Cứu sống kịp thời bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nguy kịch
Bệnh nhân hiện tỉnh táo, dấu hiệu sinh tồn ổn định, bụng mềm, không thấy xuất huyết tiêu hóa tái phát và dự kiến ra viện sớm.
Sáng 22/6, bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ Khoa Nội soi phối hợp bác sĩ Khoa nội Tiêu hóa đã cứu sống kịp thời bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa rất nặng khả năng tử vong cao, nhờ thực hiện kỹ thuật nội soi tiêu hóa can thiệp bằng clip kẹp cầm máu với thời gian 30 phút.
Bệnh nhân là ông Trần Hoàng V, sinh năm 1959, ở phường 6, thành phố Cà Mau. Theo người nhà, bệnh nhân có mổ nối vị tràng 10 năm trước đó và được nhập viện tại bệnh viện địa phương trong 2 ngày do nôn ra máu và tiêu phân đen lượng nhiều. Tuy nhiên, tình trạng xuất huyết tiêu hóa không được cải thiện, vượt khả năng chuyên môn nên chuyển đến bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân sáng 22/6.
Thời điểm nhập viện, bệnh nhân bứt rứt, da niêm nhợt nhạt, vã mồ hôi, tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, suy hô hấp. Các bác sĩ Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã nhanh chóng tiếp nhận và xử trí cấp cứu truyền dịch, truyền máu. Do bệnh nhân mất máu nhiều, suy hô hấp nặng nên được xử trí đặt ống thở và thở máy. Qua hội chẩn viện với nhiều chuyên khoa các bác sĩ thống nhất hồi sức tích cực đến khi tình trạng cho phép sẽ tiến hành nội soi can thiệp cầm máu cho bệnh nhân. Sau khi có kết quả nội soi các bác sĩ tiến hành can thiệp trong thời gian 30 phút, đã kiểm soát được tình trạng xuất huyết, tình trạng xuất huyết tiêu hóa cải thiện tốt, huyết áp ổn định, tình trạng toan chuyển của người bệnh cải thiện dần. Bệnh nhân ngưng thở máy và rút ống thở.
Video đang HOT
Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, dấu hiệu sinh tồn ổn định, bụng mềm, không thấy xuất huyết tiêu hóa tái phát, sinh hoạt gần như bình thường và dự kiến ra viện sớm.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Bồ Kim phương – Trưởng Khoa Nội tiêu hóa, Huyết học của bệnh viện cho biết, xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng là bệnh cấp cứu nội khoa và ngoại khoa, chiếm tỷ lệ khoảng 50% trong tất cả các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa trên, với tỷ lệ tử vong từ 6-13%. Do đó, bệnh nhân cần được đánh giá và điều trị sớm bao gồm các biện pháp hồi sức nội khoa, ổn định huyết động, đặc biệt vai trò của nội soi điều trị cầm máu./.
Cứu bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch phình vị dạ dày
Ca nội soi can thiệp thành công trong điều kiện người bệnh bị xơ gan mất bù có biến chứng xuất huyết tiêu hóa nặng kèm nhiều bệnh lý phức tạp.
Chiều 26/5, các y bác sĩ Khoa Nội II (Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng) cho biết vừa thực hiện can thiệp cầm máu thành công trường hợp vỡ búi phình tĩnh mạch ở dạ dày cho bệnh nhân H.T (77 tuổi, Đà Nẵng) và cho người bệnh xuất viện sau 5 ngày điều trị.
Ca nội soi can thiệp thành công trong điều kiện người bệnh bị xơ gan mất bù có biến chứng xuất huyết tiêu hóa nặng kèm nhiều bệnh lý phức tạp.
Các bác sĩ đơn vị Nội soi - Khoa Nội II đã tiến hành hội chẩn khẩn và đi đến quyết định nội soi can thiệp cầm máu cho người bệnh bằng cách tiêm chất keo sinh học histoacryl vào búi tĩnh mạch chảy máu.
Trước đó, Khoa Nội II - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng tiếp nhận ông H.T trong tình trạng nôn ra máu tươi lẫn bầm đen. Ông H.T cho biết: "Tôi đang nằm nghỉ bình thường thì bụng quặn lên, sau đó nôn ra máu, lượng máu nôn ra phải bằng nửa cái thau rửa mặt".
Sau khi thăm khám và thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng, các bác sĩ phát hiện ở phình vị dạ dày có một búi giãn tĩnh mạch, có dấu chảy máu, đồng thời xác định người bệnh có phình tĩnh mạch thực quản kèm trên nền bệnh lý xơ gan nặng, viêm gan B, đái tháo đường type II.
Các bác sĩ đơn vị Nội soi - Khoa Nội II đã tiến hành hội chẩn khẩn và đi đến quyết định nội soi can thiệp cầm máu cho người bệnh bằng cách tiêm chất keo sinh học histoacryl vào búi tĩnh mạch chảy máu. Trường hợp ông H.T vừa chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do xơ gan mất bù, rối loạn chức năng đông máu, tiên lượng dè dặt kèm nhiều bệnh lý phức tạp gây khó khăn cho ekip khi tiến hành can thiệp.
Với sự hỗ trợ của các đơn vị trong bệnh viện và đã có sự đầu tư chuẩn bị từ trước, ekip bác sĩ đã thực hiện can thiệp thành công trong thời gian ngắn, bệnh nhân ngừng chảy máu, không có biến chứng xảy ra trong quá trình can thiệp.
5 ngày sau can thiệp, ông H.T đã ổn định, không chảy máu, ăn uống được và xuất viện.
Bệnh nhân H.T ổn định sau 5 ngày can thiệp, ăn uống được và hiện đã xuất viện.
Được biết, xuất huyết do vỡ phình tĩnh mạch (tĩnh mạch thực quản, tâm phình vị dạ dày) là nguyên nhân chính gây ra chảy máu đường tiêu hóa trên ở người bệnh xơ gan (70% các trường hợp); 50% các trường hợp tử vong trong lần chảy máu lần đầu, đặc biệt là các trường hợp xơ gan mất bù.
Can thiệp biến chứng chảy máu ở bệnh nhân xơ gan mất bù bằng phương pháp nội soi tiêm keo sinh học điều trị búi giãn tĩnh mạch phình vị dạ dày, nội soi thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản là lựa chọn ưu việt, ít xâm lấn nhất, hiệu quả cao. Kỹ thuật can thiệp nội soi cho bệnh nhân trong trường hợp này tương đối phức tạp, bên cạnh sự hỗ trợ của trang thiết bị, đòi hỏi ekip thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao trong việc thực hiện kỹ thuật, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người bệnh, hạn chế và xử trí kịp thời biến chứng.
Theo các y bác sĩ, người có bệnh lý xơ gan khi có dấu hiệu chảy máu (đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu) cần khẩn cấp đến ngay cơ sở y tế tin cậy để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bé 2 tuổi ngất xỉu sau khi uống nhầm chất tẩy trắng giày dép Trẻ nhập viện trong tình trạng quấy khóc, ho, thở nhanh, nôn ra máu. Gia đình cho biết trẻ có uống nhầm chất tẩy trắng giày dép đựng trong vỏ chai nước. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận bệnh nhi 2 tuổi nhập viện do uống nhầm chất tẩy trắng giày dép. Theo gia đình...