Cứu trẻ sinh non suy hô hấp nặng
Trẻ sinh non khi mới 35 tuần, nặng 2,4kg. Sau sinh, trẻ bị khó thở, khóc yếu, phản xạ kém, hạ thân nhiệt nên được chuyển lên tuyến trên cấp cứu.
Sau khi được cấp cứu, bệnh nhi đã ổn định. Ảnh: BVCC
Ngày 26/1, BV Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, các y bác sĩ của BV vừa cứu sống trẻ sơ sinh bị suy hô hấp, nhiễm khuẩn nặng do sinh non.
Trước đó, BV tiếp nhận trẻ sinh non tháng 35 tuần, nặng 2,4kg. Sau sinh, trẻ bị khó thở, khóc yếu, phản xạ kém, hạ thân nhiệt, đã được xử trí cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) rồi chuyển đến BV Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.
Sau khi nhập viện, các y bác sĩ thăm khám và chẩn đoán trẻ bị suy hô hấp nặng, nhiễm khuẩn nặng, sinh non tháng, cân nặng thấp, hạ thân nhiệt, nguy cơ tử vong cao. Ngay lập tức, trẻ được cấp cứu, đặt ống nội khí quản, thở máy. Tuy nhiên, do bệnh nhi mắc bệnh màng trong do phổi chưa phát triển hoàn chỉnh nên bác sĩ chỉ định bơm surfactant giúp phổi trưởng thành tốt hơn, kết hợp dùng kháng sinh, nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch.
Sau 6 ngày theo dõi và điều trị tích cực tại Đơn nguyên Hồi sức cấp cứu Nhi – Sơ sinh, bệnh nhi tiến triển tốt, được cai máy thở và tập ăn qua đường tiêu hóa, tình trạng nhiễm khuẩn cũng được cải thiện. Sau đó, bệnh nhi tiếp tục được chăm sóc đặc biệt, sau 16 ngày, sức khỏe trẻ đã ổn định, tự bú mẹ hoàn toàn, tăng cân tốt (từ 2,4kg lên 2,9kg) và được ra viện.
Những biến chứng nguy hiểm ở trẻ sinh non
Trẻ sinh non thường gặp nhiều bệnh lý như vàng da, suy hô hấp, nhiễm trùng, bệnh võng mạc do các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện.
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời quá sớm, trước 37 tuần của thai kỳ. Chúng có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và phải nằm viện lâu hơn những đứa trẻ sinh đủ tháng. Tùy thuộc vào thời điểm trẻ sinh ra, các chuyên gia chia thành nhiều giai đoạn:
- Sinh non muộn: sinh ra từ 34 đến 36 tuần của thai kỳ.
- Sinh non vừa: sinh từ 32 đến 34 tuần của thai kỳ.
Video đang HOT
- Rất non tháng: Sinh ra khi thai chưa được 32 tuần.
- Cực kỳ non tháng: sinh trước 25 tuần của thai kỳ.
Theo Mayo Clinic, trẻ sinh ra càng sớm càng dễ gặp biến chứng sức khỏe. Nhiều bé phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU).
Trẻ sinh non thường phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt vì cơ thể còn yếu. Ảnh: Healthline.
Em bé sinh non có thể có các triệu chứng rất nhẹ nhưng cũng có thể gặp biến chứng rõ ràng hơn.
Một số dấu hiệu của ở trẻ sinh non bao gồm kích thước nhỏ với đầu lớn không cân xứng, lông mịn bao phủ phần lớn cơ thể. Trẻ sinh non cũng có thân nhiệt thấp do cơ thể thiếu chất béo dự trữ. Sau khi sinh ra, trẻ bị thở khó, suy hô hấp, thiếu phản xạ bú, nuốt.
Những vấn đề sức khỏe ở trẻ sinh non
Dù không phải tất cả trẻ sinh non đều gặp biến chứng, sinh quá sớm có thể gây ra vấn đề sức khỏe ngắn hoặc dài hạn. Một số vấn đề liên quan sinh non có thể kéo dài suốt đời. Các vấn đề khác như khuyết tật trí tuệ hoặc kém phát triển có thể xuất hiện khi con bạn lớn lên và trong thời thơ ấu.
Thiếu máu
Tình trạng này xảy ra do em bé không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến phần còn lại của cơ thể. Thiếu máu có thể khiến lượng oxy và glucose (đường) trong máu của trẻ thấp, dẫn đến các cơ quan khó hoạt động bình thường.
Trẻ sinh non nằm trong NICU có thể bị thiếu máu vì chúng phải xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra sức khỏe. Chúng không thể tạo ra các tế bào máu mới đủ nhanh để thay thế những tế bào bị mất trong quá trình xét nghiệm máu. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu.
Suy hô hấp
Một trong những cơ quan chưa trưởng thành nhất của trẻ sinh non là phổi. Nếu sau khi sinh, trẻ có biểu hiện khó thở do phổi còn non nớt, các bé sẽ phải hỗ trợ hô hấp trong vài ngày đầu.
Phổi chưa trưởng thành có nhiều nguy cơ bị các biến chứng như rò rỉ khí (khí phế thũng hoặc tràn khí màng phổi), nhiễm trùng (viêm phổi), hoặc loạn sản phế quản phổi hoặc bệnh phổi mạn tính.
Nhiễm trùng
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sinh non, đặc biệt với những em bé còn rất nhỏ, là nhiễm trùng màng bao quanh thai nhi, hoặc viêm màng đệm. Nhiễm trùng này có thể truyền sang chính thai nhi.
Ngoài ra, do cơ chế bảo vệ chưa trưởng thành, nhiều trẻ được sinh ra trước khi truyền các globulin miễn dịch của mẹ qua nhau thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Các vấn đề thường gặp bao gồm nhiễm trùng huyết (toàn thân), viêm phổi, viêm màng não...
Trẻ sinh non thường bị suy hô hấp, nhiễm trùng, viêm phổi. Ảnh: Mother&baby.
Vàng da
Chứng bệnh này xảy ra do nhiều lý do làm tăng bilirubin. Bilirubin là chất chống oxy hóa có lợi cho con người, nhưng nếu hàm lượng vượt quá con số nhất định, nó có thể gây hại hệ thần kinh trung ương. Các nguyên nhân bao gồm gan chưa trưởng thành, dung tích hồng cầu ban đầu cao, không tương thích nhóm máu giữa mẹ và trẻ sơ sinh...
Xuất huyết não hoặc tổn thương chất trắng (bạch cầu)
Đây là biến chứng đáng sợ nhất ở trẻ sinh non. Xuất huyết não là hiện tượng chảy máu trong không gian chứa đầy chất lỏng (tâm thất) trong não. Nó thường xảy ra hơn ở những trẻ sinh cực kỳ non tháng (dưới 25 tuần) và có bệnh lý nghiêm trọng.
Viêm ruột nặng (viêm ruột hoại tử)
Đây cũng là biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sinh non. Nó là kết quả của việc không có đủ máu đến một khu vực khá rộng của ruột do tổn thương ở niêm mạc ruột có thể khá lớn, hoặc thậm chí trở thành lỗ thủng.
Bệnh võng mạc do sinh non (ROP)
Đây là bệnh về mắt xảy ra khi võng mạc của trẻ không phát triển đầy đủ trong những tuần sau khi sinh. Võng mạc là mô thần kinh nằm phía sau của mắt. ROP thường ảnh hưởng cả hai mắt. Hầu hết trẻ sơ sinh bị ROP là nhẹ và không cần điều trị. Nhưng khi bị ROP nặng, trẻ sơ sinh dễ mắc các vấn đề về thị lực hoặc thậm chí mù lòa.
Phụ nữ có tiền sử sinh non, mang đa thai dễ có nguy cơ chuyển dạ sớm. Ảnh: Todaysparent.
Các yếu tố rủi ro và dấu hiệu chuyển dạ sớm
Thông thường, nguyên nhân cụ thể gây sinh non không rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể khiến bà bầu chuyển dạ sớm như có tiền sử sinh non, sẩy thai hoặc phá thai nhiều lần, đa thai, khoảng cách giữa những lần mang thai dưới 6 tháng. Những người thụ tinh trong ống nghiệm, có vấn đề với tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai cũng dễ bị sinh non.
Lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá hoặc sử dụng ma túy bất hợp pháp cũng gây sinh non. Mẹ bầu bị thiếu cân hoặc thừa cân trước khi mang thai, bị huyết áp cao, tiểu đường dễ gặp biến chứng này.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), chuyển dạ sớm thường bắt đầu bất ngờ và không rõ nguyên nhân. Nó giống chuyển dạ thường, bao gồm các cơn co thắt sau 10 phút hoặc thường xuyên hơn; thay đổi dịch tiết âm đạo (dịch hoặc máu rỉ ra từ âm đạo); áp lực vùng chậu; đau lưng nhẹ, âm ỉ; đau quặn bụng có thể kèm theo tiêu chảy.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng trên, hãy gọi cấp cứu hoặc tới bệnh viện ngay lập tức.
Người phụ nữ bỏng nặng do ngã vào bếp lửa trong lúc lên cơn co giật Trong lúc lên cơn co giật vì động kinh, người phụ nữ không may bị ngã vào bếp lửa đang cháy lớn. Sau đó được người nhà đưa đi cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng, nguy kịch tính mạng. Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng. Ảnh: Lao động Ngày 25/1, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa...