Đà Lạt và những điều giữ chân thực khách
Vài năm trở lại đây, Đà Lạt trở thành điểm du lịch thu hút lượng khách trong và ngoài nước thuộc top 3 trên toàn quốc. Với nét trầm buồn bao phủ,
Đà Lạt khiến khách ghé thăm yêu mến và lưu luyến cho những chuyến hội ngộ tiếp theo. Đáp ứng nhu cầu và lưu lượng phồn thịnh như ngày nay, Đà Lạt đã phát triển văn hoá ẩm thực theo một lối rất đặc thù. Các bạn đã ghé qua bao nhiêu địa điểm bên dưới đây rồi.
Bánh ướt lòng gà
Bánh ướt trở thành món ăn phổ biến và khá quen thuộc với mọi người. Mặc dù mỗi vùng miền sẽ có cách chế biến và khẩu vị khác nhau, nhưng không thể phủ nhận sự mới lạ, hấp dẫn mà chỉ riêng bánh ướt ở Đà Lạt mới có. Hương vị thịt gà thả vườn giòn dai, bánh ướt thơm mùi bột gạo kết hợp với nước mắm chấm cay nồng sẽ không nhầm lẫn vào đâu được.
Gạo làm bánh là loại gạo tẻ được trộn thêm chút bột năng cùng khoai mì tạo độ thơm và dẻo. Thịt gà thường chọn lựa kỹ lưỡng từ gà nuôi vườn để có thịt chắc và không dai. Để tránh mùi tanh, lòng gà sau khi sơ chế sẽ được ướp sơ qua với chút gia vị cùng hành tỏi. Thông thường, bánh ướt lòng gà thực ra không phải chỉ ăn riêng với lòng gà mà đó chính là sự kết hợp giữa lòng heo và thịt gà xé phay trộn gỏi.
Nếu như trước đây, món bánh ướt lòng gà được phục vụ như một bữa điểm tâm sáng hoặc bữa nhẹ giữa trưa thì nay đã bán từ sáng sớm đến đêm muộn để phục vụ du khách với giá bình dân. Không chỉ hấp dẫn khách du lịch, bánh ướt lòng gà còn là món khoái khẩu, ăn hoài không chán với người dân Đà Lạt.
Bánh bèo chén Đà Lạt mang một hương vị rất đặc trưng, bột gạo pha chút bột lọc nên miếng bánh trong và dai hơn; có độ dính một cách vừa phải. Mặc dù có nguồn gốc từ miền Trung nhưng bánh bèo chén Đà Lạt có một hương vị rất riêng biệt. Cũng với lớp bánh dẻo dai vừa miệng, nhưng phần nước dùng tôm thịt được làm sệt sệt, một ít da heo chiên giòn, hành phi và mỡ hành trên cùng, thêm một chút nước mắm pha theo công thức riêng, sự kết hợp hoàn hảo này tạo nên một món ăn thơm ngon khó cưỡng. Bánh bèo Đà Lạt lúc nào cũng nóng hổi, thơm dẻo, vị bùi của đậu phộng và vị bùi bùi của của nhân ăn rất bắt miệng. Tại một vài quán, bạn có thể ăn cùng chả cây, được gói hấp trong lá chuối.
Bánh căn là một trong số ít các món ăn được xem là “item” của Đà Lạt. Những người Đà Lạt sống lâu năm cho hay bánh căn thực chất không phải đặc sản của Đà Lạt. Loại bánh này phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ. Theo thời gian thì du nhập vào Đà Lạt. Bánh ngon nhất khi ăn nóng, hợp với thời tiết se lạnh nên được biết đến như là đặc sản.
Người bán nhóm lò lúc trời vừa hửng sáng hoặc khi chập choạng tối, và công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu đã làm kỹ càng trước đó. Bánh có hình dáng gần giống bánh khọt ở các tỉnh phía Nam nhưng cách làm hoàn toàn khác. Nếu như bánh khọt dùng phương pháp chiên để làm chín bột thì bánh căn lại nướng.
Làm bánh căn phải có khuôn đúc bằng đất nung, có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn. Ở Đà Lạt, bánh thường được đúc với thịt bò, trứng gà hoặc trứng cút, ăn kèm với thường ăn kèm với nước mắm pha loãng, tỏi, ớt và xoài xanh băm nhỏ.
Nếu đã đến Đà Lạt nhưng chưa thử qua bánh căn thì đó là một thiếu sót lớn đối với khách du lịch.
Lẩu gà lá é
Video đang HOT
Lá é là một loại cây được xem là đặc sản của những tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đặc biệt nhất đó chính là tỉnh Phú Yên. Loại lá này có hương nhu, nếu ăn sống sẽ có vị chua chua chát chát thường được kết hợp chế biến với rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Nhưng khi nhúng vào nồi lẩu gà rồi vớt ra ăn ngay khi còn tái, bạn sẽ cảm thấy vị bùi bùi, hơi the the ở miệng.
Một nồi lẩu gà lá é gồm nửa con gà ta chặt, bún hoặc mì, nấm sò, măng củ thái quân cờ. Do nguyên liệu là gà ta, nên thịt chắc, ngọt; kết hợp với nước dùng cay dịu của ớt hiểm và lá é đã tạo nên một món ăn dễ ăn, giàu dinh dưỡng, tạo cho thực khách cảm giác lạ miệng khi thưởng thức.
Bánh tráng nướng từ lâu đã được biết đến là món ngon nức tiếng ở xứ sở sương mù. Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu đời tại nhiều vùng miền khác nhưng đến với Đà Lạt, bánh tráng nướng lại mang một màu sắc hoàn toàn mới lạ, ghi điểm tuyệt đối trong lòng thực khách.
Bánh tráng có lớp vỏ bánh giòn tan. Vỏ bánh được nướng trên bếp than, phết thêm một lớp trứng, sau đó lần lượt cho các nguyên liệu mỡ hành phi thơm, thịt gà hoặc bò, xúc xích và phô mai. Bánh được xoay tròn đều tay trong 1 phút là chín tới, thơm nức mũi.
Với nhu cầu và sự đa dạng, bánh tráng nướng có thể được phân chia nhiều loại: về vỏ bánh có thể nướng giòn hoặc dẻo; kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt gà xé, khô bò, xúc xích, ruốc, trứng cút, phô mai, bơ…
Cũng như Sài Gòn, bánh tráng nướng chỉ là một món ăn vặt với giá bình dân, được bày bán rất phổ biến; thậm chí, bạn có ngồi tại nhà và đặt mua qua ứng dụng điện tử. Nhưng với Đà Lạt, bánh tráng nướng là phải thưởng thức trong khí trời se lạnh, ngồi cạnh lò than ấm, vừa trò chuyện cùng bạn bè, vừa nhấm nháp vài chiếc bánh tráng cùng sữa đậu nành mới đúng điệu.
Kem bơ
Đứng đầu trong danh sách này không thể bỏ qua món kem bơ “huyền thoại” làm nên một phần văn hoá ẩm thực Đà Lạt. Vị ngậy của bơ kết hợp cùng với vị ngọt thơm lừng của dừa hoặc sầu riêng, hòa với chút kem vani trắng muốt tan dần trong miệng, chắc chắn sẽ khiến cho thực khách “điêu đứng”.
Kem bơ ở Đà Lạt luôn có hương vị nguyên chất từ thiên nhiên, những quả bơ sáp được lựa chọn kĩ lưỡng, hoà quyện cùng với sữa tươi và vanilla, một chút whipping cream tạo nên vị béo béo bùi bùi hấp dẫn. Một số nơi rắc thêm dừa nạo, hạnh nhân rang vàng hoặc đậu phộng rang giã nhuyễn.
Với thành phần dinh dưỡng chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe như: vitamin A, E… hàm lượng cao chất béo không bão hòa và chất xơ cao, bơ rất tốt cho tim mạch, ổn định đường huyết, giảm mỡ trong máu. Hơn nữa, bơ tốt cho người bệnh tiểu đường, làm đẹp da và tóc.
Danh sách trên vẫn chưa liệt kê đầy đủ tất cả những đặc sản có tại thành phố Đà Lạt. Còn rất nhiều điều thú vị khác tạo nên nét văn hoá đặc thù của vùng đất này đang chờ bạn trải nghiệm. Hãy cùng Monngon.vn kiểm chứng và bổ sung thêm vào danh sách này nhé.
Gợi ý ăn sáng ngon miệng ở Đà Lạt
Mỗi lần vi vu Đà Lạt, tôi không quên thưởng thức các món ngon vào sớm mai. Đó như cách tiếp năng lượng cho ngày mới ở thành phố sương mờ.
Ẩm thực phố núi mời gọi thực khách với vô vàn món ăn hấp dẫn như bánh căn, bánh ướt lòng gà, lẩu gà lá é, sữa chua phô mai... Thưởng thức các món nóng trong tiết trời se lạnh, ngắm phố phường thức giấc là trải nghiệm đáng thử khi đến Đà Lạt.
Dưới đây là các quán ăn sáng ngon mà tôi có dịp trải nghiệm trong chuyến đi Đà Lạt vừa rồi.
Bánh căn xíu mại Cây Bơ
Bánh căn là món ăn không thể bỏ qua trong hành trình khám phá ẩm thực Đà Lạt của tôi. Nằm ngay dưới gốc cây bơ trên đường Tăng Bạt Hổ, tiệm bánh này là địa chỉ quen thuộc của nhiều thực khách phố núi.
Tôi đến quán vào sáng sớm, thời điểm tiệm vừa mới mở cửa. Không gian ăn uống khá hẹp, thoạt nhìn không có gì nổi bật. Tuy nhiên, những chiếc bánh căn nóng hổi, vàng giòn, kết hợp với nước chấm đậm vị chính là điểm níu chân thực khách.
Ở đây, bánh căn chỉ có một loại nhân trứng. Bánh căn trứng cút lòng đào là "món ruột" của tôi mỗi khi đến quán. Những thực khách quen ăn bánh nhiều nhân như thịt bò, hải sản, tôi nghĩ đây không phải lựa chọn lý tưởng. Mỗi phần bánh căn đồng giá 35.000 đồng.
Linh hồn của món ăn nằm ở nước chấm. Hỗn hợp gồm nước mắm hoặc mắm nêm, pha thêm mỡ hành, sa tế, mang đến vị đậm đà, cay nồng, béo ngậy khó quên cho người lần đầu thưởng thức. So với những chỗ bánh căn tôi từng thử ở Đà Lạt, quán có nước chấm bắt vị, ăn ít ngán bởi viên xíu mại không quá béo, ngấy mỡ.
Cơm tấm Mộc
Vốn là món ăn đường phố quen thuộc của TP.HCM, cơm tấm ở Đà Lạt vẫn có sức hút riêng với nhiều tín đồ ẩm thực. Tiệm ăn trên đường Nguyễn Văn Trỗi là nơi tôi thường ghé mỗi khi nhớ hương vị ẩm thực Sài thành.
Tìm kiếm trên các trang ẩm thực Đà Lạt, đây không phải là địa chỉ ăn cơm tấm quá nổi tiếng. Thiết kế hiện đại, được bài trí gọn gàng là ấn tượng đầu tiên của tôi khi đặt chân đến quán.
Thực đơn tại đây chủ yếu là món cơm tấm sườn nướng kèm trứng ốp la, chả hay bì. Suất cơm không quá nhiều thịt nhưng khá chất lượng. Miếng thịt nướng mềm, thơm, thêm mỡ hành cùng tóp mỡ giòn tan lạ miệng và vài lát cà chua, dưa chuột tạo độ thanh mát.
Nước mắm sóng sánh, đủ vị chua, mặn, ngọt, khi ăn thực khách có thể thêm ớt chưng tạo độ cay. Mỗi phần cơm tấm sẽ có một chén canh rau ăn kèm.
Các món cơm có giá từ 45.000 đến 55.000 đồng. Một bữa sáng ngon, đủ no tại đây khiến tôi hài lòng. Tuy nhiên, điểm trừ là thời gian lên món khá lâu, tầm 40 phút.
Phở Uyên
Tôi tìm đến Phở Uyên trong một sớm se lạnh ở ngoại ô phố núi. Trải qua gần 3 thập kỷ, quán phở lưu giữ tinh túy ẩm thực Hà thành không gian gỗ mộc mạc cùng bảng hiệu vẽ tay xưa cũ. Đặt chân đến đây, tôi như ngược thời gian trở về Đà Lạt nhiều năm về trước.
Chủ quán Nguyễn Thị Thức (71 tuổi) chia sẻ: "Trước đây, tôi và ông xã cùng đi dạy, vấn đề kinh tế có chút trở ngại nên mới mở quán phở. Phở Uyên được đặt theo tên của con gái tôi".
Không chỉ là nơi ăn uống đơn thuần, phở Uyên còn gợi nhớ hình ảnh Đà Lạt xưa. Cô Thức cho biết tất cả bảng hiệu, màu sơn, các bức tranh của quán đều do chồng chọn và thiết kế. "Ông xã dù dạy ngoại ngữ nhưng có đam mê hội họa, muốn lưu giữ những kỉ niệm đẹp của Đà Lạt xưa", cô nói thêm.
Phở tại đây được nấu kiểu miền Nam, nước dùng đặc trưng bởi váng mỡ. Cọng phở mềm, chìm trong nước dùng thoảng hương thảo mộc. Bên trên là các loại thịt như bò tái, nạm, bò viên cùng hành lá, chút tiêu cay nồng.
Tôi được chủ quán gợi ý bát phở đặc biệt, gồm trứng chần, thịt bò, viên... Nước dùng thơm, đậm vị, tuy nhiên, lớp váng mỡ ngậy béo phía trên khiến tôi ăn không quen. Mỗi bát phở tại đây dao động 35.000-40.000 đồng.
Bún bò bốc khói Đoàn Viên
Trong một sớm lang thang trên đường Trần Phú, tôi dừng chân ở quán bún bò Đoàn Viên bởi bảng hiệu món ăn gây tò mò.
Đây là quán đầu tiên sử dụng loại đá tảng làm tô đựng bún bò ở Đà Lạt. Loại đá này được dùng nhiều ở Hàn Quốc vì thực phẩm trong tô sẽ giữ nóng lâu hơn bình thường.
Khác với hình dung của tôi về bún bò bốc khói, món ăn được bưng ra trong thố đá, tuy nhiên lại không phải kiểu "sôi sùng sục". Quán cho biết thực khách có thể dặn nhân viên chuẩn bị món ăn nóng hơn nếu muốn.
Điểm đặc biệt ở quán là gia vị ruốc được để sẵn trên bàn để thực khách nêm nếm theo khẩu vị. Bàn ăn được bài trí đầy đủ chả cây, các loại gia vị như mắm, sa tế... cùng sữa chua phô mai tráng miệng.
Bún bò ở đây có 2 kiểu là truyền thống (tô sứ) và hảo hạng (tô đá Hàn Quốc). Menu có nhiều hương vị cho bạn chọn lựa như bún bò gân, bắp, chả cua, giò heo, sườn bò, tủy bò... Tôi gọi một phần bún bò gân 45.000 đồng. Nước dùng thanh, những ai thích ăn đậm có thể thêm ruốc, nước mắm.
Sau khi ăn bún bò, tôi được thưởng trà hoa đậu biếc nóng miễn phí. Sau bữa sáng, tôi kết hợp khám phá nhiều điểm check-in trên tuyến đường này như nhà thờ Con Gà, ga Đà Lạt...
Bún Nga (Quán 77)
Phố ẩm thực Nguyễn Văn Trỗi tập trung nhiều hàng ăn ngon, đặc biệt là các món nước như bún, phở. Quán 77 nằm ở vị trí dễ tìm, được thực khách yêu thích bởi thực đơn ăn sáng đa dạng.
Chủ quán là người Đà Lạt, cho biết đã có 25 năm kinh nghiệm bán bún riêu. Bún riêu và bún bò là món ăn cố định của quán. Ngoài ra, menu thay đổi theo ngày, gồm nhiều món khác như bún măng vịt, miến gà, bò kho, mì Quảng...
Tôi gọi một bát bún riêu thập cẩm 40.000 đồng, đầy đủ giò, riêu cua, huyết, đậu, chả cây, cà chua... Phần ăn khá chất lượng với miếng khoanh giò và riêu cua to, nước dùng màu đỏ gạch đẹp mắt. Rau ăn kèm gồm bắp chuối, bắp cải bào sợi, giá...
Vừa ăn sáng, vừa ngắm đường phố Đà Lạt yên bình trong sớm mai là trải nghiệm khó quên với tôi.
Bánh mì xíu mại: Món ăn đánh thức buổi sáng của người Đà Lạt Đối với những ai đã từng đặt chân đến với thành phố hoa Đà Lạt, chắc hẳn đều bị mê hoặc bởi những món ăn ở nơi này. Đặc biệt là món ăn đánh thức vị giác vào mỗi buổi sáng của người Đà Lạt: Bánh mì xíu mại. Trong bản đồ du lịch Việt Nam, Đà Lạt vẫn luôn là điểm đến...