Vị bác sĩ bật khóc, ôm mẹ lần cuối khi hiến giác mạc của bà cho y học
Khi mẹ qua đời, nén đau buồn, người bác sĩ chuyên khoa mắt quyết định gọi điện đến Ngân hàng mô để hiến giác mạc của bà.
Khi giác mạc được lấy xong, anh ôm mẹ lần cuối, bật khóc…
Sáng sớm ngày 25/9, Ngân hàng Mô – Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 nhận được điện thoại thông báo, người con trai muốn hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người bệnh mù lòa.
Ngay lập tức, các ekip của Ngân hàng Mô khởi động, nhanh chóng di chuyển đến tận nơi để lấy giác mạc.
Người hiến giác mạc là cụ bà 75 tuổ.i, qua đời lúc 5h18 sáng 25/9. Người gọi điện đến Ngân hàng Mô, bày tỏ muốn hiến giác mạc của mẹ là bác sĩ quân y, TS.BS Nguyễn Lê Trung, Phó Chủ nhiệm khoa mắt Bệnh viện Quân y 103.
Trong suốt quá trình lấy giác mạc, người con trai đứng lặng lẽ một góc phòng (Ảnh: T.D).
Cán bộ Ngân hàng Mô chia sẻ: “Trong suốt quá trình thu nhận, người con trai cụ chỉ đứng lặng lẽ quan sát từ một góc phòng. Chỉ đến khi các kỹ thuật viên đã lấy giác mạc xong, người con trai ấy mới lại gần, đặt tay lên mái tóc của mẹ, rồi ôm lấy mẹ mà bật khóc… Anh ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người khác”.
Video đang HOT
Được biết, mẹ của bác sĩ Trung là Đại úy Lê Thị Hồng Minh, nguyên nhân viên khoa dược tại Bệnh viện Quân y 103.
Trước khi mất, bà đã bày tỏ di nguyện muốn hiến tặng giác mạc của mình để giúp đỡ những bệnh nhân mù lòa. Con trai bà là bác sĩ chuyên khoa mắt, đã kìm nén nỗi đau mất mẹ để thực hiện di nguyện cao cả này.
Anh ôm chầm lấy mẹ lần cuối, khi giác mạc của mẹ đã được lấy (Ảnh: T.D).
Giác mạc của Đại úy Minh đã được ghép thành công cho 2 bệnh nhân, ở 2 bệnh viện khác nhau.
Theo thống kê, tại Việt Nam có hơn 30.000 người mù vì bệnh lý giác mạc, họ cần được thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng.
Trong giai đoạn 2007-2023, cả nước có 45.000 đăng ký hiến tặng giác mạc, trong đó đã có 963 người tặng giác mạc sau khi qua đời của 20 tỉnh thành trong cả nước, người hiến nhỏ tuổ.i nhất là cháu bé 4 tuổ.i và lớn tuổ.i nhất là cụ già hơn 107 tuổ.i.
Tuy nhiên, con số ghép được là rất ít ỏi. Hàng dài bệnh nhân phải chờ đợi 5-6 năm vẫn không có nguồn giác mạc để hiến. Vẫn có hàng trăm nghìn bệnh nhân đang phải chấp nhận sống trong cảnh mù lòa, chờ đợi vào nguồn giác mạc duy nhất từ người hiến sau khi qua đời.
Trong số bệnh nhân chờ ghép giác mạc, nhiều nhất là ở độ tuổ.i 30-60, có cả tr.ẻ e.m. Các bác sĩ kêu gọi người dân trong cộng đồng đăng kí hiến giác mạc nếu không may qua đời.
Việc lấy giác mạc không ảnh hưởng gì đến hình thể đôi mắt. Một người hiến giác mạc có thể đem lại ánh sáng cho 2 người (Ảnh: T.D).
Giác mạc chỉ được thu nhận sau khi người hiến tặng qua đời. Thời gian tốt nhất để lấy giác mạc là trong khoảng 6-8 giờ sau khi người hiến mất.
Bất cứ ai cũng có thể hiến giác mạc sau khi qua đời, không phụ thuộc vào tuổ.i tác, giới tính. Những người có thị lực kém và ngay cả những người mắc bệnh nan y như ung thư hay đái tháo đường… vẫn có thể hiến tặng giác mạc.
Tín hiệu tích cực từ nữ bác sĩ bị tấm kính đổ vào người tại The Coffee House
Sau khi chuyển từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở 1 sang nơi phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đang được kỹ thuật viên hướng dẫn tập ngồi.
Ngày 8/6, trao đổi với báo VietNamNet, ông Hoàng Văn Thành (bố của bác sĩ Hoàng Minh Lý, nạ.n nhâ.n trong vụ tấm kính đổ vào người tại quán cà phê The Coffee House, Thái Hà, Hà Nội) cho biết, sau hơn 2 tuần chuyển sang điều trị phục hồi chức năng, tình trạng sức khỏe của bác sĩ Lý cải thiện hơn rất nhiều.
Hằng ngày, nữ bác sĩ được các chuyên gia phục hồi chức năng hướng dẫn tập ngồi. Tuy nhiên, việc phục hồi cần nhiều thời gian, hiện cô có thể ngồi được vài chục phút.
Trước đó, nữ bác sĩ bị sốt do nhiễm khuẩn, tình trạng đã cải thiện hơn nhưng chưa ăn được nhiều.
Bố của bác sĩ Lý thuê trọ gần Trường Đại học Y Hà Nội để tiện chăm con. Mẹ của bác sĩ Lý đã chụp PET/CT, xong đợt điều trị ung thư, chờ thủ tục ra viện.
Ông Thành chăm sóc con gái tại bệnh viện. Ảnh: Phương Thúy.
Gần 50 ngày ra Hà Nội chăm sóc con bị ta.i nạ.n, ông Thành cho biết thời gian nghỉ phép của năm 2024-2025 đã hết. Ông phải quay về đơn vị và nhờ người thân ra hỗ trợ chăm con. Những ngày qua, đơn vị đã ưu tiên ứng phép trước cho ông. Tuy nhiên, người cha vẫn lo lắng hành trình phục hồi chức năng của con gái cần rất nhiều thời gian.
Bác sĩ Trần Quang Trung - Khoa Ngoại Thần kinh - Cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thông tin, do bác sĩ Lý bị thương nặng nhất vùng cột sống, tủy sống, liệt hai chân nên đòi hỏi thời gian phục hồi chức năng lâu dài và sự cố gắng của chính người bệnh. Bác sĩ Lý nỗ lực tập ngồi để tránh viêm phổi và dính màng phổi. Hiện tại, cô vẫn có tình trạng khó thở, nhanh mệt hơn.
Tối 20/4, nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý (công tác tại Khoa Xạ 5, Bệnh viện K, Hà Nội) ngồi uống nước cùng với bạn tại quán cà phê The Coffee House (Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội). Bất ngờ trời mưa, gió to khiến tấm kính đổ sập đè vào người của cô. Sau ta.i nạ.n, bác sĩ Lý bị thương nặng nhất được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Nữ bác sĩ nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, tổn thương cột sống ngực, bụng gây liệt hai chân, đại, tiểu tiện mất tự chủ. Sau khi hồi sức tích cực, cô trải qua 2 cuộc phẫu thuật vá cơ hoành và cố định lại cột sống, giải ép tủy. Ngày 23/5, cô được chuyển sang Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở 2 tại Hoàng Mai để tập phục hồi chức năng.
Gặp nạn đêm Giao thừa, n.ữ sin.h phải bay gấp vào TP.HCM để cứu đôi mắt N.ữ sin.h 18 tuổ.i ở Gia Lai bị một quả pháo bắ.n vào mắt gây bỏng nặng giác mạc. Bệnh nhân buộc phải bay vào TP.HCM ngay trong đêm Giao thừa để phẫu thuật gấp. Đang trên đường đi đón Giao thừa, N.H.N (18 tuổ.i, trú tại phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) gặp một đám đông đang đốt pháo. N....