Đặc sản tôm “say rượu”, khách yếu tim không dám “động đũa” ở Trung Quốc
Những con tôm nước ngọt được rửa sạch, tẩm ướp với loại rượu đặc trưng cho đến khi “say mềm” rồi được làm chín bằng cách châm lửa đốt, tạo thành đặc sản “hút khách” nổi tiếng ở xứ Trung.
Tôm “say rượu” được xem là món ăn thách thức sự can đảm của thực khách ở Trung Quốc. Đây cũng là món nhậu khoái khẩu được cánh mày râu ở đất nước tỷ dân say mê. Sở dĩ món ăn có tên gọi độc đáo như vậy là bởi cách chế biến “có một không hai” từ loài hải sản quen thuộc này.
Được biết, đặc sản tôm “say rượu” của người Trung Quốc có thành phần nguyên liệu chính là tôm nước ngọt. Tùy từng nơi mà người ta chọn các loại tôm khác nhau nhưng ngon và được ưa chuộng nhất vẫn làm tôm he.
Tôm “say rượu” là món ăn được ưa chuộng ở Trung Quốc bởi hương vị lạ miệng và cách chế biến “có một không hai” (Ảnh: Sohu).
Theo người dân địa phương, tôm he có quanh năm nhưng tháng 9 là thời điểm tôm đạt hương vị thơm ngon nhất với lớp vỏ cứng vừa phải, thịt chắc và ngọt thanh. Vào mùa, loài tôm này cũng được bán với giá cao hơn rất nhiều so với bình thường nhưng vẫn hút khách tìm mua.
Để chế biến món ăn độc đáo này, người ta đem rửa sạch tôm, cắt bỏ bớt phần râu dài và càng cứng nhọn. Ở một số nơi, tôm còn được thả vào chậu nước sạch, thay nước liên tục trong 2 – 3 ngày để tôm đào thải hết chất bẩn từ trong cơ thể ra ngoài.
Sau khi làm sạch, tôm còn tươi sống được thả vào một bát lớn hoặc nồi đất rồi tưới rượu mạnh trực tiếp lên trên. Người Trung Quốc thường sử dụng loại rượu Thiệu Hưng nổi tiếng có nồng độ cồn khoảng 50 độ giúp món ăn thơm ngon, đậm vị hơn.
Để món ăn ngon nhất, người Trung Quốc thường chọn tôm he có kích thước nhỏ, vị ngọt thanh (Ảnh: Sina).
Tôm được rửa sạch, đem rưới với loại rượu khoảng 50 độ cho say mềm rồi tẩm ướp cùng một số gia vị khác (Ảnh: inf.news).
Ngoài rượu, các đầu bếp còn cho thêm một số gia vị khác như gừng, tỏi tươi, hành lá thái nhỏ để khử mùi tanh của tôm. Sau đó nêm nếm với muối, xì dầu, dấm và đường theo lượng vừa ăn, phù hợp khẩu vị và yêu cầu của thực khách.
Video đang HOT
Khi tôm bắt đầu “say rượu”, chúng sẽ giãy giụa. Điều này cũng giúp rượu và các gia vị ngấm đều vào tôm hơn. Ở công đoạn này, người ta chú ý dùng nắp đậy lại để tránh tình trạng tôm bật nhảy ra ngoài.
Chờ khoảng 15 phút cho tôm tái mềm, thẩm thấu các loại gia vị, người ta tiếp tục châm lửa đốt rượu trong khoảng 20-30 giây, đủ để lớp vỏ tôm chuyển sang màu hồng hoặc đỏ gạch khá hấp dẫn. Việc làm chín tôm bằng nhiệt độ vừa phải, trong thời gian hợp lý giúp tôm không mất đi độ ngọt tự nhiên mà vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon khó cưỡng.
Tôm sau khi “say rượu” được làm chín bằng cách châm lửa đốt trong khoảng 20-30 giây để lớp vỏ chuyển sang màu hồng nhạt hoặc đỏ tươi (Ảnh: Pinterest).
Đặc sản tôm “say rượu” có thể thưởng thức trực tiếp hoặc ăn kèm nước chấm chua ngọt sánh quyện đặc trưng. Những thực khách từng thưởng thức đặc sản này cho biết, nên ăn ngay để cảm nhận được trọn vẹn vị ngọt thanh của tôm và hương thơm say nồng của loại rượu Thiệu Hưng nổi tiếng.
Nhiều thực khách thích ăn tôm sống ngay khi vừa tưới rượu mạnh. Họ cho rằng, cách thưởng thức này giúp tiêu hóa dễ dàng hơn mà vẫn giúp tôm giữ nguyên được độ ngọt và thơm (Ảnh: Best10travel).
Thay vì làm chín do đốt bằng lửa, những con tôm vẫn cựa quậy khi đưa vào miệng không chỉ có hương vị đậm đà mà còn mang đến cho thực khách cảm giác đặc biệt (Ảnh: The Munch Bunch).
Nhiều người dân “sành ăn” ở Trung Quốc cho biết, món “ tôm say rượu” ngon và đặc biệt nhất khi được thưởng thức lúc tôm còn tươi, bật nhảy tanh tách. Thay vì làm chín bằng lửa, người ta thích ăn tôm tươi sống khi mới tưới rượu lên. Chờ tôm vừa đủ “say”, mềm thì thưởng thức.
Cách ăn này giúp thực khách có thêm trải nghiệm mới lạ khi cảm nhận con tôm đang ngọ nguậy trong khoang miệng mình. Tuy nhiên, nhiều người thưởng thức lần đầu chưa quen hoặc yếu tim có thể “sốc”, kinh hãi hay chẳng dám “động đũa” với món ăn “độc nhất vô nhị” này.
Tôm “say rượu” có mùi thơm và vị ngọt thanh là món ăn trứ danh của người Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thực khách cần cẩn trọng với việc thưởng thức hải sản khi chưa được chế biến kỹ càng. Điều này dễ gây nguy cơ dị ứng hoặc ngộ độc cao. Vậy nên thay vì ăn tôm tươi sống, thực khách nên làm chín chúng bằng rượu để đảm bảo an toàn.
Khám phá hai món ăn đặc sản của vùng Đông Bắc, Trung Quốc
Đông Bắc Trung Quốc hay còn gọi là "Vùng Mãn Châu của Trung Quốc" bao gồm các địa phương Hắc Long Giang, Liêu Ninh và Cát Lâm. Đông Bắc Trung Quốc còn gọi là Quan Đông vì trước đây, từ miền này muốn vào vùng Hoa Bắc phải đi qua Sơn Đông Quan trên dãy Vạn Lý Trường Thành.
Ngoài khám phá cảnh quan thiên nhiên, nếu bạn chưa thưởng thức ăn hai món này thì không thể công nhận là đã biết đến ẩm thực của vùng Đông Bắc.
(1) Bún thịt hầm giò heo
Bún thịt hầm giò heo là một trong những đại diện của ẩm thực vùng Đông Bắc, là nét ẩm thực đặc trưng của vùng Đông Bắc.
Thành phần: lòng heo, thịt heo, hành lá, gừng, hạt tiêu, hoa hồi, muối, rượu nấu ăn, nước tương nhạt, nước tương đen, đường phèn
Các bước thực hiện như sau:
1. Bụng heo cắt miếng nhỏ, cho nước vào nồi đun sôi, cho bụng heo vào, hớt bọt, vớt bụng heo ra, rửa lại bằng nước sạch;
2. Cắt gừng và hành lá thành từng phần để sử dụng sau;
3. Sau khi dầu trong nồi nóng, cho hành lá, gừng, tiêu, hoa hồi vào phi thơm, cho thịt ba chỉ vào xào chín đều;
4. Cho rượu nấu ăn, nước tương đen, đường phèn vào xào đến khi có màu;
5. Thêm lượng nước thích hợp để ngập bụng heo, sau đó chuyển sang lửa nhỏ và đun trong một giờ;
6. Rửa sạch bún không ngâm mềm, để bún vào nồi cho thấm vị nước dùng;
7. Cho miến vào nồi, đậy vung, đun ở lửa lớn, tiếp tục đun ở lửa nhỏ khoảng 15 phút.
(2) Dapi Đông Bắc
Dapi Đông Bắc, đây là một món ăn quen thuộc, mềm mịn, dai, người lớn và trẻ nhỏ đều có thể tự làm tại nhà.
Nguyên liệu: 2 thìa tinh bột khoai lang, ớt đỏ, dưa chuột, bắp cải, tép tỏi
Gia vị: tiêu, mè, dầu ăn, dầu mè, dầu ớt, nước tương nhạt, giấm, muối, đường
Các bước thực hiện như sau:
1. Cho 2 thìa tinh bột khoai lang vào bát lớn, thêm ít nước, khuấy đều;
2. Lấy đĩa phẳng, quét một lớp dầu phộng lên đĩa để chống dính cho đĩa, đổ một ít nước hồ tinh bột vào đĩa;
3. Cho nước vào nồi, sau khi nước sôi, cho chảo phẳng vào hấp cho đến khi nước tinh bột trở nên trong suốt;
4. Lấy một chậu sạch khác, cho nước lạnh vào rồi cho tấm lột vào, khi gặp nước lạnh sẽ bong ra;
5. Chuẩn bị các dải đã bóc và cắt để sử dụng sau này;
6. Băm nhỏ dưa leo, tiêu và bắp cải, xếp ra đĩa trang trí;
7. Điều chỉnh bát nước chấm: Hòa tan vừng với một ít nước nóng, cho xì dầu nhạt, giấm, muối, đường, dầu vừng vào trộn đều;
8. Cho ít dầu vào nồi, phi thơm tiêu trên lửa nhỏ để dậy mùi thơm, vớt tiêu ra, cho ớt và tỏi băm vào phi thơm trên lửa nhỏ để dậy mùi thơm, để riêng;
9. Cho vỏ vào giữa đĩa rau, rưới nước sốt mè và dầu tỏi ớt lên trên và dọn ra đĩa.
Làm thử món tôm "say rượu" vừa tươi vừa ngọt, ai ăn cũng nhớ Trung Quốc, món tôm say rượu được tìm thấy trong rất nhiều nhà hàng và bữa ăn hằng ngày của người dân. Người ta xem đây là một đặc sản rất riêng ở Trung Quốc và khuyến khích khách du lịch nên ăn thử. Cách làm món tôm "say rượu" vừa tươi vừa ngọt Loài tôm trong món ăn này chủ yếu là...