Trời lạnh trẻ rất dễ bị cúm. Nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, trẻ dễ bị bội nhiễm dẫn đến các biến chứng viêm đường hô hấp nặng như: Viêm phổi, suy hô hấp …
Trẻ cần được tiêm vaccine phòng cúm mùa. Ảnh: TTXVN
TS.BS Đỗ Thiện Hải , Trưởng khoa Nội nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Thời tiết lạnh như hiện tại rất thuận lợi cho các loại virus, đặc biệt là virus cúm phát triển. Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp. Với trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, trẻ dễ bị bội nhiễm dẫn đến các biến chứng khác.
Biểu hiện chung của bệnh nhân cúm là: Sốt cao, có thể liên tục 39-40 độ, chảy nước mũi, ho, họng viêm đỏ, một số trẻ có viêm phế quản…
Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải , thông thường trẻ mắc cúm sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày, không cần phải nhập viện điều trị. Khi chăm sóc tại nhà, cha mẹ dùng thuốc hạ sốt cho trẻ và chỉ dùng thuốc paracetamol, nếu dùng các loại thuốc khác phải có chỉ định của nhân viên y tế. Hàng ngày cần vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác.
Trẻ chỉ phải nhập viện trong trường hợp cúm gây các biến chứng như: Viêm phổi, có tình trạng suy hô hấp , khó thở, mệt mỏi, viêm nhiễm đường hô hấp nặng; hoặc mắc cúm trên nền bệnh lý mạn tính; Với những trẻ có bệnh mạn tính như: Hen phế quản, viêm phế quản co thắt, tim mạch, khi nhiễm cúm có thể làm khởi phát một đợt bệnh mới.
Để phòng và chăm sóc tốt trẻ mắc cúm, BS. Đỗ Thiện Hải khuyến cáo: Khi trẻ mắc cúm, cha mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ tại nhà, điều trị triệu chứng bằng cách uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt đúng cách. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu nặng lên như: Sốt cao liên tục không hạ, mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu, đau đầu, buồn nôn… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi.
Đặc biệt, cha mẹ không nên tự tìm mua thuốc Tamiflu để điều trị cúm cho con. Tamiflu không phải là thuốc bắt buộc dùng điều trị cúm mà chỉ làm giảm sự nhân lên của virus; sau khi đủ liệu trình vẫn có thể còn virus trong đường hô hấp. Vì vậy, thuốc Tamiflu chỉ dùng cho ca đặc biệt nặng và dùng tại bệnh viện.
Để phòng cúm mùa, cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.
Trẻ cần được tiêm vaccine phòng bệnh cúm, đây là cách phòng bệnh hữu hiệu. Bên cạnh đó, cần tránh đưa trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện cúm để phòng bệnh.
Khi mang thai mắc cúm chớ chủ quan
Thời điểm giao mùa như hiện nay là điều kiện để virus cúm phát triển, lây lan gây bệnh và phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị lây nhiễm cúm hơn so với người bình thường.
Để tránh những biến chứng có thể xảy ra khi mắc ở phụ nữ mang thai, Ts.Bs Đào Thị Hoa, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương khuyến cáo: Trước hoặc trong thai kỳ, phụ nữ mang thai nên đi tiêm vaccine phòng cúm, không nên chủ quan trước tình trạng bệnh, đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý điều trị gây nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi.
Với thai nhi, ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khi thai nhi mới hình thành. Lúc này thai nhi khó có thể tiếp ứng được với sự tăng thân nhiệt của mẹ. với một số chủng virus cúm có thể khiến bé bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thủy tinh thể, sinh non, hoặc thai chết lưu...
TS.BS Đào Thị Hoa cho biết: Cúm là bệnh phổ biến, đa phần người mắc thường tự mua thuốc để uống. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, việc điều trị cúm không đơn giản và cần đặc biệt chú ý vì nếu phương pháp điều trị không phù hợp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
Với thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu, bệnh cúm có thể gây ảnh hưởng đến bất thường cấu trúc não, cấu trúc hệ thần kinh. Với người phụ nữ mang thai, khi nhiễm cúm mà không điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng lên rất nhiều, có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, bệnh lý nhiễm trùng toàn thân. Tăng nguy cơ dọa sẩy thai, thai lưu, dọa đẻ non, đẻ non.
Tuy nhiên, một số sản phụ lại cho rằng cúm là bệnh dễ khỏi nên có thể tự điều trị tại nhà. "Khi có triệu chứng cúm, nhiều phụ nữ mang thai chỉ nghĩ là cúm đơn thuần, có thể sau vài ngày là tự khỏi. Hoặc đi mua những loại thuốc thông thường để điều trị. Còn có những trường hợp được bác sĩ kê thuốc nhưng không uống vì sợ ảnh hưởng đến em bé" - Ts.Bs Đào Thị Hoa cho hay.
Bị cúm khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Với thai phụ khi bị cúm dễ gây biến chứng hơn so với người thường. Trong đó biến chứng dễ gặp nhất là viêm phế quản và viêm phổi. Các biến chứng nguy hiểm khác bao gồm tụt huyết áp, viêm tai giữa, viêm não, viêm màng não, viêm nội tâm mạc...
Nếu bị cúm trong khi mang thai, đặc biệt là những tuần đầu của thai kỳ các mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ để bác sĩ tư vấn và có hướng giải quyết kịp thời.
Bệnh cúm mùa là bệnh phổ biến xảy ra hàng năm, tại Việt Nam cúm mùa thường diễn ra vào mùa đông, xuân. Đây là loại bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp do virus cúm gây nên, bị cúm khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả người mẹ và thai nhi.
Cúm là một bệnh về đường hô hấp truyền nhiễm do virus gây nhiễm trùng mũi, họng và đôi khi là phổi. Nó có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng, và thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Triệu chứng của bệnh cúm có thể là sốt, ớn lạnh, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi... Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy.
Cúm lây lan qua chủ yếu bởi những giọt nhỏ được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người khỏe ở gần. Cách lây truyền ít thường xuyên hơn, đó là người bị cúm chạm tay vào các bề mặt hay vật dụng và sau đó người khỏe mạnh không biết chạm tay vào các vị trí đó rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của họ.
Tay chân miệng tăng nhanh, rửa tay là cách phòng bệnh quan trọng Hiện đã vào năm học mới, học sinh đến trường, dự báo số mắc tay chân miệng sẽ gia tăng tại các tỉnh, thành phố trọng điểm. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận 38.704 trường hợp mắc tay chân miệng...
Tin mới nhất
Cách giúp bạn tỉnh táo sau một đêm mất ngủ
21:32:42 25/02/2021
Một đêm mất ngủ có thể khiến bạn mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, mất tập trung và khó làm việc hiệu quả suốt ngày dài.
Bổ sung protein vô tội vạ sau khi tập gym, chàng trai bị viêm thận, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý
21:28:53 25/02/2021
Protein là chất rất quan trọng cần bổ sung khi tập gym hoặc vận động nhiều. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức, nó sẽ cực kỳ gây hại cho thận.
Gan xấu thì chân sẽ xuất hiện 3 vấn đề bất thường, nếu không có thì xin chúc mừng vì gan bạn vẫn ổn
21:26:28 25/02/2021
Gan là cơ quan hoạt động âm thầm trong cơ thể nên nhiều người không hề biết rõ tình trạng sức khỏe của cơ quan này lúc nào thì ổn, lúc nào thì không ổn. Dưới đây chính là 3 dấu hiệu ở bàn chân giúp bạn nhận biết cơ quan gan của mình.
Nỗi ám ảnh khi ngủ bị giật mình, nguyên nhân và cách khắc phục
19:46:03 25/02/2021
Giật mình khi ngủ là triệu chứng hoàn toàn bình thường, có đến 70% dân số thế giới từng gặp phải hiện tượng này.
Ngồi xuống đứng lên bị xây xẩm chóng mặt, cảnh báo mắc bệnh gì?
19:44:59 25/02/2021
Hầu hết trong chúng ta đều có ít nhất một lần gặp phải tình trạng đang nằm ngồi dậy, hoặc ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt, chóng mặt.
Uống nhiều trà hoa cúc có tốt không?
19:43:50 25/02/2021
Uống nhiều trà hoa cúc có tốt không?
Hà Tĩnh: 8 người nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn thịt bò thui
19:39:08 25/02/2021
8 người trong 2 gia đình ở thôn Khánh Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) có triệu chứng đau bụng, nôn, đi ngoài... phải điều trị với nghi vấn bị ngộ độc thực phẩm.
Trứng vịt lộn quá nhiều dinh dưỡng, lạm dụng có thể gây hại
17:02:35 25/02/2021
Từ lâu, trứng vịt lộn đã được coi là món ăn ngon, thuốc bổ quý. Tuy nhiên, việc ăn nhiều trứng vịt lộn, có thể sẽ khiến cho nguy cơ mắc các bệnh vàng da, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ... cao hơn.
Ăn ít để "rèn" dạ dày có thực sự giúp giảm cân?
17:02:32 25/02/2021
Quan niệm nhịn ăn, ăn ít liên tục trong một thời gian dài để giảm cân có thể dẫn tới tác dụng ngược là tăng cân, tăng tốc độ lão hóa và ảnh hưởng đến hormone, gây viêm loét dạ dày và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Cứu sống bệnh nhi 8 tuổi đa chấn thương, tróc da diện rộng do tai nạn giao thông
16:10:09 25/02/2021
Bệnh viện Nhi đồng thành phố (thành phố Hồ Chí Minh) vừa kết thúc 3 tháng điều trị thành công cho bệnh nhi 8 tuổi bị tai nạn giao thông đa chấn thương, tróc da diện rộng bằng phương pháp phẫu thuật ghép da.
Người đàn ông nhập viện cấp cứu vì vỡ vật hang
16:07:50 25/02/2021
Do gặp tai nạn, nam bệnh nhân bị chấn thương dương vật và được chỉ định mổ cấp cứu.
Biến chứng khi mắc Covid-19 khiến bé trai tại Mỹ phải cắt tứ chi
16:03:24 25/02/2021
Tình trạng của DaeShun Jamison là lời cảnh báo biến chứng nguy hiểm mà Covid-19 có thể gây ra cho trẻ em, nhóm bệnh nhân rất dễ bị tổn thương.
Đang nằm nghỉ, chàng trai 25 tuổi đột ngột bị ngừng tim
16:01:33 25/02/2021
Nam thanh niên 25 tuổi, tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh, làm nghề lái tàu biển, đang nằm nghỉ ở nhà trọ của gia đình khi đến Bệnh viện K thăm người bác thì đột ngột bị ngừng tim. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện K cấp cứu trong tình trạng t...
Cứu sống bệnh nhân vỡ gan nặng do TNGT mà không cần phẫu thuật
15:49:19 25/02/2021
Ngày 25/2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTW CT) cho biết, các bác sĩ bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân bị tai nạn giao thông vỡ gan phức tạp, đa chấn thương nặng mà không cần phẫu thuật.
Có phải ai cũng cần ngủ đủ 8 tiếng? Không ngủ đủ thì sao?
15:14:52 25/02/2021
Chúng ta thường được khuyên rằng ngủ đủ 7-8 tiếng vào ban đêm là điều quan trọng đối với mỗi người.
Khoa học phát hiện vì sao người trẻ lại tử vong vì Covid-19
15:12:33 25/02/2021
Mặc dù có sức khỏe cường tráng và không mắc bệnh nền nhưng nhiều người trẻ tuổi vẫn tử vong vì Covid-19. Một nghiên cứu mới đây đã giải thích nguyên nhân của hiện tượng này.
Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ trẻ chết vì bệnh tim mạch?
15:02:59 25/02/2021
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu - Chất lượng Chăm sóc và Kết quả Lâm sàng, một ấn phẩm của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, cho thấy trong khi tỷ lệ tử vong do ung thư giảm mỗi năm từ 1999 đến 2018 thì tỷ lệ tử v...
Kiểm soát nguy cơ lây nhiễm Covid-19 qua thực phẩm
15:01:24 25/02/2021
Theo WHO, để kiểm soát nguy cơ lây nhiễm khi đi chợ mua thực phẩm, cần thực hiện đầy đủ đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 1 m với những người khác, vệ sinh tay thường xuyên...
Bác sĩ nói 'ung thư, sống 9 tháng nữa', cụ ông sống thêm... 37 năm
14:56:55 25/02/2021
Khi bị chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, cụ ông Stamatis Moraitis được tiên lượng chỉ sống vài tháng. Tuy nhiên, cụ đã tiếp tục sống thêm 37 năm và qua đời ở tuổi 102.
9 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây tổn thương phổi
14:55:16 25/02/2021
Sau đây là những nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây tổn thương phổi mà bạn cần lưu ý.
Phải chăng đây là 'vũ khí bí mật' giúp một số người miễn nhiễm Covid-19?
13:15:11 25/02/2021
Các nhà khoa học khẳng định, hóa ra bị cảm lạnh thông thường - có thể giúp một số người khỏi bị nhiễm Covid-19, theo Mirror.
Đeo khẩu trang dù có lỡ nhiễm Covid-19 cũng không bị nặng nhờ lý do này
13:14:28 25/02/2021
Khẩu trang không chỉ là một công cụ phòng ngừa, mà độ ẩm trong khẩu trang cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của Covid-19, theo The Health Site.
Những trường đại học nào tiếp tục tạm dừng học tập trung?
12:24:42 25/02/2021
Nhiều trường đại học (ĐH) tại TP.HCM tiếp tục duy trì học trực tuyến thêm 1 đến 2 tuần của tháng 3-2021.
5 sai lầm phổ biến khiến nhiều người chọn salad giảm cân đều thất bại
12:18:45 25/02/2021
Salad rau củ quả không chỉ rất bổ dưỡng mà còn có tác dụng giảm cân. Nhưng nếu mắc phải những sai lầm sau đây nó có thể bị phản tác dụng.
Đau dây thần kinh số V - Cơn đau dữ dội như "chết đi sống lại"
12:18:41 25/02/2021
Cơn đau điển hình thường xuất hiện đột ngột, kéo dài vài giây cho đến một vài phút ở một bên mặt. Mức độ đau có thể rất dữ dội khiến cho người bệnh có cảm giác muốn tự vẫn để hết đau.
Đi ngoài phân sống là biểu hiện gì?
12:04:21 25/02/2021
Bạn đọc Viết Văn (ở TP Thủ Đức, TP HCM) hỏi: Tôi ăn uống rất vệ sinh nhưng thỉnh thoảng bị đi ngoài phân sống. Đây có thể là những biểu hiện bệnh gì, thưa bác sĩ?.
Ngáy to nguy hiểm
12:00:20 25/02/2021
Nếu tiếng ngáy không chỉ to mà còn nghe như thể bạn bị nghẹt thở, có thể là triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ.
Những người cần tiêm phòng cúm hàng năm
11:55:03 25/02/2021
Vaccine cúm chỉ có tác dụng phòng bệnh một năm; người trên 65 tuổi, trẻ dưới 5 tuổi, người mắc bệnh mạn tính... được khuyến cáo tiêm phòng hàng năm.
Bốn bệnh thường gặp ở lưỡi
11:51:06 25/02/2021
Viêm lưỡi, viêm lưỡi giữa hình thoi, lưỡi bản đồ, thiếu máu thiếu sắt ác tính là bốn bệnh lý thường gặp ở lưỡi.