Dành cho những người bị bệnh gout: 3 dấu hiệu cảnh báo thận có vấn đề, 3 điều cần kiểm soát để giảm rủi ro sức khỏe
Kiểm soát thói quen ăn uống, vận động và chìa khóa giúp bạn tránh xa bệnh gout và bảo vệ sức khỏe của thận.
Trong cuộc sống ngày nay có quá nhiều thói quen ăn uống, sinh hoạt gây hại cho sức khỏe mà chúng ta thường không để ý. Trong đó, tỷ lệ người mắc bệnh bệnh gout ngày càng nhiều hơn do thói quen ăn uống nhiều chất nhưng lại ít vận động.
Axit uric là chất chuyển hóa của purine, nếu bạn ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purine cao như sữa, kem, bơ, mỡ lợn hay cả từ các loại đồ uống như trà, cà phê, nước giải khát có chứa caffeine… tự nhiên cơ thể bạn sẽ có nhiều axit uric.
Axit uric được bài tiết qua nước tiểu và một phần nhỏ được bài tiết qua phân. Do đó khi axit uric tích lũy ở một mức độ nhất định, nó sẽ không chỉ gây ra bệnh gout mà còn gây tổn thương thận mãn tính. Các bệnh nhân có nồng độ axit uric cao có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận và tiết niệu.
Theo thống kê, con số bệnh nhân bị nhiễm axit uric cao ở Trung Quốc đã lên tới 180 triệu người và con số này không có dấu hiệu dừng lại. Và con sống người mắc ở trên thế giới cũng đang có dấu hiệu gia tăng.
Cảnh báo đối với những người có axit uric cao, 3 tín hiệu xuất hiện trong cơ thể cho thấy thận đã bắt đầu bị tổn thương:
Khó tiểu
Khi axit uric tích tụ trong cơ thể con người ở một mức độ nhất định, các tinh thể urat sẽ được tạo ra và một số sỏi nhỏ giống dễ dàng thải ra nước tiểu. Nếu sỏi axit uric lớn hơn sẽ tích tụ trong thận, gây ra đau bụng và biến chứng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu. Tại thời điểm này, sẽ có chứng khó tiểu và đi tiểu thường xuyên và sẽ có tăng bọt nước tiểu, xuất hiện máu khi đi tiểu do có một lượng nhỏ hồng cầu trong nước tiểu.
Đau khớp
Như chúng ta biết rằng thận là nơi axit uric được chuyển hóa và nó sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi có vấn đề về thận, axit uric trong cơ thể sẽ tiếp tục tăng và sẽ kèm theo bệnh gout. Nồng độ axit uric tăng cao, lắng đọng trong khớp sẽ gây đau đớn. Nó thường xuất hiện ở khớp ngón chân cái, trên cổ tay, mắt cá chân, khuỷu tay, đầu gối…
Hơn nữa, y học Trung Quốc nói: Nếu thận đủ khỏe, xương người sẽ được nuôi dưỡng tốt và xương phát triển tốt. Tuy nhiên, khi thận có vẻ bị suy yếu, cơ thể có nguy cơ bị loãng xương và các khớp đau đớn.
Đau thắt lưng
Video đang HOT
Theo nghiên cứu lâm sàng, tín hiệu rõ ràng của suy thận sẽ xuất hiện ở thắt lưng. Nếu những người có axit uric cao thấy rằng vùng thắt lưng của họ thường đau không có lý do. Bởi vì vùng thắt lưng là vị trí của thận, bởi vậy khi thận bị tổn thương, thắt lưng sẽ xuất hiện những cơn đau bất thường. yếu dần hoặc axit uric tiếp tục tăng, gây viêm thận và nhiễm trùng sỏi thận. Nếu muộn nó có thể khiến chức năng lọc cầu thận suy giảm, và rất dễ dấn đến suy thận.
Cảnh báo những thói quen ăn uống gây hại cho thận:
Ngày ngày ăn hàng quán, đi nhậu nhiều
Nhiều người vì công việc họ thường xuyên phải tiếp khách trên bàn nhậu. Và khi tiếp khách họ thường nạp vào người rất nhiều bia, rượu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trung bình hơn 15 gram rượu mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout gấp đôi so với người bình thường.
Ngoài ra những người hay có thói quen ăn quá mặn, thường xuyên ăn nhiều muối, dầu… sẽ làm tăng gánh nặng cho thận ảnh hướng đến việc bài tiết axit uric và tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Thường xuyên ăn món canh bổ dưỡng
Nhiều người đã quen với việc ăn cơm kèm với các loại súp bởi nó giúp tăng vị giác, ngon hơn và dễ ăn hơn, tuy nhiên cách ăn này làm tăng nguy cơ bị axit uric cao.
Một số loại súp đặc biệt là nước dùng và súp hải sản, có chứa một lượng lớn purin. Những người thích ăn lẩu, thường xuyên uống nước dùng với rất nhiều chất đạm, dễ gây tăng axit uric cao, dẫn đến bệnh gout.
Ít uống nước, thích thức đêm
Cho dù đó là do công việc áp lực cao hay có thời gian rảnh rỗi, nhiều người đã quen với thói quen nghỉ ngơi phản khoa học là thức quá khuya. Đêm thực sự là thời gian để mỗi cơ quan trong cơ thể tự sửa chữa và khôi phục nguồn cung cấp máu. Nếu bạn vẫn làm việc vào thời điểm này, nó sẽ làm cơ thể bị quá tải, chất độc trong cơ thể không được đào thải ra ngoài hoàn toàn.
Ngoài ra, nếu bạn uống ít nước, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, các chất thải không thể thải ra và axit uric trong máu sẽ tăng mạnh.
“3 điều cần kiểm soát” chúng ta cần tuân thủ để điều chính lượng axit uric trong cơ thể:
Kiểm soát giấc ngủ
Giấc ngủ ngon cũng giúp điều chỉnh axit uric. Một khi thiếu ngủ, rất dễ khiến quá trình chuyển hóa các chất purine trong cơ thể bị rối loạn, và axit uric không thể thải ra kịp thời, có ảnh hưởng nhất định đến axit uric. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận, không có lợi cho việc bài tiết axit uric.
Kiểm soát thời gian cơ thể ở trạng thái tĩnh
Ngồi trong một thời gian dài sẽ dẫn đến việc giữ nước và natri trong cơ thể. Dễ gây phù và dẫn đến lưu lượng máu kém, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và bài tiết axit uric. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng xác suất của các cơn gout ở những người ngồi 1 chỗ nhiều hơn 8 tiếng/ngày tăng lên rất nhiều. Do đó, dù bận rộn đến đâu, bạn cũng phải chú ý kiểm soát, không nên ngồi lâu, hãy đứng dậy và di chuyển cứ sau 45 phút.
Kiểm soát chế độ ăn uống
Ăn ít hải sản (cua, tôm, hàu…), các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…) bởi đó là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh gout. Lượng thịt đỏ nạp vào cơ thể trung bình hàng ngày nên được kiểm soát trong vòng 50g.
Vitamin C có thể được sử dụng để điều trị bệnh gút?
Vitamin C có thể mang lại lợi ích cho những người được chẩn đoán mắc bệnh gút vì nó có thể giúp giảm axit uric trong máu.
Tại sao giảm axit uric trong máu tốt cho bệnh gút?
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), bệnh gút (gout) là do quá nhiều axit uric trong cơ thể. Vì lý do này, bất cứ điều gì có thể làm giảm lượng axit uric trong cơ thể sẽ có tác động tích cực đến bệnh gút.
Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh gút. Ảnh: Internet
Vitamin C có làm giảm axit uric không?
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C có thể giúp giảm axit uric trong máu, có thể bảo vệ chống lại bệnh gút, tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn.
- Một nghiên cứu được khảo sát trên gần 47.000 nam giới trong suốt thời gian 20 năm cho thấy những người dùng bổ sung vitamin C có nguy cơ mắc bệnh gút thấp hơn 44%.
- Một nghiên cứu năm 2008 trên gần 1.400 nam giới chỉ ra rằng nồng độ axit uric trong máu thấp hơn đáng kể ở những người đàn ông tiêu thụ nhiều vitamin C hơn so với những người tiêu thụ ít hơn.
- Một phân tích tổng hợp năm 2011 của 13 nghiên cứu khác nhau cho thấy trong khoảng thời gian 30 ngày uống bổ sung vitamin C làm giảm đáng kể axit uric máu, so với giả dược đối chứng không có tác dụng điều trị.
BV Mayo Clinic của Mỹ chỉ ra rằng mặc dù bổ sung vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chứng minh được mức độ nghiêm trọng hoặc tần suất của bệnh gút bị ảnh hưởng bởi vitamin C, theo Healthline.
Những thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị bệnh gút
Theo Viện Quốc gia về các bệnh viêm khớp, cơ xương và da (NIAMS) ở Hoa Kỳ, nguy cơ mắc bệnh gút có thể giảm bằng cách hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều purine như:
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn và thịt cừu
- Hải sản: Cá ngừ, cá mòi và động vật có vỏ (như nghêu, sò, ốc, cua,...)
- Các loại thịt nội tạng: Thận, gan
CDC cũng khuyên bạn nên hạn chế ăn, uống: bia, rượu, thực phẩm có đường và đồ uống có đường.
Cùng với việc tránh các thực phẩm có hàm lượng purine cao, chúng ta có thể tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây và rau quả, chẳng hạn như: bông cải xanh, bắp cải, dưa lưới, súp lơ, bưởi, trái kiwi, ớt đỏ và xanh, dâu tây.
Ngoài việc thêm vitamin C vào chế độ ăn uống của bạn, CDC gợi ý việc tiêu thụ cả cà phê và cherry (quả anh đào) có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gút, theo Healthline.
Những sai lầm nguy hiểm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay Rau muống là thực phẩm phổ biến trong mâm cơm của nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn rau muống đúng cách. Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can,...