Đại sứ Mỹ: Trung Quốc lợi dụng COVID-19 gây hấn, dọa dẫm các nước trên Biển Đông
Mỹ lên án hành vi lợi dụng của Trung Quốc việc các nước đang tập trung chống dịch để thúc đẩy những hành động phi pháp và khiêu khích trên Biển Đông.
Xung quanh vấn đề Biển Đông, trả lời PV VOV, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho rằng, Mỹ rất quan tâm về diễn biến gần đây trên Biển Đông, khi Trung Quốc liên tục có những hành động khiêu khích và gây mất ổn định, an ninh trong khu vực.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.
- Đại sứ đánh giá như thế nào về những hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông?
Chúng tôi tin tưởng rằng, tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cần tập trung vào cuộc chiến chống COVID-19. Đây là một công việc cấp thiết và rất quan trọng. Việt Nam rất chủ động và minh bạch trong vấn đề này, các bạn đang làm rất tốt công việc của mình và Mỹ rất tự hào được làm đối tác của Việt Nam.
Chúng tôi rất cảm kích trước nỗ lực khống chế dịch bệnh của Việt Nam cũng như những đóng góp của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, thông qua việc gửi hàng triệu trang thiết bị y tế, khẩu trang tới nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ.
Việt Nam cũng hợp tác với Mỹ trong việc chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ y tế sang Mỹ và Mỹ cũng cam kết sẽ hỗ trợ các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam chiến đấu chống COVID-19.
Chúng tôi cam kết cung cấp hơn 500 triệu USD tiền viện trợ cho các quốc gia trong khu vực, trong đó có 5 triệu USD dành cho Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, đây chính là công việc trọng tâm mà các nước trong khu vực cần tập trung giải quyết.
Thật không may, Trung Quốc đang có một quan điểm khác, chúng tôi kịch liệt phản đối và lên án Trung Quốc lợi dụng việc các nước trong khu vực đang tập trung chống dịch để thúc đẩy những hành vi phi pháp và mang tính khiêu khích ở Biển Đông.
Thay vì cùng tham gia tập trung chống dịch COVID-19 với các nước khác, Trung Quốc trong vài tháng qua đã tiến hành nhiều hành vi khiêu khích gây bất ổn trong khu vực như đâm chìm tàu cá của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, điều các tàu ra dọa dẫm tàu các nước khác cũng như tuyên bố thành lập các khu hành chính mới ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc cũng đã thiết lập “các trạm nghiên cứu đại đương” trên đá Subi và đá Chữ Thập (2 trong số các thực thể bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành các đảo nhân tạo ở Biển Đông – PV).
Đây không phải là những hành vi thể hiện thiện chí đối tác cũng như có thể giúp Trung Quốc nhận được sự tin cậy trong khu vực. Tôi muốn nhắc lại quan điểm đã nêu ở trên, Mỹ kịch liệt lên án và phản đối những hành vi khiêu khích của Trung Quốc khi lợi dụng tình hình dịch bệnh để thúc đẩy những hành vi phi pháp và hiếu chiến hòng đạt được những yêu sách phi lý.
- Trong 2 tuyên bố trước, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đều nhắc tới việc Trung Quốc lợi dụng đại dịch và kêu gọi nước này cần kiềm chế gây bất ổn để tập trung chống dịch COVID-19. Nhưng lần này, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ đã công khai kêu gọi các nước khác buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này. Vậy cụ thể Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Như các bạn đã biết, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đều đã ra tuyên bố lên án hành vi lợi dụng việc các nước tập trung chống dịch để thúc đẩy những yêu sách phi pháp của Trung Quốc.
Chúng tôi cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là mọi quốc gia trong khu vực cần lên tiếng phản đối hành vi này của Trung Quốc. Trong hai tuyên bố được nêu ở trên, tôi muốn nhấn mạnh tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo trong đó nêu bật 2 yếu tố quan trọng.
Thứ nhất là tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và mối quan hệ đối tác với Việt Nam. Thứ hai, tôi cho rằng, tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng nhấn mạnh đến sức mạnh của mối quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ.
Trung Quốc tìm mọi cách chèn ép và dọa dẫm các nước láng giềng để đạt được yêu sách phi lý “đường 9 đoạn”. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink
Một điều rất rõ ràng là Mỹ, Việt Nam và rất nhiều đối tác khác trong khu vực chia sẻ tầm nhìn chung về việc giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình và sẽ làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.
Đây là cam kết của chúng tôi đối với khu vực, với các bên có trách nhiệm và với các đối tác, trong đó có Việt Nam.
Như tôi đã nhiều lần đề cập, chúng ta cần xây dựng một Việt Nam thịnh vượng và độc lập và tôi cho rằng, đây là một trong những cam kết quan trọng cần được nhấn mạnh vào thời điểm này.
Chúng tôi kêu gọi mọi quốc gia tin tưởng vào những nguyên tắc và giá trị nêu trên cần lên tiếng mạnh mẽ. Đó chính là lý do Mỹ đang khuyến khích các quốc gia cùng phản đối các hành vi sai trái của Trung Quốc và rất nhiều đối tác và bạn bè của chúng tôi đã làm như vậy.
Tôi được biết, Việt Nam đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về những hành vi khiêu khích của Trung Quốc. Philippines cùng rất nhiều đối tác khác trong khu vực như Australia và Nhật Bản cũng đã làm như vậy.
Mục tiêu của chúng ta là nhấn mạnh điều quan trọng nhất trong thời điểm này chính là cần có các biện pháp thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng trong khu vực trong khi tập trung ứng phó với COVID-19 chứ không phải những bước đi có thể làm mất ổn định trong khu vực.
- Quan điểm của Mỹ về vấn đề Biển Đông là bất di bất dịch, rằng Mỹ tôn trọng quyền tự do đi lại, tự do thương mại trên biển. Việc Trung Quốc phớt lờ các cảnh báo cho thấy những nỗ lực trong việc duy trì hòa bình trên Biển Đông luôn luôn bị đe dọa?
Tôi cho rằng, hành vi của Trung Quốc đang đe dọa đến hòa bình trong khu vực. Những hành vi mới nhất của Trung Quốc chỉ là một phần trong chuỗi dài những hành vi khiêu khích của Trung Quốc trong suốt thời gian qua.
Hành vi khiêu khích của Trung Quốc không những không tạo dựng được niềm tin với các quốc gia mà còn tác động tiêu cực đến sự thịnh vượng và ổn định trong khu vực. Trong khi Trung Quốc tìm mọi cách như chèn ép và dọa dẫm các nước láng giềng để đạt được yêu sách phi lý “đường 9 đoạn”, thì Mỹ và các quốc gia trong khu vực lại có cách tiếp cận khác.
Chúng tôi tin tưởng vào một khu vực tôn trọng luật pháp quốc tế, chúng tôi tin tưởng vào môt khu vực trong đó các nước yếu không bị nước mạnh chèn ép và cùng tuân thủ một nguyên tắc chung. Các quốc gia tin tưởng vào việc tuyên bố chủ quyền dựa trên luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không.
Video: Tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm yau cá Việt Nam trên Biển Đông
Vào năm 2017, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Việt Nam, ông đã có bài phát biểu quan trọng tại Đà Nẵng, trong đó Tổng thống nhấn mạnh tầm quan trọng của một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Đây cũng chính là tầm nhìn mà chúng tôi muốn chia sẻ với các đối tác đặc biệt là những đối tác ổn định, tự chủ và mạnh mẽ như Việt Nam.
Chúng tôi tin tưởng rằng, cùng với nhau chúng ta sẽ tạo dựng được một khu vực tự do về thương mại và đầu tư, quản trị tốt cũng như đảm bảo được quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như có các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp.
Tôi tin tưởng rằng, các bạn sẽ được chứng kiến Mỹ tiếp tục duy trì chính sách lâu dài và bền vững trong khu vực trong đó có việc hỗ trợ đảm bảo an ninh hàng hải và giúp các quốc gia trong khu vực hiểu được những gì đang diễn ra cũng như tăng cường năng lực phòng vệ. Điều này cũng giúp đóng góp cho việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.
- Xin cảm ơn ông!
Trung Quốc ngang ngược lập 2 huyện quản lý Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam
CGTN đưa tin chính phủ Trung Quốc vừa phê chuẩn thành lập 2 huyện quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 18/4, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đưa tin về 2 huyện vừa được thành lập là Tây Sa và Nam Sa.
Tây Sa và Nam Sa là cách Trung Quốc dùng để gọi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam.
2 huyện này trực thuộc cái được gọi là "thành phố Tam Sa" được Trung Quốc dựng lên từ tháng 7/2012 nhằm thực hiện kế hoạch kiểm soát Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo CGTN, Tây Sa sẽ quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và các vùng biển xung quanh, chính quyền huyện này đặt ở đảo Phú Lâm (thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam).
Trong khi đó, Nam Sa quản lý quần đảo Trường Sa cũng như các vùng biển xung quanh và chính quyền huyện này đặt trên đá Chữ Thập.
Đảo Phú Lâm và đá Chữ Thập đều là các thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc bồi đắp trái phép.
Video: Gạc Ma - bài học chủ quyền trên biển Đông
Bất chấp mùa dịch COVID-19, Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang các hành động ngang ngược trên Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần lên tiếng chỉ trích động thái triển khai các thiết bị quân sự trái phép của Trung Quốc tại các đảo Bắc Kinh bồi đắp và xâm lấn trái phép thuộc Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo trên Biển Đông này.
Ngày 26/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nhấn mạnh: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam".
SONG HY
Việt Nam và Mỹ ký thỏa thuận phát triển kinh tế trị giá 42 triệu USD Bộ Kế hoạch Đầu tư cùng Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) hôm 15/4 ký thỏa thuận trị giá 42 triệu USD nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam. Về thỏa thuận vừa được ký, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cho biết: "Thỏa thuận này thể hiện cam kết không ngừng của...