Cúm mùa gia tăng, người dân không chủ quan
Theo thông tin từ Sở Y tế, từ đầu tháng 11/2023 đến nay, số ca mắc cúm mùa tăng đột biến, các cơ sở y tế trên địa bàn tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đến khám và điều trị mỗi ngày.
Trong đó, cúm A có số người mắc cao nhất, thường gặp ở trẻ em và người cao tuổi.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn thăm khám cho bệnh nhân mắc Cúm A tại Khoa truyền nhiễm
Ngày 11/12, cháu Nông Nhật Khương (8 tuổi ở xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc) được đưa vào Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn điều trị trong tình trạng đau họng, sốt cao trên 39 độ, co giật, có kết quả test dương tính với virut Cúm A. Sau 2 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã cắt được sốt, đến nay sức khỏe của cháu tốt dần lên và tiếp tục được theo dõi, điều trị.
Còn trường hợp bệnh nhân Hoàng Thị Kim Huệ ( thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn) được nhập viện điều trị với các biểu hiện của viêm đường hô hấp cấp, sốt cao, sốt liên tục, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, viêm họng, thở nặng nhọc, thở nhanh bất thường, chóng mặt, co kéo các cơ hô hấp. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị cúm A, viêm phổi cấp đã chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết và điều trị theo phác đồ. Anh Hoàng Thọ Hào, người nhà bệnh nhân thông tin: Con tôi sốt cao, chán ăn, mệt mỏi. Tôi cho cháu uống thuốc hạ sốt nhưng không đáp ứng, tôi đưa cháu nhập viện Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn. Nhờ bác sĩ điều trị kịp thời nên sức khỏe của cháu đã dần ổn định, ăn uống được.
Trên đây chỉ là 2 trong số 17 trường hợp mắc bệnh Cúm A đang được điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Được biết, từ đầu tháng 11 đến nay, bình quân mỗi ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận từ 7 đến 10 bệnh nhân đến khám, điều trị các bệnh liên quan đến cúm mùa (phần lớn là cúm A) tăng gấp 5 lần so với trước đây. Bác sĩ Nguyễn Quang Lương, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn phân tích: Hiện nay, thời tiết đang chuyển mùa, thay đổi thất thường, tạo thuận lợi cho vi rút phát triển, đặc biệt là vi rút cúm. Theo đó, số bệnh nhân mắc cúm A gia tăng. Những bệnh nhân mắc cúm liên quan đến họng sẽ được kê đơn điều trị ngoại trú. Những bệnh nhân mắc cúm kèm viêm phổi, viêm tiểu cầu phế quản sẽ điều trị nội trú tại khoa. Đây là bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan nên khoa đã bố trí các bệnh nhân mắc cúm ở cùng phòng để hạn chế lây nhiễm chéo và tăng cường giám sát, theo dõi từng ca bệnh để điều chỉnh thuốc phù hợp, nâng cao hiệu quả điều trị. Khoa có 9 phòng bệnh thì có 5 phòng đang điều trị cho bệnh nhân mắc cúm.
Qua ghi nhận của phóng viên, tại các trung tâm y tế tuyến huyện, phòng khám tư nhân, số bệnh nhân đến khám, điều trị với các triệu chứng của bệnh cúm A cũng gia tăng. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu tháng 11/2023 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 700 ca bệnh cúm, tăng 98 ca so với cùng kỳ năm 2022. Trước tình trạng đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chỉ đạo trung tâm y tế các huyện, thành phố về việc tăng cường giám sát và phòng, chống bệnh cúm mùa. Theo đó, yêu cầu trung tâm y tế các huyện, thành phố tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm mùa tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt tại các khu vực nguy cơ cao để kịp thời xử lý sớm các khu vực có nhiều bệnh nhân, hạn chế thấp nhất số ca mắc bệnh và tử vong. Đồng thời rà soát, kiện toàn lại các đội đáp ứng nhanh phòng, chống dịch, chuẩn bị đầy đủ cơ số trang thiết bị phòng, chống dịch để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi dịch lây lan trên địa bàn; tăng cường công tác truyền thông các biện pháp phòng, chống dịch…
Bác sĩ Dương Anh Dũng, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo: Hiện bệnh cúm mùa đang bùng phát ở nhiều nơi. Bệnh cúm có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với cảm thông thường, do đó rất nhiều người chủ quan, xem nhẹ, không điều trị hoặc điều trị trễ khi bệnh chuyển nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm đường hô hấp như: viêm phổi, suy hô hấp. Do đó, người dân không nên chủ quan, nên đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế đến nơi đông người để tránh bị lây nhiễm. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc -xin phòng cúm và cần tiêm mũi nhắc lại hằng năm.
Viêm mũi xoang khi nào cần phải đi khám ngay?
Viêm mũi xoang là vấn đề thường gặp, hầu hết sẽ tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần nếu được chăm sóc và dùng thuốc đúng cách.
Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hại nếu người bệnh chủ quan không đi khám.
Theo thống kê viêm mũi xoang chiếm 30 - 40% trong số các bệnh nhân đến khám tai mũi họng và khoảng 85% bệnh nhân viêm mũi xoang chỉ cần điều trị ngoại trú. Bệnh chủ yếu gặp ở người lớn, tuy nhiên cũng có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường có biểu hiện hắt xì, ngứa mũi, nghẹt mũi, đau nhức, chảy dịch, điếc mũi, đau ở trán hay hốc mắt, đau tai.
Video đang HOT
Viêm mũi xoang có các mức độ sau
- Viêm xoang cấp tính bắt đầu đột ngột và kéo dài 1 - 2 tuần sau khi nhiễm virus. Trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm xoang cấp tính có thể kéo dài từ 2 - 4 tuần. Nhiễm trùng thường là một phần của cảm lạnh, cảm cúm hoặc các bệnh đường hô hấp khác.
- Viêm xoang bán cấp có thể kéo dài đến 3 tháng, từ 4 đến 12 tuần. Tình trạng này thường xảy ra với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc dị ứng theo mùa, được xem là giai đoạn chuyển tiếp từ viêm xoang cấp sang viêm xoang mạn.
- Viêm xoang mạn tính kéo dài trên 3 tháng hoặc tiếp tục tái phát. Viêm xoang mạn tính có thể xảy ra do nhiễm khuẩn, nhưng chủ yếu do dị ứng dai dẳng hoặc các vấn đề về cấu trúc mũi (ví dụ: Polyp mũi, lệch vách ngăn mũi).
Các biểu hiện của viêm mũi xoang
Ở giai đoạn đầu triệu chứng của viêm mũi xoang có biểu hiện khá giống với bệnh cảm lạnh, viêm mũi, nên thường khiến người bệnh chủ quan không đi khám.
- Biểu hiện nghẹt mũi
Nhiễm trùng gây sưng xoang, niêm mạc mũi đỏ và phù nề, gây ngạt mũi và tắc nghẽn, hạn chế khả năng thở bằng mũi. Nghẹt mũi dẫn đến ngửi kém hoặc mất ngửi.
- Đau đầu do xoang
Bên cạnh đau nhức tai, đau răng, đau hàm và má, áp lực và sưng tấy xoang có thể gây đau đầu. Cơn đau đầu do viêm xoang nặng hơn vào buổi sáng, vì chất nhầy tích tụ trong xoang suốt đêm.
Khi thay đổi áp suất (đi lên cao, đi máy bay, lặn dưới biển) tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa không khí và các xoang, có thể khiến cho cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn.
- Ngứa cổ họng và ho
Khi dịch từ xoang chảy xuống phía sau cổ họng, nó có thể gây ho và ho dai dẳng, đặc biệt là vào ban đêm khi nằm ngủ hoặc buổi sáng sau khi thức dậy. Tình trạng này có thể gây khó ngủ. Hãy nằm thẳng và kê cao đầu khi ngủ để giảm bớt triệu chứng này.
- Biểu hiện đau họng và khàn giọng
Khi chất nhầy chảy xuống sau cổ họng có thể gây đau rát cổ họng. Ban đầu nó chỉ gây nhột và ngứa. Nhưng khi tình trạng nhiễm trùng kéo dài trong vài tuần hoặc hơn, chất nhầy có thể gây kích ứng và làm viêm cổ họng, dẫn đến đau họng và khàn giọng.
Viêm mũi xoang là vấn đề thường gặp. Ảnh minh họa.
- Xuất hiện đau xoang
Đau xoang (đau và nhức vùng mặt) là một triệu chứng phổ biến của bệnh viêm xoang. Tình trạng viêm và sưng tấy khiến các xoang đau nhức. Thông thường cơn đau do viêm xoang cấp tính gây ra sẽ nghiêm trọng hơn. Xoang tại một vị trí có thể ảnh hưởng đến vùng xung quanh gây đau, sưng và đỏ.
- Viêm xoang hàm gây đau ở vùng mặt trước xoang hàm, đau răng và nhức vùng trán.
- Viêm xoang trán gây đau nhức ở vùng trán.
- Viêm xoang sàng gây ra đau đằng sau và giữa hai mắt, nhức vùng trán, viêm tấy quanh ổ mắt và chảy nước mắt.
- Viêm xoang bướm ít gây đau cục bộ hơn.
- Xuất hiện chảy nước mũi.
Các dịch trong xoang bị nhiễm trùng có thể chảy vào đường mũi, khiến người bệnh sổ mũi liên tục. Nước mũi có thể màu trắng đục, màu xanh hoặc vàng. Dịch nhầy cũng có thể đi qua mũi và chảy xuống phía sau cổ họng.
Ngoài ra, viêm mũi xoang có thể gây ra một số triệu chứng khác như: Sốt và ớn lạnh, hơi thở hôi, viêm tấy quanh ổ mắt, đau răng và đau nhức tai.
Viêm mũi xoang khi nào cần đi khám?
Trên thực tế khi bị viêm mũi xoang nhiều người cho rằng chỉ là bệnh nhẹ, chắc do cảm cúm hoặc thay đổi thời tiết, nên thường chủ quan không đi khám. Và nghĩ nếu viêm mũi do virus thường sẽ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau vùng mặt kéo dài hơn 10 ngày, bị sốt cao hoặc nhiễm trùng tái phát, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị. Điều trị sớm và dứt điểm sẽ giúp ngăn ngừa viêm xoang chuyển thành mạn tính và gây biến chứng.
Viêm mũi xoang nặng nếu không được điều trị có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm nhiễm ổ mắt: Phù nề, viêm nhiễm ở mi mắt, viêm mô tế bào ổ mắt.
- Viêm màng não.
- Áp xe ngoài màng cứng, cuối cùng có thể dẫn tới áp xe não.
- Tắc tĩnh mạch xoang hang, có thể dẫn đến liệt mắt và mù lòa.
Biến chứng do viêm mũi xoang dễ xảy ra hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch, có bệnh lý nền (đặc biệt là bệnh đáo tháo đường), bị polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi hay nhiễm cầu khuẩn Streptococcus, Stapylocossus...
Tóm lại: Viêm mũi xoang có thể điều trị được và hầu hết mọi người sẽ tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần nếu được chăm sóc và dùng thuốc đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp bị viêm xoang mạn tính hoặc tái phát nhiều lần, cần đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không điều trị theo mách bảo để tránh nguy hại tới sức khỏe.
8 món ăn bài thuốc nên dùng khi bị cảm cúm Cảm lạnh và cúm là những chứng bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Một số loại dược liệu như tía tô, sả, gừng, mật ong... có thể được sử dụng trong chế biến các món ăn giúp giải cảm cho cơ thể. Đa số bệnh cảm lạnh và cúm có thể tự khỏi, tuy nhiên...