chép lại cũng có bật lên khoản “tiền ngu”. Đó là khoản tiền trong tuần mình đã chi tiêu cho một số việc mà mục đích là không cần thiết. Cụ thể là mình chi tiêu mất 600k. Mình đã ghi lại để nhắc bản thân không để lặp lại lỗi đó nữa.
Ngoài ra, khi chơi thì mình lựa chọn mặc lại đồ cũ và thời điểm này cũng hạn chế ra ngoài nhất có thể. Mình có mua sắm một khoản là đôi giày nhưng đây là do đặt từ trước đấy rồi nên không bom hàng “, Phương Yến chia sẻ.
Chị cho biết, sau 1 tuần áp dụng cách cắt giảm chi tiêu này, từ tiêu gần 2 triệu/tuần đã giảm hẳn xuống còn 655k/tuần. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với chính bản thân Yến.
Danh sách các mục và số tiền đã tiêu trong 1 tuần của Phương Yến. Chị tiêu hết gần 2 triệu đồng/tuần nên đã “tá hỏa” áp dụng thử thách ngay.
Áp dụng thử thách này đối với Yến, việc khó khăn nhất là vượt qua được những cám dỗ khi đi qua các cửa hiệu bán quần áo và các trang bán quần áo mỹ phẩm. Đấu tranh giữa các tư tưởng không mua và việc mua sản phẩm đó có cần thiết cho cuộc sống của mình hay không. Chị còn hay tưởng tượng rằng mình mặc hoặc sử dụng món đồ cảm giác sẽ tuyệt vời thế nào.
Tuy nhiên, sau khi Yến suy nghĩ thì động lực để vượt qua luôn là thu nhập chỉ ở mức khá. Chính Yến đã từng tiêu tiền quá tay tới âm tiền thậm chí là hết tiền vẫn vay để mua cho bằng được. Đây cũng là vấn đề của rất nhiều bạn trẻ đang mắc phải khi vay nợ thẻ tín dụng chứ không phải của riêng Yến. Đến lúc chị cần mua món đồ có giá trị hoặc cần tiền thì nhìn lại xung quanh toàn là tiêu sản. Chính vì thế, Yến càng muốn bản thân đặt ra thử thách và cố gắng hoàn thành tốt nhất.
Sau khi hoàn thành thử thách này Yến cũng bắt đầu hình thành được thói quen ghi chi tiêu để biết tiền của mình đã sử dụng vào việc gì: “Vì nếu không ghi mình sẽ cảm thấy tiêu rất ít nhưng lại giống như có kẻ trộm đã lấy mất tiền của mình vậy.
Ngoài ra, mình muốn tiết kiệm để mua tài sản và những thứ thật sự có giá trị với cuộc sống của mình, biết quý trọng đồng tiền hơn, biết cân nhắc mọi thứ trước khi quyết định chi tiêu. Và mình thấy khi thực hiện thử thách không đáng sợ như mình nghĩ thậm chí là thấy cuộc sống an lạc và cân bằng hơn rất nhiều. Có nhiều thời gian để cảm nhận bên trong bản thân mình cần và muốn gì thay vì sống nhanh và sống gấp “.
Video đang HOT
Sau 1 tuần áp dụng cách cắt giảm chi tiêu này, từ tiêu gần 2 triệu/tuần đã giảm hẳn xuống còn 655k/tuần. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với chính bản thân Yến.
Sau khi thực hiện thử thách, Phương Yến cũng có 1 vài kinh nghiệm và lời khuyên dành cho những ai đang ấp ủ việc cắt giảm chi tiêu giống như cô:
- Block và bỏ theo dõi hết các shop và cửa hàng bán quần áo, mỹ phẩm.
- Ghi chi tiêu thật chi tiết sẽ thấy mình thật hoang phí và cân nhắc khi làm bất cứ việc gì.
- Thưởng cho bản thân một cốc trà, một li cà phê vì đã kiềm chế được cảm xúc mua sắm.
- Kiếm thêm công việc thứ 2 để hạn chế bớt thời gian rảnh rỗi lại, hiệu quả đến 90%.
- Ưu tiên chất lượng thay vì số lượng.
- Đọc sách tài chính cá nhân, học theo phong cách sống tối giản của người Nhật.
Ảnh: NVCC
15 mẹo để vợ chồng cùng nhau "tiết kiệm không khó, theo đó mà giàu"
15 mẹo này sẽ giúp vợ chồng bạn tiết kiệm tiền cho mọi thứ, từ chi tiêu hàng ngày đến những buổi hẹn hò lãng mạn; điều chỉnh tài chính để có thể dành nhiều hơn cho tương lai của mình.
Nếu bạn và vợ/chồng của mình muốn cắt giảm chi tiêu, tiết hiệm hiệu quả, sẽ tốt hơn khi hai bạn làm điều đó cùng nhau. Cùng nhau tìm cách tiết kiệm tiền, cùng nhau thực hiện, vợ chồng bạn sẽ dễ dàng đạt được các mục tiêu tài chính hơn.
Dưới đây là những lời khuyên tiền bạc đã được các chuyên gia tài chính cá nhân và tiết kiệm đúc rút về cách cắt giảm chi phí và tăng cường tiết kiệm đối với các cặp vợ chồng. 15 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền cho mọi thứ, từ chi tiêu hàng ngày đến những buổi hẹn hò lãng mạn; điều chỉnh tài chính để có thể dành nhiều hơn cho tương lai của mình.
1. Tạo cuộc thi tiết kiệm
Tiết kiệm tiền thực sự có thể mang lại niềm vui cho vợ chồng bạn nếu bạn biến nó thành một cuộc thi đầy hào hứng. Đó là những gì Grayson Bell, chủ của blog Debt Roundup và vợ đã làm để kiểm soát chi tiêu hiệu quả.
Bell chia sẻ: "Chúng tôi sẽ xem ai có thể tiết kiệm được nhiều tiền nhất trong thời gian 30 ngày và người thua phải đãi bữa tối. Chúng tôi căn cứ vào tỷ lệ phần trăm tiết kiệm được tính trên thu nhập thay vì số tiền tiết kiệm được vì thu nhập của mỗi người là khác nhau. Chúng tôi nhận thấy những cuộc thi như này rất hiệu quả và thúc đẩy chúng tôi tìm ra những cách mới để tiết kiệm tiền."
2. Đặt mục tiêu chung
Regina Conway, chuyên gia tiêu dùng cho rằng, thật khó để tiết kiệm tiền nếu bạn và đối tác của mình không có cùng ưu tiên về các vấn đề tài chính.
"Việc hạn chế ăn ngoài và tự nấu ăn ở nhà sẽ dễ dàng hơn khi bạn biết rằng mình đang hướng đến đạt được một mục tiêu gì đó và cả hai đều chung một lòng", nữ chuyên gia chia sẻ.
3. Tạo ngân sách
Barry Choi, chuyên gia tài chính cá nhân của MoneyWeHave.com cho biết: "Rất khó để bạn có thể tiết kiệm nếu bạn không biết tiền của mình đã đi đâu. Khi bạn biết và hiểu về thói quen chi tiêu của mình, bạn có thể điều chỉnh chi tiêu và tăng tiết kiệm. Đừng quá căng thẳng nghĩ rằng đó là lập ngân sách cầu kỳ, hãy đơn giản nghĩ rằng bạn đang lập kế hoạch chi tiêu ưu tiên tiết kiệm cho mình".
4. Sử dụng ứng dụng lập ngân sách
Việc bám sát ngân sách gia đình hay kế hoạch chi tiêu đã đặt ra có thể gặp khó khăn nếu cả hai không cùng nhau theo dõi cách bản thân và đối phương tiêu tiền. Tin vui là các ứng dụng công nghệ có thể giúp bạn làm điều đó dễ dàng hơn.
Bạn có thể tải các ứng dụng theo dõi ngân sách và đồng bộ điện thoại của hai người. Bạn sẽ biết đối phương đang chi tiêu ra sao và có thể rà soát lại vấn đề cần thay đổi khi vượt quá ngân sách.
5. Không giấu chi tiêu
Một cuộc khảo sát của CreditCards.com cho thấy 1/5 những người Mỹ đang trong mối quan hệ tình cảm đã chi 500 đô la trở lên mà không nói với nửa kia của mình. Việc chi tiêu không công khai như này có thể phá huỷ nỗ lực tiết kiệm của các cặp vợ chồng.
Sẽ tốt hơn khi bạn và vợ/chồng chia sẻ với nhau các khoản chi tiêu, ngoại trừ những món quà muốn dành sự bất ngờ cho đối phương. Việc nói ra khiến bạn cảm thấy mỗi đồng mình chi cần đúng đắn hơn và sẽ hạn chế việc chi tiêu linh tinh cho thứ không thực sự cần thiết.
6. Sống bằng thu nhập của một người, tiết kiệm khoản thu nhập còn lại
Khi hai vợ chồng bạn đều có thu nhập, cả hai sẽ chi tiêu thoải mái hơn và dễ chi tiền cho những thứ không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, đây cũng là điểm cộng lớn giúp bạn có cơ hội tiết kiệm đáng kể cho tương lai.
Hai bạn có thể bàn tính với nhau để bắt đầu sử dụng mọi chi tiêu trong khoản thu nhập của một người và tiết kiệm khoản thu nhập còn lại. Việc tạm "quên" đi mình còn 1 nguồn thu nhập khác và chỉ chi tiêu trong một nguồn thu nhập sẽ giúp vợ chồng bạn tiết kiệm nhanh hơn, chi tiêu đúng đắn hơn cho thứ mình thực sự cần thiết.
7. Tận dụng lợi thế của giảm trừ thuế
Chỉ để ý một chút, vợ chồng bạn sẽ có khoản khấu trừ thuế thu nhập cá nhân có lợi hơn. Ví dụ với gia đình có 2 người con trong diện người phụ thuộc được khấu trừ thuế, sẽ tốt hơn khi vợ chồng bạn khai giảm trừ thuế cho người có thu nhập cao hơn thay vì chia đều.
8. "Đổi gió" vào những tối giữa tuần
Nhớ rằng tiết kiệm không có nghĩa là bạn phải sống một cuộc sống thực sự kham khổ. Bạn vẫn có thể để một khoản trong ngân sách cho những buổi "đổi gió" với vợ/chồng mình để tình cảm thêm gắn kết.
Thông thường, các cặp đôi thường chọn tối thứ 6 hoặc cuối tuần để hẹn hò, đi chơi song đó cũng là ngày mà các nhà hàng thường đông đúc hơn và có thể tính giá cao hơn. Sẽ tốt hơn khi bạn đặt chỗ cho các ngày giữa tuần. Bạn sẽ được phục vụ chu đáo hơn và số tiền phải bỏ ra cũng ít hơn. Điều này cũng nên áp dụng cho những hoạt động vui chơi, giải trí khác như xem phim chẳng hạn.
9. Lên kế hoạch cho các bữa ăn
Có rất nhiều cách giúp vợ chồng bạn tiết kiệm tiền khi đi siêu thị, đi chợ và một trong những cách đơn giản nhất chính là lên kế hoạch cho các bữa ăn. Việc lên trước thực đơn theo tuần không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian suy nghĩ cũng như đi chợ nhiều lần mà còn giúp bạn giảm được việc chi tiêu bốc đồng và tận dụng nguồn nguyên liệu tốt hơn.
Ban đầu, vợ chồng bạn có thể cảm thấy khá ngại khi bắt tay vào xây dựng thực đơn song chỉ với một cú nhấp chuột, bạn có thể tham khảo rất nhiều thực đơn được cung cấp sẵn trên mạng internet. Bạn sẽ không còn những chiều đi làm về vội vội vàng vàng qua chợ, đang nấu thì phát hiện quên mua một vài thứ và cũng hạn chế việc phải vứt đi rau củ vì hỏng. Rất nhiều người đã áp dụng điều này và giảm được tới 30% chi phí cho thực phẩm.
10. Cùng nhau tập luyện ở nhà
Nếu chi phí để bạn tập một tháng ở phòng tập là 300 nghìn đồng thì bằng cách cùng nhau tập ở nhà, vợ chồng bạn đã có thể tiết kiệm được 600 nghìn đồng hết sức dễ dàng.
Bạn có thể tìm cách clip hướng dẫn tập ở nhà và cùng nhau tập luyện vào mỗi buổi sáng, tối hay bất kỳ lúc nào có thời gian. Hai bạn sẽ có động lực hơn khi cùng nhau tập luyện và cũng dễ thúc đẩy, tạo động lực cho nhau hơn khi một trong hai người không muốn tập.
11. Tìm cách giải trí miễn phí
Bạn không cần phải chi tiền để có những khoảng thời gian chất lượng cùng nhau. Có rất nhiều cách để vợ chồng bạn giải trí, "hẹn hò" vui vẻ mà không hề tốn tiền.
Vợ chồng bạn có thể cùng nhau xem phim, thưởng thức những món ăn vặt tự chế biến hay cùng nhau nấu ăn, làm những món đồ trang trí, đồ nội thất.
12. Chia sẻ các món ăn tại nhà hàng
Chỉ đơn giản là chia sẻ với nhau các món ăn tại nhà hàng, bạn và vợ/chồng mình sẽ tiết kiệm được kha khá tiền mỗi năm. Sẽ thật tuyệt khi bạn và nửa kia cùng nhau chia sẻ và thử món mà đối phương yêu thích. Việc này sẽ giúp hai bạn giảm thiểu được việc lãng phí đồ ăn và thưởng thức được nhiều hơn.
13. Giảm chi phí trông trẻ
Nếu vợ chồng bạn đã có con, rất có thể bạn phải trả nhiều tiền hơn để nhờ người trông ngoài giờ khi vợ chồng bạn về muộn hoặc muốn đi đâu "đổi gió". Một cách có thể giúp bạn giảm thiểu được chi phí này chính là cùng những gia đình trẻ gần nhà mình chia sẻ việc trông con với nhau. Bạn có thể trông các bé trong các ngày rảnh và gửi con cho nhà hàng xóm kia vào những ngày có việc. Bằng cách này, bạn sẽ không phải trả thêm tiền để gửi con ngoài giờ.
14. Hạn chế tặng quà
Bạn nghĩ sao về việc hạn chế những món quà dành cho nhau trong các ngày lễ và thay vào đó dùng số tiền ấy để làm điều gì đó mà cả hai vợ chồng bạn đều thực sự muốn làm? Đó có thể là mua chiếc máy giặt mới hay góp tiền cho chiếc robot lau dọn giúp giảm tải công việc nhà... Bằng việc bỏ qua những bó hoa đắt đỏ hay món quà mà đối phương chưa chắc đã thực sự cần, hai bạn đang tạo nên những điều có ý nghĩa lâu dài hơn.
15. Rà soát lại tình hình hàng tuần
Những buổi trò chuyện về tài chính hàng tuần sẽ giúp bạn và bạn đời của mình nhìn rõ hơn về bức tranh tài chính của gia đình.
Hãy đưa ra những ghi chép về chi tiêu của cả hai và cùng nhau xem xét có khoản chi nào nên điều chỉnh tăng hay giảm không. Bạn cũng có thể cùng vợ/chồng mình bàn bạc về các chi phí sắp tới hay bất kỳ giao dịch mua nào sắp thực hiện. Khi chia sẻ và cùng nhau bàn bạc, bạn sẽ dễ đạt được mục tiêu tài chính hơn.
Mang 1 triệu đi chợ, bà nội trợ Hà Đông mua sắm một danh sách thực phẩm thịt cá đủ ăn 7 ngày cho gia đình 4 người Bà nội trợ 35 tuổi này cũng cho biết, tất nhiên số tiền ăn 150 ngàn đồng/ngày trên chưa bao gồm tiền gạo, tiền ga, tiền hoa quả. Chỉ với 900 đến 1 triệu đồng, những bà nội trợ có thể đi chợ mua sắm 1 danh sách thực phẩm với đủ thịt cá, rau xanh đảm bảo dinh dưỡng và đủ ăn...