Cụ bà 103 tuổi khỏi Covid-19 chỉ sau 6 ngày điều trị
Một cụ bà 103 tuổi bị chẩn đoán mắc Covid-19 trong tình trạng nguy kịch vào ngày 1/3. Tuy nhiên, bà đã hồi phục trong vòng chưa đầy một tuần và được xuất viện vào hôm 10/3.
Theo trang Independent, bệnh nhân là một cụ bà 103 tuổi bị chẩn đoán mắc Covid-19 trong tình trạng nguy kịch vào ngày 1/3. Tuy nhiên, bà đã hồi phục trong vòng chưa đầy một tuần và được xuất viện vào hôm 10/3. Bà trở thành bệnh nhân mắc Covid-19 lớn tuổi nhất từng hồi phục ở Trung Quốc. Người giữ kỷ lục này trước đó là một bênh nhân 101 tuổi.
Bệnh nhân là một cụ bà 103 tuổi bị chẩn đoán mắc Covid-19 trong tình trạng nguy kịch vào ngày 1/3.
Trong thời gian điều trị, các y tá luân phiên nhau cho cụ bà ăn và thay tã giúp.
Cụ bà đã hồi phục rất nhanh vì không phát hiện bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào mặc dù bà bị viêm phế quản mãn tính nhẹ. Khi được đưa đến Bệnh viện liên kết Lý Nguyên thuộc Đại học Y khoa Đồng Tế, bệnh nhân đã gặp khó khăn trong việc giao tiếp với các bác sĩ. Trong thời gian điều trị, các y tá luân phiên nhau cho cụ bà ăn và thay tã giúp. Đội ngũ y tế đã chăm sóc bệnh nhân lớn tuổi suốt ngày lẫn đêm kèm theo trị liệu dinh dưỡng. Các y tá cũng chia sẻ rằng bà thích những lời khen ngợi và sẽ mỉm cười gật đầu mỗi khi họ khen rằng bà thật đẹp lão.
Theo saostar
Video đang HOT
Bác sĩ điều trị 2 cha con người Trung Quốc mắc Covid-19 'bày' cách chống lây
Được sự đồng ý của TS-BS Lê Quốc Hùng- Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới Bệnh viện Chợ Rẫy- người góp công lớn trong điều trị thành công cho hai cha con ở Vũ Hán mắc Covid-19 nhập viện Chợ Rẫy thời gian qua, Tiền Phong xin chia sẻ kinh nghiệm về phòng dịch Covid-19 từ vị bác sĩ này.
Cũng giống như các loại virus gây viêm đường hô hấp khác SASR-COV-19 có cơ chế nhiễm và gây bệnh như sau:
I. Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế chu trình phát triển dược lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Giai đoạn này là giai đoạn ủ bệnh.
II. Đến một lúc nào đó (tuỳ thuộc vào sức khỏe mỗi người) số lượng virus đủ lớn phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người thì bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh.
Cách súc họng mang lại hiệu quả trong phòng dịch
Như vậy, trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác.
Để phòng tránh bị nhiễm bệnh (hay lây truyền cho người khác) chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình. Đó là những phương pháp tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh trên 2m, đeo khẩu trang (bất cứ loại nào), thường xuyên rửa tay... Như khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, kinh nghiệm của bản thân tôi thì còn một nút chặn sau cùng phòng khi những biện pháp trên bị bỏ qua. Đây là nút chặn vô cùng quan trọng mặc dù cũng đã được nhắc tới nhưng có thể việc thực hiện chưa đúng và đủ.
Nút chặn sau cùng đó là việc xúc họng với dung dịch sát khuẩn. Một khi virus vượt qua được những bức "tường lửa" nêu trên thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ đón sẵn để tiêu diệt nó. Và khi các virus sau khi nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài thì dung dịch sát khuẩn cũng đợi sẵn để tiêu diệt nó.
Như vậy kể cả người chưa nhiễm và người đã nhiễm thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ là cứu cánh sau cùng phòng chống nhiễm bệnh cũng như phát tán bệnh.
Việc dùng dung dịch sát khuẩn vùng hầu họng để xúc miệng cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả. Có những loại dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt được virus nhưng cũng có những loại không. Và mỗi loại dung dịch có khả năng diệt virus trong những khoảng thời gian khác nhau, có loại kéo dài 1-2 giờ sau khi xúc họng nhưng có loại dài hơn 4 giờ. Các bạn chú ý xem kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tuy nhiên có một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải xúc họng chứ không xúc miệng. Có nghĩa là ráng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.
- Không cần quá nhiều trong một lần xúc, khoảng 5ml là đủ. Càng nhiều các bạn càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.
- Xúc họng trước khi đi ra ngoài, và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên xúc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.
- Trong vùng có dịch thì xúc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.
- Đừng chủ quan nghĩ rằng nút chặn sau cùng này thay thế được các biện pháp khác. Hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả.
Cách súc họng:
Mỗi lần khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng mỗi lần khoảng 15 giây.
Sau khi súc xong để nguyên không súc lại bằng nước.
NGỌC LÂM
Tiền phong
Chốt chặn cuối cùng ngăn virus corona xâm nhập vào cơ thể Trong phòng ngừa lây nhiễm Covid-19, một nút chặn sau cùng đặc biệt quan trọng nhưng thường được thực hiện chưa đúng, chưa đủ. Zing.vn đăng tải bài viết của TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM - người trực tiếp điều trị thành công cho hai cha con người Trung Quốc mắc Covid-19, về chốt...