Cuộc điện thoại tối muộn và ca ghép tạng đặc biệt được tập dượt 1 năm
Cuộc điện thoại lúc tối muộn 18/12/2024 khiến bác sĩ Nguyễn Thu Hương ( Bệnh viện Nhi Trung ương) khấp khởi nhưng không thể vui mừng ngay vì sợ lại hụt hẫng như bao lần…
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Hương là Trưởng khoa Thận và Lọc má.u. Đầu dây bên kia là Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia thông báo về người cho chế.t não: bệnh nhân 47 tuổ.i tại Bình Dương, cách Hà Nội chừng 1.700km.
Khấp khởi, hồi hộp cho lần đầu tiên
Vài giờ sau cuộc điện thoại, rạng sáng 19/12/2024, một ê-kíp bác sĩ Khoa Ngoại Tiết niệu lên đường vào Bình Dương để tham gia lấy tạng và tiếp nhận thận được hiến.
Nếu các chỉ số phù hợp để thực hiện ca lấy – ghép tạng, đây sẽ là ca ghép thận thứ 70 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, nhưng là ca ghép thận đầu tiên từ người cho chế.t não tại cơ sở này. Một dấu mốc quan trọng.
“Chúng tôi từng ‘tập dượt’ nhiều lần cho tình huống có tạng hiến từ người cho chế.t não nhưng tất cả đều hụt hẫng vì không thể nhận tạng phù hợp. Mỗi lần hụt hẫng là một đứ.a tr.ẻ bị từ chối trao hy vọng sống”, bác sĩ Hương chia sẻ. Vì thế, thông tin từ miền Nam báo các chỉ số phù hợp giữa người hiến – người nhận khiến thầy thuố.c phía Bắc vừa mừng rỡ, vừa hồi hộp.
Lập tức ê-kíp gây mê, phẫu thuật, các chuyên khoa Ngoại tiết niệu, Thận và Lọc má.u, Gây mê hồi sức, Hồi sức ngoại, Chẩn đoán hình ảnh, Ngân hàng má.u, Sinh hóa, Huyết học,… chuẩn bị phòng mổ, trang thiết bị, thuố.c men,… sẵn sàng “tham chiến” khi tạng về tới nơi.
Người nhận tạng là bé L.N.H (Hiệp Hòa, Bắc Giang). Ở tuổ.i 12, H. chỉ nặng 21kg, người nhỏ thó như lên 5. Anh L.T.P, bố bé, cho biết một ngày năm 2017, khi đang đi làm, anh nhận được cuộc gọi từ mẹ đẻ kể chuyện con gái thứ 2 của anh nôn nhiều, phải lên viện.
“Con nhận chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối, cả gia đình bàng hoàng”, anh P. nhớ lại.
Hành trình điều trị cho con gái bằng phương pháp lọc màng bụng bắt đầu từ đó, kéo dài suốt 7 năm. “Bé H. đã gặp các biến chứng suy thận biến dạng xương, chân có hình chữ X và có các biểu hiện lắng đọng canxi”, Tiến sĩ Hương cho biết.
Bé H. là trường hợp đầu tiên ở Bệnh viện Nhi Trung ương được ghép thận từ người cho chế.t não. Ảnh: BVCC
Video đang HOT
Căn bệnh khiến H. chưa một ngày trọn vẹn đến trường. Bé biết con chữ nhờ chị lớn thương em nên chỉ bảo. Bé cũng không thể chạy nhảy như chúng bạn.
Con bị bệnh, anh P. phải nghỉ làm, quẩn quanh từ nhà ra đồng để trông nom và ngày 4 lần giúp con lọc màng bụng tại nhà. “Ban đầu, tôi lóng ngóng lắm, được bác sĩ chỉ dẫn, tôi làm mãi rồi quen”, anh chia sẻ. Mỗi tháng, bố con anh lại lên Hà Nội tái khám một lần.
Song, lọc màng bụng chỉ là phương pháp điều trị thay thế tạm thời, vì hầu hết trẻ sẽ có biến chứng về tim mạch, huyết áp, thậm chí t.ử von.g. Tối ưu vẫn là ghép thận cho trẻ.
“Nhưng thận đâu, tiề.n đâu để ghép cho con hay phải đớ.n đa.u, mỏi mòn chờ cái chế.t đến với đứa con rứt ruột đẻ ra?”, vợ chồng người đàn ông 43 tuổ.i, 4 đứa con, nghĩ mãi nhưng đành bất lực.
Đầu năm 2024, anh P. từng nhận thông báo con anh có thể được ghép thận từ người cho chế.t não, nhưng rồi gia đình bên cho không thống nhất được, con gái anh dù đã chuẩn bị tất cả cho ca ghép, vẫn phải gắn sự sống với liệu trình lọc màng bụng mỗi ngày.
Lần này, anh P. nhận được cuộc gọi thông báo tương tự. “Vừa mừng vì cơ hội sống đến với con, vừa lo lại sợ lặp lại điều hụt hẫng lần trước. Tiề.n đâu để ghép cho con đây? Lần này, tôi không dám nghĩ xa xôi”, người bố tâm sự.
Ấn tượng, thách thức và hy vọng
Sáng sớm 19/12/2024, sau phút mặc niệm cúi đầu tri ân người chế.t não, các bác sĩ thực hiện lấy tạng ra. Thạc sĩ, bác sĩ Lê Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương, là người trực tiếp tham gia lấy tạng, nhớ như in hành trình đưa tạng từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ra sân bay Tân Sơn Nhất.
“Chuyên nghiệp đến mức chỉ mất 30 phút dù di chuyển trong khung giờ cao điểm nhờ lực lượng cảnh sát ‘rẽ sóng giao thông’ dẫn đường”, bác sĩ Dũng nói.
Khi lên máy bay, cả ê-kíp bác sĩ và thùng tạng được ưu tiên ghế “VIP” và chỉ mất 20 phút để di chuyển từ sân bay Nội Bài về Bệnh viện Nhi Trung ương, khi đồng hồ điểm 10h30. Ca ghép thận được triển khai.
|
Thận của bệnh nhân chế.t não 47 tuổ.i được đưa vào thùng bảo quản, di chuyển bằng máy bay đưa từ TPHCM ra Hà Nội để ghép cho b.é gá.i 12 tuổ.i. Ảnh: BVCC
“Để thực hiện ca ghép thận từ người cho chế.t não đầu tiên này, chúng tôi đã chuẩn bị cả một năm trời, mua thùng đựng tạng, chưa kể rèn luyện kỹ thuật từ hàng chục ca ghép thận từ người cho sống”, các bác sĩ nói.
Tổng cộng có khoảng 15 thầy thuố.c tham gia ca mổ. Điều khó khăn nhất đối với bác sĩ gây mê hồi sức là thời gian thiếu má.u cục bộ lạnh của quả thận được ghép kéo dài (do di chuyển), ảnh hưởng chức năng quả thận.
Ghép mạch má.u cũng là thách thức lớn trong ca mổ do mạch má.u người cho dày và cứng hơn. Do đó, trước khi ghép vào cho bệnh nhân 12 tuổ.i, chỉ nặng 21kg, bác sĩ phải cắt lọc, tạo hình khẩu kính lòng mạch vừa với kích thước mạch của em bé.
Nhưng quá trình chăm sóc hồi sức sau ghép mới là thử thách lớn nhất bởi nguy cơ thải ghép trong việc ghép thận từ người cho chế.t não cao gấp nhiều lần so với từ người cho sống.
Sau tuần đầu hậu phẫu tưởng như bình thường, tới ngày thứ 9, nước tiểu bé H. đột nhiên giảm dần, lập tức được đưa vào dấu hiệu cảnh báo của biến chứng thải ghép.
Chỉ định sinh thiết thận được đưa ra, đẩy nhanh kết quả giải phẫu bệnh để triển khai lọc huyết tương ngay trong đêm cho trẻ. Tổng cộng, bé được lọc huyết tương tới 6 lần, cùng các biện pháp khác để vượt qua biến chứng. Sau ghép thận, các biến chứng suy thận mạn dừng lại, bao gồm cả rối loạn chuyển hóa xương, giúp bé dần phát triển như trẻ bình thường.
Sau ghép thận, các biến chứng suy thận mạn của bệnh nhân H. đã dừng lại. Ảnh: BVCC
Cầm chặ.t ta.y con, nhìn con gái dần khỏe mạnh bình thường, mỗi ngày đều gọi điện về nhà mong chờ ngày được ra viện, lòng người cha như anh P. chưa thể tin đây là sự thật. Giờ này tháng trước, anh còn chưa biết xoay xở ra sao nếu con được ghép thận, kéo dài thời gian bên cha mẹ. Nay, gia đình 7 người của anh đã có thể yên tâm đón cái Tết đầu tiên sau 7 năm trời chỉ biết đến bệnh viện với niềm hi vọng hiu hắt.
“Người làm cha mẹ chỉ mong sao con được khỏe mạnh. Điều mong mỏi nhất của gia đình tôi là được biết một chút thông tin, được cúi đầu tri ân gia đình người đã hiến thận cho con gái tôi, cho cháu được sống cuộc đời bình thường”, anh P. bày tỏ…
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, có hàng trăm em nhỏ đang mỏi mòn chờ ghép thận nhưng số lượng ca ghép rất ít do nguồn tạng hiến hiếm hoi, chỉ từ người cho sống. Năm 2024, con số này là 10 ca. Đây là một trong những rào cản rất lớn để thực hiện nhiều ca ghép thận nói riêng và ghép tạng nói chung.
Mỗi tháng có 2 trẻ t.ử von.g do không được ghép gan
Số trẻ chờ ghép gan tại Bệnh viện Nhi đồng 2 lên đến hơn 100 bé nhưng nguồn tạng vô cùng khan hiếm.
Dù bệnh viện đã cố gắng tăng số ca ghép nhưng trung bình mỗi tháng có khoảng 2 bé t.ử von.g do suy gan giai đoạn cuối.
Chia sẻ thông tin với báo chí sáng nay (17/10), BSCK2 Nguyễn Hồng Vân Khánh - Phó khoa Gan Mật Tụy - Ghép gan, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho biết, kể từ khi được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện tự chủ ghép tạng, trong 3 năm 2021- 2024, có 28 ca ghép gan đã được thực hiện, trong khi 15 năm trước (2005 - 2020) bệnh viện chỉ triển khai được 13 ca.
Hiện nay, mỗi năm bệnh viện thực hiện trung bình 10-14 ca ghép gan, đặc biệt trong tuần cuối tháng 8, có 3 ca ghép được thực hiện liên tiếp.
Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ về các ca ghép tạng ngày 17/10. Ảnh: Bạch Dương
Theo TS.BS Trần Thanh Trí - Trưởng khoa Gan Mật Tụy - Ghép gan, 3 ca được thực hiện liên tục vào các ngày 26, 28 và 30/8. Các bé đều trong tình trạng xơ gan, teo ống mật, dù đã thực hiện phẫu thuật Kasai (dùng một đoạn ruột thế chỗ ống mật nối với rốn gan, giúp thoát mật được sản xuất từ gan) nhưng tình trạng vẫn rất nặng, chỉ ghép gan mới có cơ hội sống.
Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện liên tiếp 3 ca ghép gan trong một tuần. BS Trí cho biết, quá trình chuẩn bị phải rất đồng bộ, từ 2 phòng mổ, ê kíp phẫu thuật (khoảng 50 người/ca) đến cả quá trình hậu phẫu phức tạp và kéo dài.
"Mặc dù đã đẩy nhanh tốc độ nhưng hiện nay bệnh viện có khoảng 100 ca chờ ghép gan, 70 ca chờ ghép thận. Mỗi tháng trung bình có 2 bé t.ử von.g do suy gan giai đoạn cuối mà không có nguồn tạng để ghép" - bác sĩ Vân Khánh chia sẻ.
Một ca ghép gan tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: BVCC
Theo BS Trần Thanh Trí, khó khăn lớn nhất chính là nguồn tạng rất khan hiếm. Hiện nay, nguồn gan và thận ghép cho trẻ chủ yếu do người thân trong gia đình hiến, nguồn tạng từ người cho chế.t não rất ít. Bệnh viện đã nhiều lần đề xuất người từ 11-18 tuổ.i chết não được hiến tạng nhưng do chưa được đưa vào luật nên không thực hiện được.
Hiện Bệnh viện Nhi đồng 2 là cơ sở duy nhất phía Nam triển khai ghép tạng cho tr.ẻ e.m. Chi phí một ca ghép gan tại bệnh viện sau khi trừ bảo hiểm y tế, dao động khoảng 300 - 500 triệu đồng.
Dự kiến trong tháng 11 tới, bệnh viện sẽ thực hiện tiếp 4 ca ghép gan.
Nguyên nhân khiến nhiều người trẻ mắc suy thận Theo các bác sĩ, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ... đang là những yếu tố thúc đẩy, gia tăng người mắc bệnh suy thận mạn. Suy thận từ tuổ.i thiếu niên Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc má.u, Bệnh viện Bạch Mai có khoảng 160-180 bệnh nhân thận đang điều trị nội trú. Trung bình mỗi ngày, nơi đây...