Đa phần giáo viên mua giáo án để nộp, ai mua để dạy không xứng làm Thầy!
Giáo án theo khuôn mẫu đang dần trở thành “gánh nặng” trên vai giáo viên, khi phương pháp dạy học đã không còn bó buộc nhưng vẫn phải nộp giáo án đúng quy định.
Chỉ cần vài phút lướt trong các hội nhóm về giáo dục trên mạng xã hội, chúng ta dễ dàng bắt gặp hàng loạt những bài viết rao bán giáo án.
Trong khi giáo án vốn là sản phẩm trí tuệ của giáo viên, đáng lẽ phải mang tính cá nhân hóa, thì hiện nay, lại đang được bày bán một cách công khai, thậm chí, cần bao nhiêu cũng có, với “quy mô công nghiệp”.
Sử dụng những “bản sao” giáo án giống hệt nhau, liệu có đạt được hiệu quả giáo dục giống nhau?
Thực trạng mua bán giáo án online vẫn sôi động trên mạng xã hội. (Ảnh: chụp màn hình).
Thầy Nguyễn Văn Khánh (Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã có cuộc trao đổi thẳng thắn về vấn đề này.
Phóng viên: Thưa thầy, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã tạo điều kiện cho giáo viên được sáng tạo trong dạy học. Tuy nhiên, vẫn tồn tại giáo án theo hình thức “khuôn mẫu”, trở thành “gánh nặng” cho giáo viên. Thầy có thể chia sẻ gì về điều này?
Thầy Nguyễn Văn Khánh: Theo nghĩa đen, giáo án là phương án dạy học của giáo viên. Mà nguyên tắc đầu tiên của dạy học là phải đúng đối tượng. Có nghĩa là, để đạt được cùng yêu cầu dạy học thì giáo viên ở các địa phương, các trường lớp khác nhau phải có cách dạy học khác nhau. Vì sao như vậy? Vì học sinh của họ khác nhau, điều kiện để dạy học khác nhau.
Chính vì thế mà giáo án là bài soạn của cá nhân. Soạn thế nào để dạy học đạt được yêu cầu mà chương trình giáo dục phổ thông mới đã quy định là được. Cùng một kiến thức khoa học cốt lõi, nhưng việc tổ chức dạy học khác nhau sẽ góp phần phát triển phẩm chất và năng lực một cách khác nhau
Chẳng hạn, với một bài học về hệ tuần hoàn. Cô giáo thứ nhất sẽ thuyết trình bằng miệng, cách dạy này giống như “nhét chữ vào mồm học trò, rồi bắt nuốt”, học trò nào trí nhớ tốt thì có thể nhớ và nhắc lại.
Cô giáo thứ hai có thể mang một con ếch lên lớp, mổ cho học trò xem (có thể đặt camera để chiếu lên máy chiếu cho cả lớp cùng quan sát), cách này sẽ khiến học sinh nhận thức tốt hơn.
Video đang HOT
Cô giáo thứ ba có thể tổ chức cho học sinh thực hiện mổ theo cá nhân, học sinh nhận thức kiến thức tốt hơn, đồng thời còn rèn được kỹ năng thực hành.
Cô giáo thứ tư có thể tổ chức thực hành theo nhóm, giống như một kíp mổ, các học sinh sẽ vừa có kỹ năng, vừa có sự phối hợp nhịp nhàng, phát triển được năng lực giao tiếp, hợp tác…
Có thể góp phần giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc tổ chức hoạt động mổ ếch với mức độ hướng dẫn đầy đủ hay không. Như vậy, với mỗi cách dạy của từng giáo viên, ứng với một giáo án khác nhau.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chỉ quy định về yêu cầu cần đạt, không quy định “cứng” nội dung, thời lượng trong mỗi bài dạy. Thời lượng mỗi bài dạy như thế nào thì giáo viên phải căn cứ vào mức độ nhận thức của học sinh và điều kiện dạy học cụ thể mà phân bổ cho thích hợp.
Vậy, giáo án giống nhau là điều không tưởng!
Thầy Nguyễn Văn Khánh luôn trăn trở: “Chúng ta làm giáo dục để khơi dậy sự sáng tạo của trẻ hay chúng ta chủ trương giáo dục để tạo ra lớp người robot?”. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Phóng viên: Trước nay, vẫn có tình trạng mua bán giáo án, thậm chí, các “chợ giáo án” online vẫn hoạt động rất sôi động. Thầy có thể phân tích nguyên nhân chủ yếu do đâu?
Thầy Nguyễn Văn Khánh: Tại sao câu chuyện về giáo án lại “kinh khủng” đến thế? Một phần là do áp lực phải hoàn thành nhiều loại giấy tờ, sổ sách, biểu mẫu nên một bộ phận giáo viên thường không tự soạn giáo án theo khuôn mẫu mà tìm mua giáo án về nộp cho xong, còn dạy thì có thể theo cách riêng của mình.
Đa phần giáo viên mua giáo án về chỉ để nộp. Còn đối với những người mua giáo án về để dạy theo thì không xứng đáng làm thầy, họ chỉ là những “thợ dạy” thôi… Bởi, giáo viên nào dạy theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà lấy giáo án của người khác dạy thì khó có thể thực hiện được các yêu cầu của chương trình.
Tại sao hàng triệu giáo viên phải “cúi đầu” chạy theo một mẫu giáo án? Để rồi mọc ra vô số chợ giáo án bán buôn nhộn nhịp? Giáo dục đang đi về đâu? Các cấp quản lý giáo dục có nhận thức được sự nguy hại của thực trạng này không?
Chúng ta làm giáo dục để khơi dậy sự sáng tạo của trẻ hay chúng ta chủ trương giáo dục để tạo ra lớp người “robot”?
Phóng viên: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh, đối với môn Ngữ văn cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu để hướng tới tinh thần học thật, thi thật. Có thể liên tưởng thế nào đến câu chuyện giáo án “mẫu” của giáo viên, thưa thầy?
Thầy Nguyễn Văn Khánh: Bài văn mẫu không có tội, tội là do chúng ta quá lạm dụng chúng.
Có những áng văn rất hay, chúng ta có thể đọc để chiêm ngưỡng, để thấy được cái hay mà học hỏi, chứ không phải cuối cùng lại lấy bài đó để “mô-li-phê” đi, mang về làm của mình.
Lạm dụng như vậy lâu dần thành thói quen tiêu cực. Nếu giáo viên là những “thợ dạy” theo giáo án “mẫu”, không dám cho điểm những bài văn sáng tạo; thi cử theo kiểu tái hiện kiến thức, văn thầy lại trả lại cho thầy thì đừng nghĩ đến chấm dứt văn mẫu.
Phóng viên: Vậy, thưa thầy, có giải pháp nào để loại bỏ những giáo án theo khuôn mẫu và những hệ lụy từ chúng?
Thầy Nguyễn Văn Khánh: Chất lượng dạy học được quản lý bởi Hiệu trưởng nhà trường, các cấp quản lý. Nhiều khi chúng ta quản lý chất lượng nhà trường còn mang nặng tính hình thức. Tại sao lại có thể quản lý như vậy? Đó một phần là do thói quen hình thức cứng nhắc đã tồn tại nhiều năm.
Muốn dẹp bỏ những tiêu cực này, phải trả quyền cho giáo viên được tổ chức dạy học cho phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh và điều kiện thực tiễn. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông mới, Hiệu trưởng/các cấp quản lý giáo dục có thể kết hợp kiểm tra thường xuyên hay kiểm tra đột xuất để giám sát chất lượng dạy học. Đừng cứng nhắc “đóng đinh” quản lý qua mấy trang giáo án.
Muốn thay đổi, phải thay đổi đồng bộ từ tư duy của người quản lý, phải quản lý bằng khối lượng, chất lượng hoàn thành công việc, yêu cầu cần đạt đối với học sinh, chứ không phải đi kiểm tra những trang giáo án.
Tưởng tượng, một người mẹ nuôi hai đứa con, có thể cho khẩu phần ăn giống nhau cũng không thể phát triển giống hệt nhau. Mà khi đi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ không căn cứ vào khối lượng thức mà căn cứ vào các tiêu chí về sức khỏe để đánh giá sự phát triển… Tương tự như vậy, đối với quản lý giáo viên, cũng cần quản lý chất lượng đầu ra.
Nếu được có tiếng nói lên Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi đề nghị Bộ cần chỉ đạo các cấp quản lý thực hiện đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chương trình đã rất “mở”, cho phép giáo viên dùng nhiều phương pháp để học trò tiếp cận với nội dung kiến thức, không nên áp giáo viên vào những trang giáo án “khuôn mẫu”.
Hãy thực hiện đúng tinh thần khai phóng của chương trình giáo dục phổ thông 2018, không quản lý một cách hình thức, máy móc.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn thầy!
Sức hấp dẫn của công nghệ 4.0 với giáo dục
Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ, đột phá của những công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (gọi tắt là công nghệ 4.0) đã góp phần kết nối, xóa nhòa mọi khoảng cách và thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của xã hội từ kinh tế, văn hóa, đời sống lao động sản xuất, nhất là với ngành giáo dục.
Ứng dụng CNTT đã giúp các tiết học dễ hiểu và sinh động hơn. (Ảnh chụp trước ngày 27-4-2021).
Công nghệ 4.0 được ứng dụng trong dạy, học đã đem lại hiệu quả cao cho ngành giáo dục và cán bộ, giáo viên. Trước đây, các thầy cô giáo phải cặm cụi viết từng trang giáo án, rồi học thuộc lòng trước khi lên lớp giảng bài, nhưng tính thuyết phục cũng không cao. Từ khi được soạn bài trên máy tính, bài giảng của thầy cô thuyết phục hơn vì có thể khai thác, lựa chọn nhiều tư liệu trên mạng internet. Khi lên lớp, giáo viên không chỉ minh họa bằng ngôn từ mà còn có các hình ảnh, video,... vô cùng sinh động, giúp học sinh tiếp thu bài giảng nhanh chóng và sâu hơn. Nhiều giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phù hợp với đặc trưng của từng môn học. Chẳng hạn một tiết học về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, ngay từ hoạt động "vào bài", giáo viên chiếu một video ngắn giới thiệu về tác giả Nguyễn Du. Hay khi dạy về "Ca Huế trên sông Hương", giáo viên chiếu cho các em xem video giới thiệu về cố đô Huế, nghe một vài giai điệu dân ca Huế, hoặc xem các đạo cụ và trang phục biểu diễn của các ca công... Những hình ảnh trực quan sinh động trong các bài học đã để lại ấn tượng sâu sắc cho học sinh.
Một ví dụ khác, trước đây, nhiều thầy cô giáo phải loay hoay trong thư viện tìm kiếm tranh ảnh, bản đồ,... để minh họa cho bài giảng. Giờ đây chỉ cần bật máy tính, gõ vào công cụ tìm kiếm là giáo viên có tất cả kho tư liệu, hình ảnh,... vô cùng sống động và phong phú. Qua thư viện điện tử, giáo viên được tham khảo nhiều giáo án và tài liệu hay, giúp cho việc tự học, tự nghiên cứu đạt hiệu quả tốt.
Từ khi ứng dụng CNTT, thầy cô soạn giáo án điện tử rất thuận lợi, giờ dạy có tính tương tác cao hơn. Nghe giảng, học sinh tích cực chủ động trao đổi, tham gia các hoạt động, đáp ứng được mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học: Lấy học sinh làm trung tâm. Phần luyện tập trong tiết học không còn buồn tẻ khi học sinh được tham gia các trò chơi trí tuệ mà vui nhộn theo hướng học mà chơi, chơi mà học, đã tạo sự hào hứng, phấn chấn cho tinh thần người học. Kết thúc tiết học giáo viên chiếu sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức và củng cố bài học cho các em.
Trên thực tế, tất cả các môn học đều có thể ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy và học, nhất là môn học Ngoại ngữ. Trong môn học này, khi áp dụng CNTT, học sinh được nghe, luyện nói theo phát âm chuẩn của người nước ngoài, được thực hành nhiều bài tập trên máy tính, được tham gia các trò chơi để củng cố bài học, khắc sâu kiến thức ngay trên lớp học.
Do CNTT phát triển nên giáo viên đã sử dụng máy trợ giảng trong quá trình dạy học. Thầy, cô giáo vừa giữ được sức khỏe, học sinh lại nghe rõ được bài dạy. Nhiều trường học đã lắp camera trong các phòng học để ban giám hiệu nhà trường quản lý, đánh giá chất lượng giáo viên, còn phụ huynh thì có thể thường xuyên theo dõi được hoạt động của con em mình trên lớp. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh khi chọn trường mầm non cho con đã lựa chọn những trường học có gắn camera trong lớp học.
Nhờ có CNTT, giúp cho hoạt động quản lý và lưu tài liệu của nhà trường hiệu quả hơn. Ban giám hiệu các nhà trường đã ứng dụng CNTT để triển khai công việc tới giáo viên, giảm bớt thời gian cho việc họp hành. Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm sử dụng CNTT để liên lạc thường xuyên với phụ huynh qua phần mềm VnEdu, mạng xã hội, sổ liên lạc điện tử. Thông tin được cập nhật nhanh, đầy đủ nhất, đạt hiệu quả cao nhất mà lại đỡ mất thời gian cho giáo viên khi phải viết sổ liên lạc như trước đây. Khi CNTT chưa được ứng dụng trong giáo dục, vào thời điểm cuối kỳ hoặc cuối năm, thầy cô "sợ" nhất là phải cập nhật vào sổ điểm viết tay, vừa mất thời gian, vừa không chính xác. Giờ đây các sổ điểm điện tử đã giúp cho giáo viên thuận lợi hơn trong việc hoàn thành và tổng kết điểm nhanh chóng, chính xác.
Năm học 2020 - 2021, để chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho triển khai học trực tuyến trên internet. Hình thức học này vừa đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19, vừa giảm chi phí và thời gian cho giáo viên. Khi học, giáo viên không chỉ học lý thuyết mà còn trực tiếp xem được phần thực hành cụ thể sinh động. Sau mỗi phần học lý thuyết lại có bài tập thực hành trắc nghiệm và tự luận giúp giáo viên khắc sâu kiến thức đã học...
Tuy nhiên, kỷ nguyên công nghệ 4.0 cũng gây ra không ít khó khăn cho giáo viên, phụ huynh khi việc quản lý học sinh, con em mình trước những thông tin ngoài luồng trên mạng internet. Không ít phụ huynh học sinh đã phải đau đầu, khổ sở khi con nghiện game, bỏ bê việc học hành. Điều này đòi hỏi nhà trường và gia đình phải biết cách khai thác, hướng dẫn và quản lý các em sử dụng CNTT trong học tập để nâng cao chất lượng của giáo dục.
Ứng dụng CNTT vào dạy, học và các hoạt động khác ở nhà trường luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, không phải ở trường học nào cũng được sử dụng CNTT rộng rãi vì những khó khăn về tài chính. Vì vậy, thay vì chờ đợi sự đầu tư của Nhà nước, nhiều trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự hỗ trợ của các nhà tài trợ và phụ huynh, chung tay góp sức, trang bị cho nhà trường các thiết bị công nghệ mới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục.
Soạn giáo án bài Vợ chồng A Phủ theo mẫu 5512 dài 23 trang, có cách nào rút gọn? Giáo viên nên xem Kế hoạch bài dạy theo Công văn 5512 như một mẫu giáo án tham khảo thì việc soạn bài sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Ngày 18/12/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, đưa ra mẫu giáo án...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim Trung Quốc cực hay nhưng "đứt gánh" vì thẩm mỹ đuổi khán giả: "Cặp sừng" nhấn chìm nhan sắc nữ chính, bị mỉa mai "cổ trang Y2K"
Phim châu á
23:25:17 10/04/2025
NSND Thanh Lam khoe cháu ngoại, Quách Thu Phương U50 vẫn gợi cảm không ngờ
Sao việt
23:01:17 10/04/2025
Lời tự sự của ca sĩ Hoàng Bách
Nhạc việt
22:55:09 10/04/2025
'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn' Kiều Chinh đóng phim thế nào ở tuổi U90?
Hậu trường phim
22:42:44 10/04/2025
Chia buồn với 3 con giáp đón chờ 2 ngày cuối tuần (12-13/4) khá sóng gió, cảm xúc tiêu cực vây quanh, vận xui đeo bám, tiểu nhân quấy phá dễ mất hết tiền của
Trắc nghiệm
22:19:08 10/04/2025
Yamal đi vào lịch sử Champions League
Sao thể thao
22:08:59 10/04/2025
Xét xử nhóm làm thị thực 'chui' xuất cảnh sang châu Âu để thu Euro
Pháp luật
22:08:12 10/04/2025
Tiết lộ gây sốc về Kim Soo Hyun khiến netizen hoảng hốt: "Sao khán giả Hàn Quốc lại ám ảnh với..."
Sao châu á
21:55:47 10/04/2025
Trung Quốc gửi thông điệp mới tới Mỹ
Thế giới
21:22:28 10/04/2025
Justin Bieber và vợ cố gắng hàn gắn hôn nhân
Sao âu mỹ
21:19:25 10/04/2025