COVID-19: Những triệu chứng đáng chú ý cả khi đã xét nghiệm âm tính
Đây là những dấu hiệu nhiễm COVID-19 cực kỳ đáng chú ý, kể cả trong trường hợp bạn đã nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus.
Kể từ khi xuất hiện vào tháng 12/2019, đại dịch COVID-19 đã gây ra hơn 3,3 triệu ca tử vong toàn thế giới, với tổng cộng hơn 159 triệu ca nhiễm bệnh trên toàn cầu. COVID-19 có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, với các triệu chứng từ nhẹ cho đến rất nghiêm trọng.
Các báo cáo gần đây cho thấy, nhiều người dù đã nhận kết quả xét nghiệm âm tính sau đó lại xuất hiện các triệu chứng và được chẩn đoán đã nhiễm bệnh. Trường hợp này được xem là “âm tính giả”. Tuy rằng các xét nghiệm, như xét nghiệm RT-PCR tiêu chuẩn, có hiệu quả trong việc phát hiện virus, thực tế cho thấy khả năng chính xác vẫn không thể đạt tối đa 100%. Kết quả xét nghiệm cũng phụ thuộc vào một loạt các yếu tố.
Dưới đây là những triệu chứng đáng lo ngại kể cả khi bạn đã có xét nghiệm âm tính với COVID-19. Trong tình huống xuất hiện những dấu hiệu này, bạn nên lập tức cô lập bản thân và theo dõi sát sao diễn biến sức khỏe của mình.
- Mất khứu giác và vị giác.
Video đang HOT
- Đau họng với những cơn ho liên tục và sốt nặng hơn.
- Sốt và ớn lạnh không giảm ngay cả khi đã dùng thuốc giảm đau và tiếp tục trở nên trầm trọng.
- Mệt mỏi nghiêm trọng khó có thể chịu đựng được.
- Các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn, có thể dẫn đến đau bụng dữ dội và nôn mửa.
Một số xét nghiệm COVID được sử dụng phổ biến nhất là RT-PCR, xét nghiệm kháng thể COVID-19 và xét nghiệm kháng nguyên COVID-19. Trong đó, xét nghiệm RT-PCR hiện được xem là chính xác nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết xét nghiệm RT-PCR chỉ có tỷ lệ nhạy ở mức 60%, phần lớn phụ thuộc vào việc bệnh nhân có được lấy mẫu xét nghiệm đúng cách hay không. Bên cạnh đó, nhiều lý do cũng được đưa ra để giải thích cho việc tại sao một người có thể nhận kết quả xét nghiệm sai lệch.
Dưới đây là những tác nhân có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm COVID-19.
- Xét nghiệm RT-PCR có hiệu quả trong việc phát hiện vi rút nhưng chỉ có tỷ lệ nhạy ở mức 60%.
- Nếu một người được kiểm tra quá sớm, có khả năng là xét nghiệm sẽ không chính xác bởi cơ thể chưa có phản ứng rõ ràng trước mầm bệnh.
- Các báo cáo cho rằng các biến thể COVID-19 mới có thể “qua mặt” và không bị phát hiện bởi các bộ xét nghiệm cơ bản.
Một trong những lý do hàng đầu dẫn đến kết quả sai đơn giản là do sai sót của con người. Cụ thể, xét nghiệm RT-PCR phụ thuộc vào thời gian lấy mẫu thử, cách thức lấy mẫu và thời gian phân tích trong phòng thí nghiệm. Trong quá trình lấy mẫu, nếu công cụ không được sử dụng chính xác hoàn toàn, mẫu thử sẽ không thu thập được đủ tải lượng virus chính xác. Điều tương tự cũng có thể xảy ra nếu mẫu thử không được bảo quản hoặc vận chuyển đúng quy trình.
Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện các triệu chứng như trên, kể cả trong trường hợp đã nhận kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, đây là những điều cần thiết bạn cần làm để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người xung quanh:
- Tự cách ly bản thân với cộng đồng cho đến khi cơ thể cảm thấy khỏe hơn
- Giữ một máy đo oxy và nhiệt kế ở gần để có thể sử dụng ngay nếu cần
- Theo dõi và kiểm tra diễn biến của các triệu chứng thường xuyên.
Tăng nguy cơ trầm cảm ở người mắc COVID-19 bị mất khứu, vị giác
Mất khứu giác và vị giác thường là triệu chứng sớm và lâu dài của COVID-19. Một nghiên cứu mới cho thấy, đối với nhiều người sống sót sau COVID-19 bị mất cảm giác, vị giác lâu dài, họ cũng cảm thấy chán nản.
Trong một cuộc khảo sát dựa trên web được hoàn thành bởi 322 người trưởng thành mắc COVID-19 bị mất khứu giác và vị giác, 56% cho biết cảm thấy giảm hứng thú với cuộc sống và 43% thừa nhận cảm thấy chán nản sau khi mất khứu giác.
Theo tác giả chính của nghiên cứu, TS Daniel Coelho, giáo sư tai mũi họng tại Đại học Virginia Commonwealth, việc mất các giác quan này không chỉ làm người bệnh ăn không ngon, không cảm giác được mùi mà còn tác động nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sự an toàn của người bệnh.
Hơn một nửa số người được hỏi (57%) cho biết họ đã gặp phải ít nhất một vấn đề liên quan đến an toàn do mất khứu giác, chẳng hạn như không thể phát hiện ra khói. 36% đã báo cáo hai hoặc nhiều vấn đề liên quan đến an toàn.
Bên cạnh đó, việc giảm mùi và vị có thể ảnh hưởng đến việc làm, đặc biệt nếu những giác quan đó gắn liền với sinh kế của họ.
Dấu hiệu thay đổi giọng nói cảnh báo nguy cơ mắc Covid-19 Giọng nói của bệnh nhân Covid-19 có thể trở nên rè, trầm hơn, thay đổi cao độ. Hai biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lan truyền không kiểm soát được ở Ấn Độ, góp phần dẫn tới số ca bệnh kỷ lục. Trong thời gian gần đây, đất nước Nam Á liên tục có trên 300.000 bệnh nhân mới mỗi ngày. Một...