Cục Y tế dự phòng: Uống rượu bia rồi lái xe, không có ngưỡng nào là an toàn
Theo Cục Y tế dự phòng, 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml; 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml; hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%), vì thế chỉ cần uống một ngụm nhỏ rượu bia cũng có thể gây hậu quả…
Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn của lái xe tham gia giao thông
Trước nhiều thông tin liên quan đến quy định mới về xử phạt “nồng độ cồn” theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế vừa đưa khuyến cáo khẳng định: Uống rượu bia không có ngưỡng nào là an toàn.
Theo Cục Y tế dự phòng,khi nói đến tác hại của rượu bia, mọi người thường nghĩ ngay đến tai nạn giao thông và rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, trong thực tế, hậu quả của uống rượu, bia đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều.
Cục Y tế dự phòng dẫn số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2016, Việt Nam có tổng cộng 549.000 ca tử vong do mọi nguyên nhân thì trong đó rượu, bia được quy cho là nguyên nhân gây ra khoảng 39.000 ca, chiếm 7,2% tổng số tử vong.
Vậy rượu, bia gây hại cho người sử dụng như thế nào? Uống rượu bia ở mức nào là nguy hại sức khỏe? Cục Y tế dự phòng cho biết, tác hại của rượu bia chính là do chất cồn (ethanol) gây ra và trong thực tế không thể có được một tiêu chuẩn chung uống bao nhiêu là có hại.
Video đang HOT
“Việc dung nạp và nguy cơ do uống rượu bia khác nhau phụ thuộc vào tuổi, giới tính, các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống rượu, bia khác nhau. Nói một cách khác, không có mức độ uống rượu, bia nào là an toàn. Các bằng chứng khoa học cho thấy uống một lượng rất nhỏ rượu, bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định” – Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.
Tiếp tục dẫn công bố của WHO, Cục Y tế dự phòng cho biết, những rối loạn chức năng của cơ thể xuất hiện ngay từ khi uống một lượng rất nhỏ rượu bia.
Cụ thể, một người có nồng độ cồn trong máu =0,01g/dl, tương đương với việc mới chỉ uống một ngụm rượu hoặc lon bia thôi, thì đã bắt đầu có các rối loạn như: giảm các chức năng của não bộ trung tâm, tăng hưng phấn, thiếu kiềm chế, rối loạn điều chỉnh phối hợp động tác, động tác không nhất quán, từ đó ảnh hưởng đến kiểm soát tốc độ, duy trì hướng, phản xạ phanh… trong khi điều khiển phương tiện giao thông.
“Vì vậy uống rượu bia trước và trong khi lái xe làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông, dẫn đến tử vong hoặc tàn phế nặng nề” – Cục Y tế dự phòng nêu rõ.
Từ phân tích đó, cơ quan này khuyến cáo mọi tổ chức, cá nhân tuân thủ thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia; hạn chế uống rượu, bia.
Trong trường hợp có uống thì không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên.
Cục Y tế dự phòng nêu rõ: Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Theo anninhthudo
Thông tin mới nhất về dịch bệnh SARS
Vừa qua, Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (PHEOC) đặt tại Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế đã chức họp nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh SARS, rà soát các hoạt động đáp ứng và đề xuất các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp trong thời gian tới.
Kết quả điều tra cho thấy chưa có bằng chứng rõ ràng về việc lây truyền từ người sang người và cũng chưa ghi nhận trường hợp cán bộ y tế nào bị nhiễm bệnh. Ảnh minh họa: Internet
Cuộc họp có sự tham gia của đại diện từ các Vụ/Cục thuộc Bộ Y tế, Văn phòng đáp ứng khẩn cấp y tế công cộng khu vực đặt tại 04 Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, các cơ quan liên quan và chuyên gia từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa kỳ (CDC), Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO).
Đến nay, các chuyên gia ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc đã ghi nhận 59 trường hợp mắc bệnh viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân, chưa thể khẳng định đây là dịch bệnh SARS, trong đó có 07 trường hợp nặng, 02 trường hợp đã hồi phục hoàn toàn và chưa có trường hợp tử vong.
Kết quả điều tra cho thấy chưa có bằng chứng rõ ràng về việc lây truyền từ người sang người và cũng chưa ghi nhận trường hợp cán bộ y tế nào bị nhiễm bệnh. WHO thông tin, kết quả xét nghiệm đã loại trừ các tác nhân gây bệnh như cúm, Adenovirus, cúm gia cầm, SARS và hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV).
Các chuyên gia đầu ngành chỉ đạo đẩy mạnh việc giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu. Ảnh minh họa: Internet
Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Tuy nhiên, trong dịp Tết, việc giao lưu đi lại giữa các nước gia tăng, nguy cơ dịch bệnh lây truyền vào Việt Nam là hoàn toàn có thể. Do đó, cần thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Các chuyên gia thống nhất việc phối hợp với WHO, các tổ chức quốc tế theo dõi chặt chẽ và cập nhật thường xuyên thông tin tình hình dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông đến người dân, cộng đồng và các đối tượng có nguy cơ về từ vùng dịch, khuyến cáo người dân không để hoang mang, lo lắng.
Tại cuộc họp, các chuyên gia đầu ngành chỉ đạo đẩy mạnh việc giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, đặc biệt lưu ý đến các trường hợp có tiền sử về từ vùng dịch, kịp thời phát hiện và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng. Ngành Y tế luôn phải duy trì hoạt động của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam tại Bộ Y tế và tại 04 Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur. Đồng thời, ta cần xây dựng kế hoạch, tổ chức đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại một số địa phương nơi có cửa khẩu lớn và có đường biên giới giáp với Trung Quốc.
Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO và các tổ chức quốc tế để cập nhật tình hình dịch bệnh để chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
Theo viettimes
Vụ người Trung Quốc mắc viêm phổi lạ: Đà Nẵng khởi động quy trình chống dịch nhóm A Trước diễn biến của bệnh viêm phổi lạ đến từ Trung Quốc, Sở Y tế Đà Nẵng đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật khởi động quy trình chống dịch nhóm A, đặc biệt quan tâm tại các cửa khẩu, nhất là khách du lịch Trung Quốc vào Đà Nẵng. Sân bay Đà Nẵng được Sở Y tế đưa vào tầm...