COVID-19 làm bệnh hen suyễn ở trẻ em trầm trọng hơn
Các bác sĩ cảnh báo bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể nghiêm trọng hơn sau khi trẻ mắc COVID-19.
Đó là kết luận được đưa ra sau một nghiên cứu với gần 62.000 trẻ em Mỹ mắc hen suyễn và được xét nghiệm PCR trong năm đầu tiên của đại dịch, trong đó có 7.700 ca dương tính với virus SARS-CoV-2.
Theo kết quả nghiên cứu, đăng trên tạp chí dị ứng và miễn dịch học lâm sàng (Journal of Allergy and Clinical Immunology: In Practic), trẻ mắc COVID-19 phải thăm khám, nhập viện vì bệnh hen suyễn nhiều hơn, hoặc thậm chí sử dụng máy trợ thở khẩn cấp và điều trị bằng steroid trong 6 tháng sau khi mắc so với trẻ có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và có tiền sử mắc hen suyễn.
Video đang HOT
Giáo sư Christine Chou, phụ trách sức khỏe trẻ em ở bang California (Mỹ), cho biết ở nhóm trẻ âm tính với SARS-CoV-2, “bệnh hen suyễn được cải thiện trong 6 tháng sau đó, đồng nghĩa với việc ít phải thăm khám khẩn cấp và nhập viện vì hen suyễn và ít phải dùng thuốc điều trị hen suyễn hơn”.
Bà Chou cho biết các nghiên cứu trước đó cho thấy việc kiểm soát bệnh hen suyễn được cải thiện trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19 có thể là nhờ các biện pháp chăm sóc sức khỏe cộng đồng như ở trong nhà và đeo khẩu trang, giúp ngăn phơi nhiễm với các nguyên nhân gây hen suyễn.
Chuyên gia trên lưu ý rằng dù cảm giác chung là trẻ mắc hen suyễn khỏe hơn trong năm đầu đại dịch, nhưng nghiên cứu trên cho thấy “tác động kéo dài hơn của COVID-19 đối với khả năng kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ”.
Bốn triệu chứng của căn bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ nhỏ
Đây là các dấu hiệu thường thấy ở khoảng 170 trẻ em nhiễm căn bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ vừa chia sẻ những triệu chứng của các bệnh nhi mắc dạng viêm gan mới xuất hiện, đó là nôn mửa, tiêu chảy, vàng da, vàng mắt.
Ngày 29/4, CDC Mỹ đã công bố một báo cáo mới, chi tiết về 9 trường hợp được xác nhận mắc bệnh viêm gan do virus adeno được phát hiện tại bang Alabama từ tháng 10/2021 đến tháng 2/2022. Ba bé bị suy gan cấp tính và hai bé phải ghép gan. Tất cả các bệnh nhân dưới 7 tuổi, trong đó có 5 ca là trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi.
(Ảnh minh họa: News-medical)
Các nhà khoa học của WHO cũng bày tỏ lo ngại về sự gia tăng của số ca viêm gan. Một đợt bùng phát tương tự đang xảy ra ở châu Âu. Khoảng 10% trong số những bệnh nhân này phải ghép gan, ít nhất một trẻ em đã tử vong.
Tiến sĩ Philippa Easterbrook, Chương trình viêm gan toàn cầu tại WHO, nhận định, loại "viêm gan nặng này không bình thường" ở trẻ em, đặc biệt "phần lớn những đứa trẻ này trước đây khỏe mạnh". Dường như không có khả năng các thiếu niên trên cùng phơi nhiễm với các chất độc hoặc kim loại có thể gây bệnh.
Theo WHO và CDC Mỹ, các dấu hiệu đầu tiên của dạng viêm gan mới cần cảnh giác ở trẻ nhỏ là nôn mửa và tiêu chảy. Khi bệnh tiến triển, cha mẹ có thể thấy thêm tình trạng vàng da và lòng trắng ở mắt có màu vàng.
Tuy nhiên, những báo cáo về viêm gan nặng ở trẻ em ở Mỹ và châu Âu vẫn còn khá hiếm. Cho đến nay, khoảng 170 trường hợp đã được thống kê, trên 16 quốc gia khác nhau.
Các chuyên gia không biết chính xác nguyên nhân gây ra viêm gan. Nhưng họ nghi ngờ virus adeno 41, đã được phát hiện ở nhiều bệnh nhi, có thể liên quan đến tình trạng này. Tất cả 9 trẻ em ở bang Alabama đều nhiễm virus adeno và ít nhất 7 em có kết quả xét nghiệm dương tính với các mầm bệnh virus khác, bao gồm virus Epstein-Barr, RSV (virus hợp bào hô hấp), và virus Rhino (gây cảm lạnh). Các bệnh nhi trên đều không nhiễm Covid-19.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng sự gia tăng gần đây của Covid-19 ở trẻ em có thể tác động tới đợt bùng phát này khi làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ em để chống lại các mầm bệnh mới khác.
Vì virus lây lan qua tiếp xúc gần, các biện pháp vệ sinh cơ bản, bao gồm rửa tay sạch sẽ, thường xuyên, đeo khẩu trang, giãn cách, đảm bảo phòng thông thoáng cũng được các bác sĩ lâm sàng khuyến cáo đối với bệnh viêm gan này.
TP.HCM: Nhiều bệnh nhân bị sốc nặng do sốt xuất huyết Các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM hiện đang điều trị nhiều trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có nhiều ca bị sốc rất nặng, tổn thương đa cơ quan. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, theo thống kê cho biết từ tháng 3/2022 đến nay, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 80 - 100 bệnh...