Đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp cấp 2: Phù hợp xu hướng thế giới!
Các chuyên gia giáo dục nghề nghiệp cho rằng đề án ‘Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở’ hợp với xu hướng chung của thế giới.
Sinh viên hệ cao đẳng tại Trường cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn – Ảnh: QUANG ĐỊNH
* TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT): Mô hình đang được một số nước phát triển triển khai
Đề án của Bộ Lao động – thương binh và xã hội được thực hiện khá công phu. Quá trình học từ sau lớp 9 lên cao đẳng được chia thành ba giai đoạn. Trong đó sau hai năm đầu sẽ hoàn thành bậc sơ cấp, một năm sau sẽ hoàn thành bậc trung cấp và hai năm cuối sẽ hoàn thành bậc cao đẳng. Mô hình này cũng đã được một số nước phát triển đang triển khai.
Cần chuẩn bị thật chu đáo về tính pháp lý khi thực hiện đề án, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Bởi vì dù là chương trình thí điểm nhưng tấm bằng người học nhận được phải có giá trị sử dụng, không phải “tấm bằng thí điểm”.
Kế đến cần có đánh giá cụ thể nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng, từ đó xác định quy mô và phạm vi đào tạo. Một số doanh nghiệp FDI ở nhiều nước có xu hướng chuộng tuyển những người tốt nghiệp lớp 12 rồi cho tham gia một số chương trình đào tạo riêng kéo dài vài tháng hơn là người lao động bậc cao đẳng.
Vì vậy, khảo sát kỹ lưỡng nhu cầu về nguồn nhân lực sẽ giúp đề án đi vào thực tế, gắn với thị trường lao động và đạt được mục tiêu phân luồng tốt hơn.
Cuối cùng là rất chú ý đến đội ngũ giáo viên chất lượng. Chẳng hạn với mô hình KOSEN ở Nhật, có đến 40% người đứng lớp là giáo sư, 60% là tiến sĩ. Chi phí đào tạo được phân bổ cho một đơn vị là rất lớn, đồng thời các trường liên kết rất chặt với doanh nghiệp để giảng dạy và tạo cơ hội thực hành cho người học.
Video đang HOT
Các học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học cao đẳng theo mô hình KOSEN của Nhật – Ảnh: THE HECHINGER REPORT
* TS Đồng Văn Ngọc, hiệu trưởng Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội: Nên được trao quyền linh hoạt hơn các môn văn hóa
Để đề án mang nhiều ý nghĩa thực tiễn nhưng để thật sự đi vào cuộc sống lại phụ thuộc khá lớn vào “mắt xích” là Bộ GD-ĐT.
Việc dạy các môn văn hóa cho các em tốt nghiệp lớp 9 học nghề theo quy định của Bộ GD-ĐT hiện vẫn đang phụ thuộc vào các trung tâm giáo dục thường xuyên. Để các cơ sở giáo dục tự giảng dạy và làm việc trực tiếp với các cơ quan quản lý các môn văn hóa này sẽ hiệu quả hơn.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nên được trao quyền linh hoạt với các môn văn hóa trong thí điểm. Chẳng hạn nếu các em chọn học nghề liên quan đến công nghệ, kỹ thuật, sẽ được học nhiều hơn các môn toán, lý, hóa với những nội dung các em có thể ứng dụng sau này. Ngược lại, với các em theo hướng du lịch, dịch vụ có thể được tăng cường các môn xã hội như văn, sử, địa.
Việc các trường có thể linh hoạt như vậy cũng sẽ giúp giảm bớt áp lực về các môn sở đoản mà còn giúp các em có thêm thời gian đầu tư các kiến thức, kỹ năng hữu ích cho công việc của mình sau này.
* Phó hiệu trưởng một trường cao đẳng tại TP.HCM: Cốt lõi là chất lượng giáo viên
Khi triển khai thí điểm, vấn đề cốt lõi là chất lượng giáo viên dạy nghề. Nội dung chương trình có thể chuyển tiếp từ nước ngoài nhưng thành công hay không do đội ngũ giáo viên quyết định.
Học sinh vừa tốt nghiệp cấp III đang ở độ tuổi có nhiều chuyển biến về tâm sinh lý hay có bạn chưa định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Các giáo viên đảm nhiệm chương trình sẽ phải vừa dạy, vừa dỗ, vừa định hướng học sinh.
Trước khi đổi mới thi THPT, Bộ GDĐT cần làm rõ việc ra đề, gian lận thi cử
Năm 2022 sẽ là năm giao thời để đổi mới toàn diện công tác tổ chức thi THPT và tuyển sinh đại học trong những năm tới. Bộ GDĐT cũng đã đưa ra những khuyến cáo mới ngay trong kỳ thi năm tới.
Tuy nhiên, theo TS Hoàng Ngọc Vinh, trước khi thay đổi chính sách, Bộ GDĐT cần làm rõ những vấn đề còn tồn tại từ kỳ thi cũ.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Hải Nguyễn
Tránh đi vào "vết xe đổ"
Những năm qua, bên cạnh mặt tích cực từ kỳ thi THPT mang lại thì thẳng thắn nhìn nhận, kỳ thi THPT quốc gia và sau này là kỳ thi tốt nghiệp THPT đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế.
Khi kỳ thi THPT chuyển đổi mục đích chỉ còn xét tốt nghiệp nhưng các trường đại học vẫn lấy kết quả này để xét tuyển dẫn đến nghịch lý nhiều thí sinh đạt điểm cao, thậm chí điểm tuyệt đối nhưng vẫn trượt nguyện vọng 1 gây bức xúc.
Mới đây, tại Hội nghị Giáo dục đại học năm 2021, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, kỳ thi tốt nghiệp THPT phải đổi mới để năng động hơn, thích nghi trong bối cảnh dịch bệnh, tăng cường phân cấp để các địa phương chủ động hơn. Năm 2022 là một bước đi đầu, có khả năng là một năm có tính chất giao thời chuẩn bị để thực hiện đổi mới toàn diện hơn vào năm sau.
Đánh giá về kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học hiện nay, TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT thẳng thắn chỉ rõ một số vấn đề cần giải quyết cụ thể rõ ràng.
Theo ông Vinh, Bộ GDĐT cần làm rõ việc có hay không gian lận, lỏng lẻo khi giao cho địa phương tổ chức thi, các khâu tổ chức đã được giám sát thật sự chặt chẽ hay chưa, cần có thanh tra, kiểm tra nghiêm túc. Đặc biệt, ông Vinh nhấn mạnh việc thực hiện công tác hậu kiểm.
TS Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh cần làm rõ những vấn đề còn lo ngại từ kỳ thi tốt nghiệp THPT để rút kinh nghiệm, tìm cách khắc phục. Ảnh: NVCC
Những năm qua, vẫn có nhiều nghi ngại trong tổ chức thi như phổ điểm bất thường, đề thi được tuồn ra ngoài trước giờ kết thúc làm bài, một trường dân tộc nội trú có 36 em đỗ đại học với 30 điểm trở lên, vụ điểm thi của chiến sĩ nghĩa vụ, đề tham khảo tương đồng đến 80% đề thi chính thức...
"Bộ GDĐT cần làm rõ những vấn đề dư luận còn băn khoăn. Trong đó, chú trọng việc ra đề thi chưa chuẩn hoá, điểm học bạ chênh với điểm thi, tổ chức coi thi chưa chặt chẽ... sau đó mới đưa ra phương án cho năm tới. Không thể vội vàng trong làm chính sách được, làm phải có nghiên cứu cụ thể", ông Vinh bày tỏ.
Hướng tới đánh giá năng lực toàn diện
Theo ông Vinh, việc đổi mới cần có lộ trình và kế hoạch rõ ràng. Mới đây, Bộ GDĐT khuyến cáo các trường đại học chỉ sử dụng kết quả thi THPT là công cụ sàng lọc, sơ tuyển chứ không xét tuyển nhưng việc này cũng còn nhiều tranh luận. Bộ GDĐT cần làm rõ vấn đề về hệ thống khảo thí, đánh giá như thế nào, mục tiêu THPT sắp tới là gì.
Theo ông Vinh, năm 2022 là năm giao thời chính vì thế không nên có điều chỉnh lớn về mặt chủ trương, chính sách nếu chưa nghiên cứu kỹ. Ông kiến nghị đề thi năm tới cần có sự phân hoá rõ nét hơn để giúp các trường phân loại thí sinh, tạo công bằng trong xét tuyển.
Song song với việc này, các trường đại học tự chủ trong xét tuyển có thể sử dụng thêm xét học bạ là một công cụ đánh giá được toàn diện 3 năm học cấp 3, nhưng cần kết hợp thêm ứng dụng công nghệ để không có hiện tượng sửa điểm, nâng điểm học bạ phổ thông.
Về lâu dài việc xét tuyển đại học cần đánh giá tổng quát năng lực toàn diện, kiểm tra kiến thức nhiều môn như kỳ thi của Mỹ, Trung Quốc... thay vì căn cứ chủ yếu vào điểm thi 3 môn như hiện nay.
Bên cạnh đó, TS Vinh cho rằng nhà nước cần có cơ chế để khuyến khích thành lập các trung tâm khảo thí độc lập, trước mắt là phát triển các trung tâm thuộc đại học quốc gia, thậm chí Bộ có thể thành lập trung tâm khảo thí của Bộ, trung tâm khảo mang tính dịch vụ công...
Ngoài ra, kỳ thi đánh giá năng lực cũng được tổ chức vài năm qua, vì thế, bản thân các đơn vị cũng cần có nghiên cứu, đánh giá, phân tích kết quả cụ thể về năng lực học tập của các thí sinh trúng tuyển qua kỳ thi đánh giá năng lực để có cơ sở để cải thiện kỳ thi ngày một tốt hơn.
Quy định tuyển thẳng, xét tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào dự bị đại học Theo dự thảo, phương thức tuyển sinh vào học dự bị đại học (DBĐH) bằng hình thức tuyển thẳng và xét tuyển. Ảnh minh họa Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Phạm Hương và mẹ chồng đại gia có mối quan hệ thế nào?
Sao việt
13:26:20 26/04/2025
Nam sinh bị điện giật tử vong khi đang diễn văn nghệ tại trường
Netizen
13:17:58 26/04/2025
Kiến nghị đánh sập 9 hầm khai thác vàng như địa đạo giữa rừng phòng hộ
Tin nổi bật
13:02:27 26/04/2025
Mỹ nhân khiến Châu Tinh Trì say đắm thấy nhục nhã khi đóng vai người mẹ?
Sao châu á
12:58:10 26/04/2025
Tống Tổ Nhi ghi điểm sau khi thoát lệnh cấm
Hậu trường phim
12:55:29 26/04/2025
Tử vong khi chơi Pickleball: Không phải lần đầu gặp, nguyên nhân là gì?
Sức khỏe
12:26:07 26/04/2025
Nỗ lực như "muối bỏ biển" của Ukraine khi tìm cách hút thanh niên nhập ngũ
Thế giới
12:18:34 26/04/2025
Chi Pu diện đồ Gucci lên tạp chí Ý, liệu có thành "Bạn thân thương hiệu"?
Phong cách sao
12:10:03 26/04/2025
Giao 87.000 xe ở Việt Nam, VinFast bán được bao nhiêu ô tô tại nước ngoài?
Ôtô
12:04:01 26/04/2025
Chung khung hình cùng Hồ Ngọc Hà, Doãn Hải My bị dân mạng soi "góc kém xinh", visual không còn đỉnh như ảnh tự đăng
Sao thể thao
11:41:30 26/04/2025